Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ

09:28 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Mười Hai, 2010

Thưa tiến sĩ Adler;

Một trong những tác phẩm của Gilbert (1) và Sullivan (2) có nói ít nhiều về việc mỗi người sinh ra thì vốn đã là một người tự do hoặc bảo thủ. Nhưng chính xác thì một người “tự do” hay “bảo thủ” là gì? Người ta nói với ông kẻ nọ là tay tự do hay tay bảo thủ, và cho rằng ông sẽ phải tán đồng hoặc phản đối. Nhưng việc cho rằng ông phải tán đồng hay phản đối nghĩa là gì?

J.H.B.

J.H.B. thân mến,

Tại Mỹ ngày nay ít có ai thừa nhận mình là bảo thủ. Hầu hết chúng ta đều muốn người khác coi mình là người theo chủ nghĩa tự do. Một số lãnh tụ chính trị tự nhận mình là người “bảo thủ tự do”, hoặc “tự do bảo thủ”, nhưng họ đều tránh nhãn hiệu “bảo thủ”. Tình thế này khiến ta khó phân biệt ý người ta muốn nói gì khi dùng các thuật ngữ “tự do” và “bảo thủ”.

Tuy nhiên, nếu chú ý lắng nghe, chúng ta sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều cho rằng chữ “tự do” hàm ý một thái độ cởi mở đối với cuộc sống và các ý tưởng, một sự sẵn sàng thay đổi, một sự chào đón đối với những định chế xã hội mới. Và với thuật ngữ “bảo thủ” họ muốn nói tới những quan điểm cố định, sự gắn bó với đời sống và trật tự xã hội sẵn có, đối lập với thay đổi, và “sự xơ cứng tù hãm” nói chung.

Hiện nay chúng ta có xu hướng gắn liền thuật ngữ “tự do” với việc ủng hộ các hành động táo bạo của chính quyền để bảo đảm an sinh kinh tế và xã hội. Nhưng trong quá khứ, người tự do là người tin rằng chính quyền không được can thiệp vào điện trình “tự nhiên” của đời sống kinh tế và xã hội. Chủ nghĩa Tự do hô hào việc giải phóng khỏi sự can thiệp và kềm hãm của chính quyền ngoài mức cần thiết cho trật tự công cộng, sự chừng mực và quốc phòng. Trong lịch sử chính trị châu Âu, chủ nghĩa Tự do đã ủng hộ chính quyền hiến định để chống lại nền quân chủ chuyên chế, và thường chủ trương một xã hội “đa nguyên” bao dung hơn là kiểu cưỡng bách gắn bó với một mô hình đồng nhất của các tập tục và niềm tin.

Lời biện minh cho chủ nghĩa tự do truyền thống được F.A. von Hayek (3) trình bày rất tốt trong tác phẩm The Constitution of Liberty (“Sự Cấu thành Tự do”). Ông ta tin rằng hành động và sự phát triển tự do của cá nhân là phương cách khả dĩ nhất để đạt được lợi ích chung và thực thi các lý tưởng tối hậu của con người. Ông ta chống lại sự áp đặt bất kỳ hình thái trật tự xã hội cố định nào, chống lại việc thủ đắc các đặc quyền, và việc cắt đứt các khả năng mới trong tương lai.

Kết quả là, Hayek bác bỏ cả nỗ lực áp đặt một mô hình xã hội mới - như chủ nghĩa xã hội, chính sách New Deal (4) của Roosevelẹlt hay hình thức nhà nước phúc lợi - lẫn nỗ lực duy trì các trật tự, định chế và đặc quyền cũ. Ông ta tin rằng một xã hội tự do và mở cửa là tốt nhất, bởi vì không phe nhóm nào đủ hiểu biết để định ra một mô hình cho xã hội hoặc có quyền áp đặt quan điểm của họ về việc phải tiến hành những hoạt động của con người ra sao. Sự áp chế sau cùng sẽ thành sa đọa; tự do sau cùng sẽ thanh tẩy.

Thật khó phân biệt kiểu chủ nghĩa tự do này với “chủ nghiã Tân Bảo thủ” được các tác giả như Russell Kirk và Peter Viereck ủng hộ. Những người Tân Bảo thủ này cũng hô hào một sự phát triển tự nhiên, “không can thiệp”, cho trật tự xã hội. Họ cũng chống lại bất kỳ sự quyết định theo lý thuyết, được vạch sẵn một cách có ý thức, đối với cấu trúc và tương lai của cộng đồng.

Tuy nhiên, họ khác biệt với Hayek trong việc nhấn mạnh cộng đồng như một thể đối lập với cá nhân, truyền thống xã hội và sự thống nhất đối lập với biến dị cá nhân, trật tự và phân tầng xã hội đối lập với xã hội “rộng mở”. Họ nhấn mạnh sự khôn ngoan tích lũy thể hiện trong các định chế, tập tục và niềm tin hiện tồn, và ý thức một cách trực giác hơn là sự nắm bắt thông qua tư tưởng thuần lý. Những người tự do như Hayek, ngược lại, tôn trọng và tin tưởng lý trí con người, và xem chủ nghĩa Tân Bảo thủ là “thần bí” và “ngu dân”.

Những người ủng hộ chính sách New Deal lại có khái niệm khác về chuyện làm một người tự do nghĩa là gì. Theo họ, chủ nghĩa tự do ủng hộ sự can thiệp của chính quyền để giải quyết những vấn đề xã hội bức bách vốn quá lớn đến độ các cá nhân riêng lẻ không giải quyết được. Họ cho rằng nghĩa vụ của chính quyền là bảo đảm các quyền chính trị, kinh tế và xã hội căn bản cho mọi người thông qua sự kiểm soát và hoạch định của chính phủ. Họ đặt trọn niềm tin vào ý chí của đa số dân chúng, vốn biện biệt hoàn toàn với sự xét đoán của một thiểu số nhỏ bé.


(1) W.S Gilbert (1836 - 1911): nhà soạn kịch người Anh và
(2) Arthur Sullivan (1842 - 1900): nhà soạn nhạc người Anh là đồng tác giả của nhiều vở nhạc kịch.
(3) Friedrich A. von Hayek (1899 - 1992): nhà kinh tế học người Anh sinh tại Áo, đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1974.
(4) New Deal: những chính sách cải cách về kinh tế và xã hội ở Mỹ những năm 1930 dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt.
(5)Franklin D. Roosevelt (1882 - 1945): tổng thống thứ 32 của nước Mỹ, đặc biệt ông làm tổng thống bốn nhiệm kỳ, lâu hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào.

Nội dung liên quan

  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Suy ngẫm: Hai cách hiểu về “chủ nghĩa cá nhân”

    28/08/2015Nguyễn Ngọc LanhĐã tới lúc nên thay từ “chủ nghĩa cá nhân” bằng chủ nghĩa vị kỷ? Chớ nên tiếc, vì sự thay thế này chẳng liên quan gì tới “bản sắc văn hoá” (là cái chúng ta muốn giữ gìn), cũng chẳng phải sự khác nhau về quan niệm Đông - Tây. Cái chủ nghĩa vị kỷ này không chỉ là kẻ thù của CNXH mà là kẻ thù của cả nhân loại. Có điều, sao nó cứ ngang ngược ở nước ta hơn ở đâu hết.
  • Chủ nghĩa duy lý

    17/09/2009Phạm Phú ĐứcNhà toán học, khoa học và triết học René Descartes là một người Công giáo, ít nhiều tham dự vào cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm giữa Công giáo và Tin lành tại Châu Âu vào đầu thế kỷ 17. Từ kinh nghiệm đau thương đó, ông hiểu được rằng sự khác biệt trong niềm tin tôn giáo đã gây tác hại chia rẽ con người đến mức nào. Qua cảm nhận và nhờ lối suy nghĩ khoa học, Descartes đi đến kết luận rằng chỉ có khả năng lý luận mới giúp được con người vượt qua và chấp nhận những khác biệt.
  • Bước đầu tìm hiểu con người trong triết học của Kant

    01/01/1900Lê Cộng Sự(1724 - 1804), là người sáng lập triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng lớn của nhân loại. Hệ thống triết học của ông bao chứa lượng tri thức phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nhân bản học chiếm vị trí không nhỏ. Ở thời đại văn minh hiện nay, khi có một số quan điểm quá coi trọng những thành tựu khoa học công nghệ, đến mức tuyệt đối hoá những giá trị vật chất, mà xem nhẹ những giá trị tinh thần nhân văn, thì việc tìm hiểu triết học của Kant có thể giúp chúng ta trở về với những quan điểm nhân văn hơn.
  • Về cặp phạm trù “cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

    27/08/2006TS. Phạm Chiến KhuĐối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegellại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất"...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • xem toàn bộ