Chữ "văn" chữ "báo" khéo là...

02:21 CH @ Chủ Nhật - 03 Tháng Năm, 2009

Tính sơ sơ trong 300 hội viên hội Nhà văn Hà Nội có dễ tới ngót trăm người đang hoặc đã ăn lương ở các tòa soạn. Xửa xừa xưa có các anh Yên Thao, Băng Sơn, Vân Long..., lớp bánh tẻ có Anh Ngọc, Vũ Đình Minh... Mới làm độ mươi năm nay là những Giáng Vân, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái... Đó là một đội ngũ mà đời sống công chức, đời sống văn học của họ có những nét vừa thuận tiện, vừa phức tạp, bổ sung xong lại tước đoạt luôn.

Có câu chuyện cười dân gian rằng cô nàng xinh xẻo nọ yêu một anh chàng đẹp trai, khỏe mạnh nhưng nghèo, lại được một anh sứt môi lồi rốn mà giàu nứt đố mê. Cô mình phân vân, chọn lựa mãi, cuối cùng bố cáo cho thiên hạ biết quyết định của mình. Cô sẽ lấy cả hai, ban ngày ăn cùng anh nhà giàu, tối về nhà anh nghèo ngủ. Chuyện ấy so sánh khá khập khiễng, nhưng lại nhang nhác đời sống của một anh văn nghệ làm báo thế nào.

Là bởi vì tình yêu văn chương, thi tài thì do trời phú, anh nào được sao Văn Xương Văn Khúc trong bản mệnh thì may mắn có ngòi bút phun châu nhả ngọc. Nhưng cái chuyện có nghề, chọn được nghề thì lại không chỉ phụ thuộc vào mình. Chót viết văn, viết thơ mà lại được làm báo thì may mắn rồi còn gì, bởi đều là cầm bút cả. Thời buổi này, báo chí dầu chưa được là đệ tứ quyền lực nhưng cũng đã làm cho người ta cái tự tin mà mạnh mồm mạnh bút lắm. Với tư tưởng xã hội của mình, anh có thể bộc lộ sự yêu ghét chủ quan ra, tạo dựng hay đạp đổ vài giá trị, góp phần định hướng cái này cái nọ. Một nhóm những người văn nghệ ở các tòa soạn tập hợp nhau đã làm thất điên bát đảo những ý đồ xây nhà cao tầng quanh hồ Hoàn Kiếm, trong đó có khách sạn Hà Nội Vàng ở 8 Lê Thái Tổ, công trình "nhốt" tượng vua Lê ở 16 Lý Thái Tổ. Bảo nhau cùng bảo vệ văn hóa dân tộc, họ đã tận dụng cái lợi thế nghề nghiệp của mình để vừa làm đúng tinh thần "chấn hưng" trong các nghị quyết của người lãnh đạo, vừa hả cái riêng của mình.

Đi nhiều, thấy lắm, nhận phong bì khỏe, ăn mòn bát thiên hạ, các nhà báo tích lũy được vốn sống, tinh tường khi va chạm, khiến lịch lãm, khiến tinh khôn. Đó là vài ba cái được nhất định của nghề khi áp dụng vào nghiệp văn. Chưa kể là nghề báo, nhất là ở các báo quảng cáo to còn nuôi được nghiệp văn chương cho anh.

Nhưng mà làm nghề lâu, thấy nó tương phản và tàn phá nghiệp viết không vừa. Trước hết là anh ăn lương thì phải làm báo đã. Đó là một nghề chi li, ngày nào, tuần nào cũng phải trả nợ, nợ một hào cũng phải trả. "3000 chữ cho ngày Nhà giáo nhá". "Phải có xã luận nhân Quốc Khánh đấy". Đó là những mệnh lệnh phải lập tức tuân thủ ở các tòa soạn, không thể bảo tôi đang "yên sĩ phi lý thuần", đợi làm xong bài thơ đã. Chưa kể những chuyện không muốn làm, không nên làm mà vẫn phải làm. Sống giữa suối thông tin, người ta phải nhận bắt, xử lý, viết ra rồi quên ngay, để rồi tiếp nhận thông tin khác. Đấy là chưa nói viết báo là phải nói trắng ra ý mình, hướng dẫn dư luận chứ không mô tả tỉ mỉ, bộc lộ chủ quan qua hành động, hệ thống hình tượng. Dần dà, tư duy làm báo đè ép, người ta nhanh nhậy, tinh khôn hơn, nhưng cứ như là không có ký ức, không có sự chiêm nghiệm. Không có cả tâm trạng.

Thường nghe cụ Đốt bảo nghề báo phá nghề văn. Nhà khoa học Mỹ (tôi quên tên) sáng chế ra máy điện thoại mà không mắc điện thoại trong nhà vì sợ thông tin làm nghèo trí tưởng tượng đi. Trông vào mấy nhà văn lớn, hình như trong giao tiếp, ứng xử, không ít vị có vẻ ấp úng, kém tháo vát hơn đám nhà báo. Là bởi vì còn đang "ngậm" tâm trạng, hình tượng trong lòng, nung nấu dữ lắm nên bên ngoài mới bộc lộ, mới chập chạp, để rồi đổ vào trang văn nó mới mạnh mẽ làm sao.

Hiện tượng Tô Hoài thật độc đáo. Ông viết báo khỏe hơn người trung niên, có bài hay, có bài không hay, nhưng không có bài dở. Ấy thế mà hơi văn phụt ra trong "Cát bụi chân ai" thật đầy đặn, chi tiết nào cũng có tâm trạng, cũng được chiêm nghiệm.

Nhưng đã mấy người được vậy. Cho nên mấy người làm văn thơ đi viết báo phải bảo trọng, tiết kiệm thi tài, viết báo hăng quá nó cụt miếng da lừa đi, đến lúc tỉnh ra thì đã muộn. Cứ âm thầm sống, âm thầm viết là hơn.

1997

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

    16/03/2016Hoàng Ngọc HiếnTrước khi bàn về tác dụng chiều sâu của văn học trong xây dựng nhân cách văn hoá, tôi muốn nêu mấy suy nghĩ về vị thế của văn học đương cố cơ bị nghiêng ngả và có chiều sút kém trong đời sống văn hoá hiện đại. Văn học trước hết là sách, là hình ảnh ngôn từ, là ngôn từ mực đen trên giấy trắng. Mấy thập kỉ nay, văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu, càng tăng sức áp đảo: đó là truyền hình...
  • Con người không chỉ cần sống

    16/11/2009Faulkner (Mỹ)Chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của con người mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ...
  • Nhà văn nói về nghề văn

    22/04/2009Việt Quỳnh (ghi)Nói chung, cứ nhìn vào nhà văn nào mà giàu là tôi đâm ra nghi ngờ. Nghi ngờ là thói xấu, nhưng nghi ngờ trước việc… trái tự nhiên như vậy cũng là lẽ… tự nhiên. (Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo).
  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • Cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết

    15/10/2008Phạm Quang TrungTừ lâu, người ta đã bắt đầu đo lường sự sung túc của con người và xã hội không chỉ bằng GDP (tổng thu nhập ròng quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm ròng quốc dân) mà còn bằng và đặc biệt bằng BNB (hạnh phúc ròng quốc dân). Thật phù hợp với quy luật phát triển của con người và xã hội!
  • Văn chương Việt Nam "mất đáy"

    15/10/2008Nhà văn Nguyễn Việt HàNhững tay lưu manh, những cô gái điếm, con sen thằng ở, đám xích lô ba gác của mọi ngóc ngách đường phố đã hoàn toàn biến mất khỏi tiểu thuyết Việt.
  • Viết là giải đáp

    03/07/2008Ninh HạTôi viết như một cách để thoả mãn đam mê của mình. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra hàng ngày mà không có lời giải đáp. Tôi tìm thấy câu trả lời từ triết lý cuộc sống và muốn chia sẻ với mọi người, thế là tôi viết”. Đó là lời giải thích về chuyện viết lách của ông Tây Christophe Dallot, hiện đang sống tại Việt Nam
  • Con đường văn học

    01/05/2008Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpKhi tôi nhận ra rằng văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết thì không có nghĩa là tôi hạ thấp giá trị văn học. Tôi chỉ vạch ra khía cạnh vô bổ, vô nghĩa của văn học mà thôi. Tôi cũng đã cảnh tỉnh để người viết dè chừng khả năng bị tha hóa về mặt tinh thần, đạo đức khi cầm bút viết...
  • Một năm văn chương và mấy bước đi “hụt hẫng”

    25/01/2008Nguyễn HòaNếu định tính văn chương năm 2007 từ góc nhìn của các giải thưởng vốn được công bố khá sớm thì tôi có thể nói ngay rằng năm qua văn chương nước Việt như đang bị... "mất mùa” cho dù Hội Nhà văn Việt Nam vẫn trao giải thưởng...
  • Biên tập viên thợ hay nghệ sĩ?

    19/06/2007Nguyễn Văn ToạiĐặt vấn đề như vậy liệu có thoả đáng không? Bởi lẽ, thợ, biên tập, kể cả sách lẫn báo, Tạp chí khi đã đạt đến độ tài hoa thì cũng đã mang dấu ấn nghệ sĩ, còn nghệ sĩ, biên tập đích thực thì càng cần phải có tố chất của một người thợ cần cù, hiểu theo nghĩa là sự tinh thông nghề nghiệp.
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Văn chương - văn học năm 2006, chuyển dịch trong sự “nhiễu loạn”?

    04/02/2007Nguyễn HòaTới năm 2006, với những sự kiện - hiện tượng phong phú và đa dạng của nó, tôi lại thấy văn chương - văn học nước nhà như đang phát lộ một vài dấu hiệu chuyển mình. Và vì thế, dường như đâu đó ở cuối con đường, đã le lói một niềm hy vọng?
  • Văn chương 2006 - một nồi canh hẹ

    03/02/2007Ngô Vĩnh BìnhTôi không nói văn chương năm 2006 là năm không có thành tựu: Có chứ, có Cánhđồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư, có những hoạt động "khuấy động phong trào" của Hội...Là thế nên tôi không muốn kết thúc bài báo nhỏ này như là một "vĩ thanh buồn" theo cách nói của một nhà báo khi nói về Giải thưởng năm nay của Hội. Nhưng có điều tôi không thể không nói khi nói về văn chương nước ta năm 2006, đó là năm văn chương rối như một nồi canh hẹ...
  • Tác phẩm lớn, tại sao chưa?

    26/01/2007Chu Văn SơnVì sao văn học hôm nay chưa có tác phẩm lớn? Đây đâu phải vấn đề chỉ trả lời gọn trong một câu mà xong được. Bởi, thực ra, nó là câu hỏi đã và đang tra vấn cả nền văn học này.
  • Đoản vốn

    10/11/2006Nguyễn Vĩnh NguyênCũng như người đi buôn, kẻ bước vào văn chương dĩ nhiên cũng liệu trước ít vốn lận lưng. Cái khó: vốn của người đi buôn, là tiền bạc, đếm được. Còn vốn của khách văn chương thì lại là vốn chữ, vốn văn hoá vốn sống... toàn là thứ vốn khó định lượng. Ở xứ mình, người ta hơi dễ dãi và xuề xoa với hai chữ nhà văn...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ