"Chạy án” và...

07:43 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Tư, 2006

Nếu có một cuộc thi chạy tầm thế giới, có lẽ một số kha khá quan chức ở ta sẽ tham gia và sẽ có giải. Bởi họ "chạy" giỏi quá, "chạy" bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết chính trị và xã hội. Người ta đã nói đến một "công nghệ chạy" ở xứ mình: chạy các cửa, chạy đủ thứ, chạy các kiểu, từ cái nhỏ đến cái lớn, cứ muốn được là phải "chạy".

Đúng là không ai cho không ai cái gì, nhưng sự nghiệt ngã ở ta đã khiến "công nghệ chạy" ăn sâu vào tiềm thức rất nhiều người, dĩ nhiên chiếm số đông nhất là quan chức - những người có việc phải "chạy" và có khả năng để "chạy". Nhưng nói qua thì phải nói lại, sẽ không có "công nghệ chạy" nếu không có những "ban giám khảo" và những "trọng tài" trong bóng tối thường xuyên khuyến khích cho "công nghệ" này phát triển. Bởi các cuộc chạy đều có đích đến, đều có mục tiêu và đều cần phải đạt hiệu quả. Nếu chuyện "chạy chức" hay nói rõ ra, là chuyện "mua quan bán chức" không hề là "độc quyền công nghệ" ở ta, thì chuyện "chạy án" - một kiểu "chạy" đầy nguy hiểm và chấp nhận năm ăn năm thua, lại có vẻ như ta đang giữ "bí quyết công nghệ". Phải nói, từ lâu nay, đã có không ít những vụ "chạy án" thành công, chí ít cũng thành công một nửa. Nếu không, "công nghệ" này chẳng thể phát triển như vậy. "Đích đến" của những cuộc chạy này dĩ nhiên là các cơ quan bảo vệ pháp luật, các "công bộc" bảo vệ pháp luật. Nguyễn Mậu Thôn - cái tên nghe rất dân dã - chỉ là “một trong số” những "chuyên gia" chạy án. Thuyết "chăn voi" cũng vậy. Ma trận nào cũng có đường vào, và mê cung nào cũng có lối thoát, nhưng giải được bài toán đó là cực khó. Trong khi, các cơ quan bảo vệ luật pháp của ta, về danh chính ngôn thuận là rất rõ ràng, rất minh bạch, nhưng trong thực tế lại luôn có những chỗ khá "nhòe mờ", hàm chứa một kiểu "lô-gích mờ" rất nước đôi mà lắm khi người ta phải hiểu "dzậy mà không phải dzậy" hay "không phải dzậy mà dzậy". Khuyến khích cho kiểu nước đôi này là những "ban giám khảo" giấu mặt, những "trọng tài" thường không xuất hiện trên "sân bóng" nhưng luôn theo dõi diễn tiến vụ việc bằng những "thiết bị từ xa" ngày càng tinh xảo.

Có những kẽ hở nhìn thấy ngay như những vết nứt ở hầm chui Văn Thánh, nhưng có những kẽ hở không phải ai cũng có điều kiện và vị trí quan sát để nhìn thấy, và những "người đi xuyên tường" sẽ qua lại ở những kẽ hở đó, dĩ nhiên là dưới sự giám sát của "trọng tài". Khi những "trọng tài" có quyền lực lớn, khi "ban giám khảo" ở vị trí cao, thì những "người đi xuyên tường" càng muốn tiếp cận, càng khát khao tiếp cận, và "đạn" họ mang theo khi tiếp cận càng "nặng". Đã nhiều lúc tôi ngạc nhiên khi nghĩ: làm sao mà "chạy án" được nhỉ? Hay đây chỉ là "mánh lừa” của những "chuyên gia" trước những "khách hàng" đang hoảng loạn và bí phương "chạy thuốc" ?

Các "trọng tài" và "giám khảo" càng cho tôi thêm tin tưởng ở nhận định của mình khi họ thẳng thừng bác bỏ mọi khả năng tiếp cận họ để chạy án của những "người đi xuyên tường". Cho tới khi mọi chuyện vỡ lở. Hóa ra, những trận đấu tennis, những bữa trưa nhà hàng, bữa tối khách sạn... thực ra là những “sân bóng" hoàn toàn "mở" cho những "giao dịch", theo kiểu như các doanh nhân hay làm khi muốn ký kết hợp đồng. Chuyện "chạy án" ở ta hóa ra cũng không quá khó.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Chạy án - chạy ai?

    01/04/2006TS Nguyễn Đức MậuTừ chuyện "chạy án" (và cả chạy chức nữa) đặt ra sự suy nghĩ về nó như một tệ nạn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể...
  • Chữ tín

    17/01/2006Vũ Duy ThôngAi cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Trước hết phải bịt cửa chạy chức

    09/11/2005Diệp Văn SơnCó lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thề gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • xem toàn bộ