Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp

10:45 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Hai, 2019

Ngày xưa chỉ vài chiếc bánh chưng, hộp mứt Tết, dăm ba lạng thịt là cũng có thể thành Tết - những cái Tết đơn sơ nhưng ấm áp, tràn đầy kí ức...

Ngày xưa chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép cũng thành Tết. Trẻ con thì được diện những bộ quần áo mới, được lì xì, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng...

Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người đã đi qua thời gian.

Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày hôm qua…

Cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương.

Từ cảnh mọi người nô nức sắm Tết...

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 1
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 2
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 3
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 4
Mua vải may quần áo cho trẻ con.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 5
Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 6
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 7
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 8
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 9
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 10
Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 11
Quầy bán tranh, hoa Tết...

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 12
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 13
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 14
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.


Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 15
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 16
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.


... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...


Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 17
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 18
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 19

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 21
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 21
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 22
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.

Khi Tết qua đi...

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 23
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.

Chùm ảnh:Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 24
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.

* Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu tham khảo từ các nguồn: TerraGalleria, WordPress, Children and youth in history, LSVN...

Nguồn:Kênh 14
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện lo tết thời bao cấp

    22/01/2020Ngô MinhKhông hiểu tại sao cứ mỗi dịp Tết về tôi lại nôn nao nhớ anh em trong ngành thương nghiệp suốt mấy chục năm thời bao cấp. Thoát khỏi thời "trăm thứ thứ gì cũng phân" vô cùng khó chịu ấy là một giải thoát vĩ đại. Tôi cũng là người đã viết hàng trăm bài báo cổ vũ cho công cuộc đổi mới. Nhưng công bằng mà nói, thời kỳ gian nan ấy, những "cán bộ mậu dịch" đã làm hết sức mình để năm nào cũng lo được cho hàng chục triệu gia đình có một cái Tết đàng hoàng, là chuyện không thể quên…
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Tư duy kinh tế thời bao cấp và phá rào, “những bài học lịch sử từ những mũi đột phá”

    31/03/2010Đặng PhongSau Tư duy kinh tế Việt Nam – Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, xuất bản năm 2008, tái bản năm 2009 với nhiều bổ sung và tên mới Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 – Nhật ký thời bao cấp (Nxb Tri Thức, 476 trang), sử gia kinh tế Đặng Phong đã cho ra tiếp theo ‘Phá rào’ trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới (Nxb Tri Thức 2009, 534 trang).
  • Con người và tư tưởng thời bao cấp

    14/09/2006Vương Trí NhànMặt nghệt ra như mất sổ gạo.Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.Những câu ca dao tục ngữấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồiđược kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”...