Chất lượng ngay từ hôm nay

05:45 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Tám, 2006

Ít ra thì vụ thày giáo Đỗ Viết Khoa cũng có một kết quả nhỡn tiền: Xã hội riết gióng yêu cầu ngành phải nghiêm khắc hơn trong việc thi cử. Hình như những người thường kiếm ăn trong việc này cũng hơi chờn. Bởi vậy, chẳng ai “ngã ngửa ra ngạc nhiên cả “, khi nghe tin cái tin mà các báo mấy ngày cuối tháng 7 này vừa đưa : học sinh thi vào đại học năm nay đạt mức điểm khá thấp.

Nghĩa là nếu xét theo mức điểm dự định từ trước, thì nhiều trường đại học sẽ không đủ sinh viên nhập học.

Và người ta lại lo làm như mọi năm, tức là tính toán hạ thấp điểm sàn xuống, cốt vét cho đủ chỉ tiêu.

Nhiều lý do được viện ra : đây là con số ghi trong kế hoạch nhà nước. Nó có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chúng ta đã dự định bốn năm năm năm sau phải có từng này từng kia người tốt nghiệp đại học bổ sung cho bộ máy sản xuất. Đó là mệnh lệnh, không thể không thực hiện v..v và v. v..

Đã rõ là ở đây ngành giáo dục tỏ ra có ý thức trách nhiệm rất cao! Nhưng hình như các vị chỉ muốn chịu trách nhiệm về số lượng. Còn thực tế sinh viên vào trường rồi học hành ra sao và học xong thất nghiệp ra sao các vị không cần biết.

Quả thật không phải là người trong nghề thì chúng ta cũng dự đoán tình cảnh thê thảm ra sao một khi các trường không đủ sinh viên. Các khối lớp bị dồn lại. Phòng học thừa. Giáo viên thất nghiệp. Nhà nước sẽ không chi tiền cho những chỗ bị khuyết đó.. . Ấy là không kể số học sinh không đỗ kia sẽ sống ra sao. Bảo rằng là cả ngành giáo dục rồi sẽ náo loạn cũng không ngoa.

Cái kiểu hạ thấp điểm cốt lấy cho đủ sinh viên vào trường này còn là nguyện vọng của nhiều bậc cha mẹ học sinh. Con cháu chúng tôi chỉ được học vậy nên kết quả có vậy. Tại sao mọi năm các anh hạ điểm mà năm nay không hạ? Như thế là không công bằng.

Rõ ràng ở đây dễ dàng hình thành một thứ liên minh ma quỷ, liên minh của những thói quen bảo thủ, muốn sống mãi kiểu trì trệ này chứ không muốn và không tin ở sự thay đổi theo hướng tốt. Mỗi chúng ta vì quyền lợi riêng, rất dễ có mặt trong cái liên minh vô hình đó.

Mặc dầu biết vậy, tôi vẫn muốn đề nghị : nhân tinh thần sôi sục của cả xã hội muốn tìm cách nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta hãy dũng cảm bắt tay vào việc làm khác vớimọi năm, tức là chấp nhận một mùa tuyển sinh không đạt chỉ tiêu số lượng.

Các vị vẫn bảo lâu nay nhiều trường phòng học thiếu, điều kiện học tập khó khăn ? Vậy hãy nhân dịp này, tạo cho những sinh viên xứng đáng những gì cần thiết.

Khi cần bào chữa cho sự kém cỏi của từng giờ học, các vị thường lấy lý do thày giáo phải dạy nhiều quá, không có thời gian nghiên cứu, không có thời giờ đọc thêm tài liệu nước ngoài. Thì nhân dịp thiếu sinh viên, xin bố trí để các thày học thêm cái gì các thày thấy cần…

Chỉ nên lấy vào đại học những học sinh đạt điểm yêu cầu như đã dự tính

Trước mắt có gây đảo lộn, và làm khó cho các trường đại học, nhưng việc chỉ lấy sinh viên có đủ chất lượng – dù mới là chất lượng còm cõi kiểu Việt Nam – sẽ đánh động cho các trường phổ thông, gây sức ép để người ta không thể dễ dãi tùy tiện mãi – toàn những đỗ 90—99% -- trong các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trong năm tới. Việc tính toán các mức kế hoạch cho giáo dục sẽ buộc phải thực tế hơn. Mọi cuộc mừng công sẽ đỡ phô trương trơ trẽn hơn. Còn nhiều cơ may khác mà tôi tin thử “uống thuốc đắng” một lần, ta sẽ tìm thấy.

Với tình hình bệnh trạng nặng nề hiện thời, tôi tin chúng ta chỉ có một cách này để giải quyết. Hãy bắt đầu chọn việc khó để làm, và tập làm khó cho nhau, ngay từ hôm nay.

Mọi sự công bằng muốn được thiết lập, không thể không gây ra bất công trước mắt, bất công với một bộ phận nào đó,nhưng vì sự nghiệp chung phải cùng ráng chịu.

Nếu như việc này vượt quá phạm vi trách nhiệm của Bộ giáo dục, đề nghị các vị lãnh đạo quốc gia cũng cho ý kiến.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Thay đổi học - thi, bắt đầu từ đâu?

    12/07/2006Đổi cách thi hay đổi cách học trước? Đổi nội dung hay đổi hình thức, cái nào quan trọng hơn? Cái "chuỗi luẩn quẩn" của giáo dục và tác động của xã hội nên giải quyết từ đâu? Nếu bạn có quyền thay đổi, bạn sẽ bắt đầu như thế nào?
  • Từ thi đến học

    26/06/2006TS Nguyễn Đức Mậu"Ngọn lửa" thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong việc thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi địa phương) đang bùng cháy. Việc thẩm tra, xử lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng với tinh thần pháp luật bất vị thân...
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • Tôi chấm thi tú tài

    22/12/2005Nghỉ ngơi được 5 ngày, các giám thị trở thành giám khảo. Những người ở vùng sâu lại cơm đùm gạo nắm về thị xã chấm thi. Quanh chuyến đi chấm thi này có rất nhiều ấn tượng.
  • Phải thay đổi cách thi tốt nghiệp

    09/07/2005Gs. Hoàng TụyTheo tôi, “sự kiện Khánh Hòa” hay mới đây là Cần Thơ, Cà Mau... chỉ là những trường hợp hi hữu trong tình hình thi cử hiện nay. Tuy rằng nó phản ánh chất lượng giáo dục thực có thể đáng buồn nhưng xảy ra việc này tôi thấy cũng có mặt tích cực:Nó cho chúng ta thấy một điều rõ ràng là trong những kỳ thi tốt nghiệp lâu nay, dù Bộ GD-ĐT có nhắc nhở đến đâu, dư luận có đòi hỏi ra sao cũng đều dẫn đến kết quả chung là không sát thực.
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • Đi luyện thi "siêu tốc"!

    07/07/2005Hùng ThuậtNăm nay kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức muộn hơn mọi năm nên thời gian còn lại cho đến ngày thi tuyển sinh ĐH quá ít khiến các lớp luyện thi phải đua nhanh hơn, trở thành "siêu tốc".
  • Thi tốt nghiệp 2005: có nghiêm túc được không?

    20/04/2005Kim Liên - Hoàng HươngKết quả thi cử có phản ánh đúng chất lượng dạy và học trong thực tế? Tại sao nhiều tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp luôn ở tốp trên nhưng khi thi HS giỏi lại luôn đứng cuối bảng? Làm thế nào để chấn chỉnh kỷ cương thi cử?...
  • Đồng Nai: 27 thày cô 'quay cóp' khi thi giáo viên dạy giỏi

    10/02/2004Ban tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2003-2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã phát hiện số giáo viên trên vi phạm nội quy phòng thi (sử dụng tài liệu) trong buổi thi lý thuyết ngày 9/2...
  • Học thi!

    04/01/2004Trong xóm lao động nghèo nơi chúng tôi ở, hồi này tiếng trẻ ôn bài cứ ra rả như ve kêu mùa hạ. Tội nghiệp cho lũ trẻ đang ở bậc tiểu học (trong đó có con gái của tôi) vì đề cương ôn luyện mỗi môn dài đến 4-5 trang. ..
  • Kiểm tra bài thi của thí sinh thi ĐH có 3 môn đạt 0 điểm

    20/11/2003Bộ GD-ĐT vừa mới cử cán bộ tới 11 trường ĐH khu vực phía Nam kiểm tra bài thi có tổng điểm 3 môn đạt 0 điểm của thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm học 2003 để tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Vì sao tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?

    20/08/2003TS. Lê Đình TưThực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.
  • Sử dụng "phao" tràn lan trong thi cử: Có phải do cách dạy và ra đề?

    11/06/2003* Hiện tượng thí sinh mang "phao" vào phòng thi là phổ biến. * Một số địa phương có kết quả tốt nghiệp không thực chất.
  • Phụ huynh và học sinh: Nên bỏ thi tiểu học!

    25/04/2003Ngành giáo dục đang hướng tới chuẩn hóa kiến thức ở bậc trung học phổ thông trong toàn dân. Vậy, nên chăng ta bỏ bớt đi kỳ thi TNTH để đỡ lãng phí tiền của của Nhà nước mà con trẻ cũng không quá căng thẳng khi phải liên tục thi cử...
  • Đổi mới cả nội dung lẫn cách thi vào đại học

    10/02/2003Thi vào đại học được cả xã hội quan tâm và được xem là vấn đề nổi cộm từ lâu. Nhiều người đã nêu ra những điều bất cập và lên tiếng đề nghị ngành giáo dục tìm biện pháp khắc phục. Thế nhưng, trong buổi thảo luận về "Các giải pháp đổi mới tuyển sinh đại học" với sự có mặt của đại diện khá nhiều trường đại học đầu đàn trên địa bàn Hà Nội, thì hầu hết đại diện của các trường đều "bình chân như vại", cho rằng dư luận xã hội đã quá cường điệu khi đề cập vấn đề này và (theo họ) cung cách thi cử hiện nay là thích hợp hơn cả. Có thực như vậy không?
  • xem toàn bộ