Chữ Hán là gì?

10:24 SA @ Thứ Tư - 28 Tháng Chín, 2016

Trên Vietnam.net đang có cuộc bàn luận về việc dạy chữ Hán cho học trò. Người tán thành, kẻ phản đối khá sôi nổi. Nhưng nếu có hỏi: “Chữ Hán từ đâu ra?” chắc chắn không có câu trả lời chuẩn xác. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng chỉ có thể nói rằng: “Đó là Giáp cốt văn xuất hiện vào thời Ân Thương, được chỉnh lý ở thời Chu rồi tới thời Tần được chuẩn hóa thành chữ Triện, chữ Lệ…” Nếu hỏi câu nữa: “Vì sao suốt 1400 năm cho tới nhà Hạ, người Trung Quốc không có chữ nhưng sau năm 1300 TCN, khi vua Bàn Canh chiếm đất An Dương của người Dương Việt thì Trung Quốc bỗng nhiên có Giáp cốt văn đã ở dạng trưởng thành?” Không lời đáp!

Tuy nhiên, có sự thật là, từ thập niên 1970, khảo cổ học đã phát hiện những ký tự khắc trên yếm rùa, xương thú, trên gốm, trên đá ở văn hóa Giả Hồ, Hà Nam 9.000 năm trước. Bán Pha, Sơn Tây 6.000 năm trước. Ở Lương Chử, Chiết Giang từ 5.300 năm trước. Ở Cảm Tang, Quảng Tây 4000 đến 6000 năm trước… Các xét nghiệm di truyền học từ những bộ xương tìm được cho thấy, chủ nhân của những ký tự đó là người Lạc Việt.

Nhiều tài liệu di truyền học hiện đại xác nhận, khoảng 40.000 năm trước, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Những tài liệu khảo cổ cho thấy, trên Hoa lục người Việt đã sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ, trong đó có những ký tự đầu tiên. Từ 2.200 năm TCN, do nước biển dâng, kinh đô Lương Chử của nhà nước Xích Quỷ vùng Thái Hồ bị nhận chìm, 565 chữ ở đây bị chôn vùi. Tuy nhiên, chữ tượng hình của người Lạc Việt ở Cảm Tang, Quảng Tây được đưa lên Hà Nam đồng thời được lưu giữ trong một số bộ lạc, trong đó có tộc Thủy. Vào đầu Công nguyên, do cuộc xâm lăng của nhà Tần rồi Hán, bộ lạc này lùi sâu vào sống trong rừng, trở thành một tộc thiểu số, hiện có 340.000 người. May mắn là đồng bào vẫn giữ được chữ và sách do tổ tiên Lạc Việt truyền lại, gọi là Thủy tự cùng Thủy thư, có lối hành văn xuôi theo ngữ pháp Việt. Một di sản của nhân loại, được gọi là văn tự hóa thạch sống.

Từ khảo cứu hơn 10 năm nay, tôi chứng minh rằng, chữ tượng hình thuộc dạng phù tự - chữ dùng cho bói toán, cúng tế của người Lạc Việt, từ Cảm Tang, Quảng Tây khoảng 4.000 năm trước được đưa lên An Dương, Hà Nam. Năm 1.300 TCN, khi chiếm An Dương, nhà Ân phát hiện chữ của người bản địa. Nhận ra giá trị của loại chữ này, chính quyền đã tập hợp những nghệ nhân người Việt, đưa chữ Giáp cốt sang các lĩnh vực sử ký, địa lý, nhân sự…Nhà Chu tiến thêm một bước bằng cách viết chữ trên lụa, thẻ tre. Tiếp đó là công việc của nhà Tần…

Chữ tượng hình là chữ do người Lạc Việt làm ra để ký âm tiếng Việt. Do tiếng nói nhiều mà số chữ làm ra ít nên ban đầu, chỉ có những chữ thông dụng nhất, có ý nghĩa nhất mới được ký tự. Sau đó tăng thêm số tiếng được ký âm bằng cách tạo ra từ đồng âm. Tuy nhiên, “áo không che đủ người’ nên có nhiều tiếng không có chữ. Ta thấy điều này trên đất Việt: do chữ Nho không đủ dùng nên các cụ sáng tạo ra chữ Nôm. Ở Nam Trung Hoa, theo một thống kê, có khoảng 20% tiếng không có chữ, chỉ được trao đổi truyền miệng trong dân gian. Trong khi đó, tại lưu vực Hoàng Hà, những tiếng “không có chữ” bị mai một.

Chữ vuông mà hôm nay ta gọi là chữ Hán, chính là do tổ tiên Lạc Việt của ta chế ra rồi được người Việt trong các vương triều Trung Hoa cải tiến, chuẩn hóa. Từ thời nhà Triệu, chữ vuông được đưa sang nước ta, ông cha ta gọi là chữ Nho hay chữ thánh hiền mà không gọi là chữ Hán. Sở dĩ gọi là từ Hán Việt vì cho rằng chữ của người Hán còn cách đọc của người Việt. Điều này không đúng. Nếu xác định chữ đó của ngưởi Hán thì cách đọc cũng là của họ. Bởi lẽ, theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, đó là tiếng nói của kinh đô Tràng An thời nhà Đường, gọi là Đường âm. Gọi là từ Hán Việt hoàn toàn sai lầm về lịch sử và khoa học.

Do người Lạc Việt là chủ thể làm nên dân cư Trung Hoa nên tiếng Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa. Chữ Việt cũng là chủ thể của chữ viết Trung Hoa. Do người Việt bị mất đất, mất chữ, mất luôn lịch sử nên hàng nghìn năm nay sự thật bị vùi lấp.

Trăm năm trước, khi bắt người An Nam học chữ Quốc ngữ, một học giả phương Tây nói, đại ý: “Chúng ta đã cho người Annam thứ chữ tiện dụng, dễ học, giúp họ bắt nhanh vào đà văn minh nhân loại. Nhưng tôi chắc rằng, sau này con cháu họ sẽ trách chúng ta làm họ cắt đứt với quá khứ của dân tộc họ.” Dự báo đó nay thành hiện thực nhỡn tiền. Không chỉ cắt đứt với quá khứ về văn hóa mà những thế hệ trẻ Việt Nam đang để mất hồn của tiếng nói dân tộc. Chính chữ Nho là nơi giữ hồn của tiếng nói dân tộc còn chữ quốc ngữ chỉ là cái xác vừa nông cạn vừa hời hợt. Sở dĩ hôm nay, chữ quốc ngữ chưa tới mức bị hủy hoại là vì may mắn còn những người lớp cũ biết ít nhiều chữ Nho nên giữ được cái lề. Nhưng rồi cứ đà này, mai mốt, những người “muôn năm cũ” không còn nữa sẽ thực sự là thảm họa của tiếng Việt. Nhiều người thuận miệng nhai lại câu nói của học giả Phạm Quỳnh: “Tiếng ta còn, nước ta còn…” Nhưng tới lúc chỉ còn cái vỏ, cái xác chữ quốc ngữ, liệu nước ta ra sao?

Nay nếu học lại chữ Nho chính là con cháu ta học chữ của tổ tiên mình.

Vô cùng cảm ơn ông PGS Đoàn Lê Giang đề xuất công việc đại sự không chỉ về văn hóa mà cả vận mệnh dân tộc.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

    06/02/2016Nguyễn Văn TuấnHỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc hay từ Tây Tạng...
  • Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

    26/07/2017GS.TS Nguyễn Đức DânĐã từng có quan niệm “tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh ­– thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp – thứ tiếng của ngoại giao”. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.
  • Tìm nguồn gốc của quan niệm Đồng Bào

    27/05/2016Hà Văn Thùy“Sự thật, người Việt đã vay mượn hai chữ “đồng bào” từ Hán ngữ, cho nên “đồng bào” không phải là một sáng tạo của người Việt dựa theo huyền sử một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ như Wikipedia đã “tưởng tượng”!
  • Internet và các vấn đề về ngôn ngữ và tư duy

    07/04/2016Linh Hanyi phỏng vấn nhà văn Hà Thủy NguyênSố đông luôn luôn bị “lôi đi” theo một cách nào đó. Nếu ở thời trước người ta bị “lôi đi” bởi những lời hứa hẹn lý tưởng, những giấc mơ về cuộc sống thiên đường, đến thời đại Internet, việc tương tác liên tục khiến tư duy con người bị phân mảnh, thông tin bị nhiễu loạn kinh khủng, một ngày không biết có bao nhiêu tin tức, nên người ta cần một cái gì đấy đập thẳng vào mặt, thật sốc, thật scandal...
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Một kiến giải sai về nguồn gốc dân tộc

    31/07/2014Kéo dài thêm sai lầm của những người đi trước, sách của ông Tạ Đức không chỉ trái ngược với thực tế lịch sử mà còn đẩy khoa học nhân văn Việt Nam thụt lùi một nửa thế kỷ! Không những thế, do phủ định nguồn gốc bản địa của con người và văn hóa Việt, nó gây hoang mang, làm nản lòng những ai đang gom nhặt chắt chiu từng mảnh vụn của quá khứ, khôi phục gia tài lịch sử chân thực của dân tộc...
  • Đọc “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức

    10/07/2014Trần Trọng DươngCuốn “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức ngay sau khi ra đời đã tạo nên những dư luận trái chiều. Người thì cực lực phản đối, cho đó là “phản dân tộc” hay “ngụy khoa học”; người thì hết lời khen ngợi bởi sức đọc bao quát của tác giả và vấn đề rộng rãi và mới mẻ của cuốn sách...
  • Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói

    06/10/2009Ngô Nguyên DũngKhông biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.
  • Làm phong phú và trong sáng tiếng Việt

    12/11/2010Nguyễn Trần BạtTôi cho rằng không có tiếng nước nào làm hỏng tiếng Việt cả, nó chỉ làm phong phú tiếng Việt mà thôi. Ví dụ, việc dịch các tác phẩm vĩ đại của nhân loại chính là một trong những cách thức làm phong phú tiếng Việt. Bởi vì các dịch giả phải tìm ra, phải tập hợp vốn từ ngữ và cách diễn đạt để có thể chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Không chỉ trên lĩnh vực văn học mà còn nhiều lĩnh vực khác cũng vậy.
  • Sách dạy tiếng Việt và tiếng Việt thật

    05/08/2009GS. Cao Xuân HạoĐến bao giờ sách giáo khoa tiếng Việt mới dạy thứ tiếng Việt mà hơn 70 triệu người Việt đang nói hàng ngày, chứ không phải thứ “tiếng Việt” giả tạo sao chép một cách máy móc từ sách cũ dùng để dạy tiếng Pháp cho dân thuộc địa?
  • Tiếng Việt - Những công lao bị quên lãng

    08/07/2009Cao Xuân HạoTrong lịch sử của ngành Việt ngữ học, ông là một trong những tác giả ít bị những định kiến "dĩ Âu vi trung" chi phối hơn cả, nhất là khi đem so với sách học tiếng Việt ngày nay. Kể cho đến bây giờ, ít có cuốn sách nào cung cấp cho ta nhiều thông tin về ngữ pháp tiếng Việt như mấy cuốn sách không lấy gì làm dày của ông. Trong mấy cuốn này không thiếu những phát hiện quan trọng mà ngày nay chẳng mấy ai nhắc đến, trong khi lẽ ra nó phải được những người đi sau tiếp thu và khai triển, đào sâu hơn nữa.
  • Ngôn ngữ mới của nước Nam

    03/07/2009Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi là hiện giờ đang có một ngôn ngữ mới của nước Nam đa dạng hơn, uyển chuyển hơn, đủ khả năng hơn cho sự diễn tả các tư tưởng mới và các quan niệm trừu tượng so với ngôn ngữ đó cách đây mười lăm, hai mươi năm.
  • Trần Đức Thảo và cuốn Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức

    07/07/2005Trong việc kiểm kê di sản để tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc hôm nay, nhất là di sản triết học, tôi nghĩ không thể bỏ qua những trang viết của Trần Đức Thảo được. Một di sản muốn có tác dụng phải phục sinh nó vào đời sống đương đại. Bởi vậy, tôi cho rằng việc dịch cuốn Recherches sur l’origine du langage et de la conscience (Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức), tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một việc làm rất có ý nghĩa...
  • xem toàn bộ