Chiến tranh Triều Tiên và những điều không phải ai cũng biết

11:53 SA @ Thứ Tư - 27 Tháng Hai, 2019

Dù ngưng tiếng súng từ ngày 27/7/1953, nhưng trên thực tế chiến tranh chưa bao giờ kết trên bán đảo Triều Tiên, điều này biến Chiến tranh Triều Tiên thành một trong những cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử thế giới...

Trong những mốc son đáng nhớ của cuộc chiến tranh Triều Tiên, ít ai nhớ tới cái mốc tháng 5/1945 - tức là ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc ở châu Âu, Triều Tiên chính thức bị chia đôi bởi vĩ tuyến 38.

.

Theo đó, ở phía Bắc Triều Tiên được đặt dưới sự giám sát và chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong khi đó ở phía Nam Triều Tiên là Mỹ kiểm soát dù lúc này, cuộc chiến với Nhật vẫn chưa hề kết thúc.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Harry Truman đã có bài phát biểu và hứa sẽ giúp Hàn Quốc đánh bại Triều Tiên và chấm dứt sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô lên bán đảo này. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Không để Hàn Quốc và Mỹ kịp ra tay, vào ngày 25/6/1950, phía Triều Tiên đã tấn công "phủ đầu" Hàn Quốc với một cuộc tấn công vũ bão vượt qua vĩ tuyến 38. Quân đội Hàn Quốc không đủ sức mạnh để cản bước tiến quân của Triều Tiên, Seoul thất thủ sau ít ngày. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trước tình hình quân Hàn Quốc chiến đấu ngày càng kém và rút lui liên tục, Mỹ dẫn đầu lực lượng liên quân dưới danh nghĩa là quân đội Liên Hiệp Quốc đã tham chiến cùng phía Hàn Quốc chống lại Bình Nhưỡng và Moscow.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngày 4/7/1950, Quân đội Mỹ thất thủ ở Osan - một tỉnh nằm cách thủ đô Seoul về phía nam chỉ khoảng 30 km.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tới ngày 15/9/1950, Quân Mỹ mới đổ bộ thành công lên Inchon. Lấy Inchon làm bàn đạp, quân đội Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã tiến vào giải phóng Seoul. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tháng 10/1950, Trung Quốc tuyên bố tham chiến và huy động một lực lượng lớn Chí Nguyện Quân sẵn sàng tiến vào Triều Tiên bất cứ lúc nào với hy vọng đẩy được Mỹ và quân Hàn Quốc về lại vĩ tuyến 38.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngày 20/10/1950, Mỹ chiếm được Bình Nhưỡng từ tay Triều Tiên. Những người Hàn Quốc bi quan nhất lúc bấy giờ cũng đã nghĩ tới một chiến thắng và thống nhất trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Sai lầm của Mỹ bắt đầu từ ngày 24/11/1950 khi lực lượng Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã chiếm được gần như toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên và tiến qua sông Áp Lục - đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc khiến Bắc Kinh tung Chí Nguyện Quân vào trận đánh..Nguồn ảnh: Theatlantic.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc bị đẩy ngược xuống phía sau vĩ tuyến 38. Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra dai dẳng và hiệp định hòa bình giữa hai miền Triều Tiên bắt đầu được đàm phán từ tháng 2/1951.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngày 4/11/1952, Tổng thống Dwight Eisenhower lên nhận chức, trong chiến dịch tranh cử của mình, Eisenhower đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il, đại diện cho quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện cho quân Liên Hợp Quốc. Hiệp định này chấm dứt gần ba năm giao tranh đẫm máu của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tháng 4 năm 1954, nỗ lực đàm phán ở Geneva để thống nhất Triều Tiên không thành khi Seoul và Bình Nhưỡng không thể thống nhất được lợi ích của cả hai miền. bán đảo Triều Tiên tiếp tục bị chia cắt tới tận ngày nay và chưa từng có một cuộc gặp mặt tiếp theo nào giữa hai miền kể từ năm 1954 để bàn về vấn đề hợp nhất lãnh thổ.Nguồn ảnh: Theatlantic.

Chiến tranh Triều Tiên dù cực kỳ ác liệt nhưng nó lại diễn ra quá ngắn ngủi và bị "kẹt" giữa hai cuộc chiến tranh nổi tiếng nhất thế kỷ 20 đó là Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Việt Nam. Vậy nên, nhiều nhà sử học gọi Chiến tranh Triều Tiên là "cuộc chiến bị quên lãng".Nguồn ảnh: Theatlantic.

Khu vực phi quân sự tồn tại suốt từ sau Chiến tranh Triều Tiên tới tận ngày nay và nơi đây luôn được coi là đường biên giới nguy hiểm nhất thế giới. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mời độc giả xem Video: Diễn biến của cuộc chiến tranh Triều Tiên:

.

Bài thơ "Em bé Triều Tiên" của Tố Hữu:


.

Em bé Triều Tiên ơi
Mẹ của em đâu rồi?

Tìm đâu mẹ của em
Có ai đây mà hỏi
Giặc bồn bề lửa khói

Xác ai nằm ngổn ngang
Bãi tuyết lặng quanh làng
Phố đổ nhà hoang vắng

Mẹ của em đấy ư
Cái thân trắng lắc lư
Ðầu giây treo lủng lẳng?

Cha của em đấy ư
Cái đầu lâu rũ tóc
Máu chảy dài thân cọc?

Không, không phải em ơi
Mẹ của em đây rồi!
Mẹ em đây người dân công tải đạn
Mẹ em đây người nữ cứu thương
Cha em đây giữa chiến trường
Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui

Anh của em đã đến đây rồi
Anh chí nguyện
Con bác Mao đã đến
Anh đã đến bên nôi em cháy dở
Với cha em giết hết loài man rợ
Cho mẹ em xây lại tổ mềm
Cho em sướng cho em ca múa
Trên đồng hoa bãi lúa
Nhịp sóng vui muôn thuở của Triều Tiên

Bé em ơi giữa súng rền
Ngày mai tươi mát hát trên đất Triều...

(Tố Hữu, 1951)

Nguồn:Báo Mới
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc của chiến tranh

    22/04/2016Hoàng LanTại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại...
  • 10 bài hát Nga về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

    05/05/2020Bùi Quang MInhXin mời các bạn thưởng thức 10 bài hát Nga về chiến tranh vệ quốc vĩ đại quen thuộc của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Đón chào Thượng đỉnh Mỹ - Triều

    27/02/2019Tuyết NhungCác bạn ơi, ngạc nhiên không
    Người dân Việt tự hào đón khách...
  • ‘Chiến tranh’... như định mệnh nhân loại

    19/10/2018Nguyễn Tất ThịnhNhiều cuộc chiến thực ra cuối cùng để phân định ‘quyền lực cốt lõi hay quyền danh dự’...
  • Cải cách giáo dục: Cuộc chiến tranh lạnh?

    19/11/2017Xuân BaThẳng thắn nhé! Xin các chuyên gia và các nhà báo hãy thương lấy bọn trẻ! Tôi thấy hiện nay các bài báo viết về giáo dục quá nhiều. Nếu tiếp tục đặt vấn đề một cách ầm ĩ như hiện nay thì chỉ làm hại bọn trẻ...
  • Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa

    28/04/2016Đoan TrangỞ những ngày đầu của Việt Nam thống nhất, lệnh cấm vận của Mỹ đã phong tỏa mọi quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhưng cũng trong giai đoạn khó khăn đó, mầm hòa hợp với thế giới vẫn được ươm bởi những người Mỹ và cả những người Việt từ bên ngoài.
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Nghĩ lại về chiến tranh

    01/09/2011Hiếu Tân (dịch)Thế giới ngày nay không bạo lực hơn trước, nhưng chiến tranh khắc nghiệt hơn với dân thường…
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    14/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh
  • Đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai

    30/04/2010Merle L. PribenowVào mùa xuân năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đối diện với vấn nạn thiếu đạn dược nghiêm trọng, trong khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa của chính quyền Sài Gòn “không hề là hổ giấy”. Merle L. Pribbenow, cựu nhân viên CIA về Đông Dương, nhận định như vậy về tình hình hai bên trong một bài nghiên cứu chi tiết có tựa đề: “Tổng tiến công Mùa Xuân 1975: Đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai”.
  • xem toàn bộ