Chat yêu và Chat đắng

10:23 SA @ Thứ Bảy - 27 Tháng Mười Hai, 2008
Thông tin mạng – chat bây giờ đã và đang sinh ra một thứ gọi là: yêu nhau qua mạng nhằm…để yêu, tìm người yêu ( gọi ngắn là Chat yêu) rồi yêu, rủ nhau đi chơi. Từ chỗ chưa và không quen biết gì hết, chỉ cần một lần, một cái…Chat là đã có được một người bạn hoặc một người yêu theo ý thích. Phương tiện giao lưu qua mạng đã biến thành giao tình không giới hạn và không có ai kiểm soát. Vì thế, bên cạnh những “Chat ngọt” lành mạnh đã xuất hiện không ít những “Chat đắng” mà nạn nhân là cá em thiếu nữ, cô gái trẻ, người phụ nữ nhẹ dạ. Ấy là lỗi, là sai lầm của người sử dụng thông tin mạng để yêu.

Khi đến với tình yêu, tiếp xúc với con người bằng xương bằng thịt hơn một lần mà vẫn còn nhiều điều chưa biết, chưa hiểu về người ấy thế mà đã…

Người có ý định nghiêm túc, trong sáng, sử dụng phương tiện Chat để đến với tình yêu chân chính, thì những kẻ lừa tình, dâm đãng ( yêu râu xanh) cũng lợi dụng phương tiện Chat để thực hiện ý định xấu xa. Đấy là những kẻ lọc lõi có ý định mang dã tâm làm hại người khác để thỏa mãn thói ăn chơi, phóng đãng.

Một số em gái, cô gái và cả các em trai, cô gái và cả các em trai, chàng trai do tuổi đời còn ít do sớm yêu – yêu sớm hoặc bị lôi kéo vào vòng yêu đương….đã dùng phương tiện Chat để “ khám phá” điều chưa hiểu, muốn giải tỏa sự khao khát, mơ màng và cũng để tránh, trốn khỏi sự nhắc nhở, kiểm soát của gia đình, người lớn, nhà trường nên đã có rất nhiều lý do bịa ra một cách hợp lý vào mỗi khi muốn ra khỏi nhà sau các cuộc Chat.. Sau đó là cuộc hẹn hò, tụ tập hoặc vào ngay nhà nghỉ, phòng trọ để “ khám phá”. Ít em sử dụng máy để hòa mạng mà Chat đã hiểu rõ được điều cảnh báo nhẹ nhàng rằng: Chat - ấy cũng là một thứ dao hai lưỡi, rất dễ bị đứt tay một khi dùng Chat vào những việc làm thiếu suy nghĩ, dại dột.

Tình yêu vừa mới chớm nở trong các em đã được “ tiếp sức rộng rãi” của các phương tiện thông tin khác như sách, báo, điện ảnh, truyền hình. Các em như lạc vào một nơi có rất nhiều bí ẩn mà rất hấp dẫn, thôi thúc, trong khi đó người chỉ dẫn, hướng dẫn lại không có ai. Cứ như con thiêu thân. Lúc tỉnh ra thì mình không còn là mình như trước đây nữa. Con gái thì mất đời con gái ( mất trinh), co trai thì mắc vào “ lắc” và phạm tội. Chứ, Chat không có lỗi gì. Sử dụng Chat không phải là xấu mà do mục đích của người dùng Chat để làm gì. Cái máy theo lệnh và phục vụ của người điều khiển, chứ cái máy không xui dại người điều khiển. Ngay cả “ Chat yêu” cũng không xấu nếu sử dụng cho việc tốt, yêu trong sáng, không vì mê Chat mà phải nói dối.

Dù là Chat với ai, về công việc gì, nhất là với người chưa từng quen biết hoặc tự nhiên gọi cho mình thì cần phải thận trọng. Ít nhất cũng phải biết được người ấy là ai, làm gì, ở đâu…qua cách ăn nói có chững chạc, đúng đắn, nghiêm túc hay không. Nếu là “ chat yêu” lại càng phải cẩn thận nữa. Hẹn hò qua Chat nào ai biết ai là người chứng kiến, nhận thức, làm nhân chứng cho khi có việc, có chuyện không hay xảy ra. Cho dù những gì đã hiện ra ở máy, sau đấy có thể khôi phục lại nhưng không phải với ai, khi nào cũng được thực hiện một cách dễ dàng được. Có thể nói: “ Chat yêu” là loại Chat dễ có những sai lầm nhất ở những người còn ít tuổi.

Ai cũng thích thú Chat và chiếc máy vi tính. Lớp tuổi trẻ - học sinh trung học càng thích hơn. Khi đã biết sử dụng càng mê để thực hiện các ý định khác. Song, các em không tự chủ được mình mà chỉ hăm hở sử dụng. Việc hướng dẫn cho các em là cần thiết và do người lớn, gia đình hướng dẫn cho các em. Nếu gia đình có máy riêng, thì trước hết dành cho việc học hành và quy định thời gian sử dụng máy ( văn hóa máy tính – văn hóa mạng như khi sử dụng các đồ dùng khác). Đơn giản như việc đi xe đạp, xe máy, không chỉ biết đi xe, có xe, mà còn phải biết luật đi đường, những quy định của pháp luật cho từng loại xe, khi đi xe và hiểu biết về chiếc xe đó, nên sử dụng như thế nào mới đúng. Đã đi xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.

Văn hóa sử dụng thông tình yêu mạng cũng thế. Không phải cứ bất lên, bấm máy, xem gì thì xem, làm gì thì làm. Chat cũng có văn hóa Chat. Chat với ai, nói năng ra sao, là công việc thì phải sử xự, nói năng thế nào. Có Chat yêu thì cũng không thể nhăn nhở, buông tuồng, dễ dãi, ai nói gì cũng nghe, cũng tin, không còn biết kiềm chế mà thả lỏng sự suy nghĩ. Máy móc càng hiện đại, tinh vi thì người sử dụng phải rất cần có trí thông minh và kiến thức sử dụng máu. Sử dụng máy vi tính mà chỉ để “ Chat yêu” là một sai lầm và lãng phí. Người có kiến thức, học vấn, từng trải, chỉ cần nghe giọng nói, lối nói, dòng chữ, ngôn ngữ là có thể biết được mình đang chat với người như thế nào, Lên Chat, hiện ra ở Chat, người ta có thời cơ ẩn mình, che dấu bộ mặt thật của mình đi, chỉ hiện ra những lời ma mị, giả dối lắm. Người sử dụng mạng thông tin nghiêm túc, có văn hóa (kể từ điều đơn giản nhất khi lên mạng) sẽ nhận ra đâu là thật, đâu là giả của cuộc Chat ấy. Dùng máy mà không đủ kiến thức, văn hóa, trình độ sử dụng máy, có nhầm lẫn thì cũng phải. Máy móc càng tinh vi, con người cần phải thông minh và có chí, sáng suốt hơn.

Chat yeu đúng là thuận lợi lắm. Nhanh ( cả về thời gian và khoảng cách) rộng ( tha hồ chọn người yêu) có thể kết, có thể buông… nhưng nếu không có đủ bản lĩnh thì chính mình lại đánh lừa mình, tự mình làm hại mình khiến cho Chat yêu trở thành Chat đắng, không còn biết kêu ai nữa.

“ Dại rồi, biết nói năng làm sao đây…”

Mong cho Chat yêu là Chat yêu ngọt ngào, đừng là Chat đắng .
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tám xuyên lục địa

    13/02/2008Nguyễn Vĩnh NguyênChuyện trong nhà chưa biết ngoài ngõ đã hay. Tám vặt sở thành một dịch bệnh của người trẻ công sở. Tại sao người trẻ lại thích tám như thế?
  • Tám

    07/03/2007Nguyễn Thị Ngọc HảiNhững câu chuyện cứ nối nhau mãi không dứt, nói theo ngôn ngữ của đời sống gia đình, nơi phát ngôn tự do nhất, những điều hay điều dở, đúng sai cứ “thoải mái”. Cái “tám” được xả ngày nay cũng được nhận xét là có “ưu điểm” khi người “tám” stress. Những lời bình cũng vào loại thật thà nhất, vì chẳng có ai “kiểm duyệt”...
  • Bạn nghĩ gì về Internet... chat?

    14/06/2006Phải thẳng thắn nhìn nhận, ngành giáo dục nước ta còn chưa mấy quan tâm dạy cho học sinh các cấp học phổ thông về Internet. Nếu có thì chỉ là những hoạt động tự phát của một số trường...