Chặng đường dài của người Mỹ gốc Phi

08:48 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Mười Một, 2008

Ông Barack Obama đã cho người da màu ở Mỹ thấy rằng "cơ hội thay đổi đã đến và giờ là lúc phải bắt tay vào thực hiện". Tuy nhiên, để đi vào lịch sử chính trường nước Mỹ, những người Mỹ gốc Phi từng là nô lệ đã phải vượt qua một chặng đường dài với nhiều nỗi nhọc nhằn.

Dưới đây là những mốc lớn trên con đường đó, do hãng tin Pháp AFP điểm lại:

- Năm 1619: Người nô lệ châu Phi đầu tiên đặt chân lên Virginia, vùng thuộc địa của Anh. Từ thời điểm này, nô lệ đã trở thành một trong động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ở nước Mỹ thời kỳ sơ khai.

- Năm 1776: Những người Mỹ yêu nước đã tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan tới chế độ nô lệ vẫn giậm chân tại chỗ và tiếp tục tồn tại ngay từ đời tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - George Washington.

- Đầu thế kỷ 19: Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dần bị bãi bỏ tại phần lớn các nước châu Âu.

- Từ năm 1861-1865: Bùng nổ cuộc nội chiến tại Mỹ, giữa các bang miền Nam ủng hộ duy trì chế độ nô lệ - với các bang miền Bắc, cực lực phản đối chế độ bóc lột người này. Cuộc nội chiến chấm dứt với chiến thắng thuộc về miền Bắc.

- Năm 1865: Hiến pháp sửa đổi chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ, kéo theo sự ra đời của Nhóm 3K (Ku Klux Klan) - một tổ chức xã hội bí mật của người da trắng phản đối trao quyền bình đẳng cho ngwoif da màu. 3K đã tiến hành nhiều hành động bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Phi.

- Năm 1896: Tòa án Tối cao ra phán quyết cho phép tồn tại sự phân chia sắc tốc, chủ yếu áp dụng tại các bang miền Nam. Phán quyết của tòa nêu rõ các sắc tộc có thể tồn tại tách biệt và bình đẳng, mở đường cho sự ra đời của luật phân biệt sắc tộc "Jim Crow".

- Năm 1909: Hiệp hội toàn quốc vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) ra đời.

- Từ năm 1941-1945: Những người Mỹ gốc Phi được tổng động viên tham gia cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, song được bố trí thành những đơn vị riêng biệt.

- Năm 1949: Một sắc lệnh của tổng thống chính thức chấm dứt sự phân chia sắc tộc trong lực lượng vũ trang.

- Năm 1954: Tòa án Tối cao cấm tình trạng phân chia sắc tộc tại các trường học.

- Năm 1955: Rosa Parks, một nhà hoạt động dân quyền da đen, đã khơi dậy phong trào rộng khắp khi bà từ chối nhường chỗ cho một người da trắng trên một chuyến xe khách ở Alabama. Hành động này của bà sau đó đã được nhà lãnh đạo dân quyền uy tín Martin Luther King đánh giá cao.

- Năm 1957: Quốc hội đã ban hành Luật dân quyền, bảo đảm mọi người da đen đều có quyền đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một đạo luật "chết" tại nhiều bang miền Nam.

- Năm 1960: Luật dân quyền sửa đổi đã ấn định những hình phạt đốt với những ai ngăn cản người khác đăng ký bỏ phiếu hoặc đi bỏ phiếu.

- Năm 1963: Trong giai đoạn đỉnh cao của phong trào dân quyền, với tình trạng bạo lực nghiêm trọng xảy ra tại nhiều nơi trên nước Mỹ, nhà hoạt động Martin Luther King đã có bài phát biểu trước 200.000 người tại thủ đô Washington. Ông tuyên bố: "Tôi có một giấc mơ rằng bốn con nhỏ của tôi sẽ có một ngày được sống tại một đất nước mà ở đó các cháu không bị phán xét chỉ bởi màu da của mình".

- Năm 1966: Các nhà hoạt động cấp tiến tại bang California thành lậo đảng Báo đen (Black Panther)

- Năm 1968: Nhà hoạt động Martin Luther King bị ám sát, dẫn đến các cuộc bạo động sắc tộc làm rung chuyển nước Mỹ.

Christine Farris King, em gái cố mục sư Martin Luther King, bật khóc khi biết tin Obama đắc cử

- Năm 1989: Colin Powell trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo các lực lượng vũ trang Mỹ trong vai trò Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang. Sau đó, ông cũng là người da đen đầu tiên trở thành Ngoại trưởng Mỹ.

- Năm 1992: Các cuộc bạo động sắc tộc đã bùng phát sau vụ cảnh sát đánh đập một người da đen đi mô tô, làm ít nhất 59 người thiệt mạng tại Los Angeles.

- Năm 1995: Cuộc mít tinh do phong trào "Quốc gia Hồi giáo" tổ chức đã thu hút khoảng 800.000 người Mỹ gốc Phi tham dự tại Washington.

Bà Sarah Hussein Obama, bà nội của TT Mỹ Barack Obama, cười tươi khi nghe tin cháu thắng cử. Bà đang sinh sống tại làng Nyangoma Kogelo (Kenya)

- Năm 2005: Bà Condonleezza Rice là phụ nữ da đen đầu tiên trở thành ngoại trưởng Mỹ.

- Năm 2008: Thượng nghị sĩ bang Illinois Barack Obama đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên được chính đảng lớn chính thức đề cử là ứng cử viên tổng thống của đảng và đã trúng cử tổng thống.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những giấc mơ từ cha tôi

    22/05/2016Chiến thắng của Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng cũng là sự khẳng định thị trường xuất bản VN quả rất nhạy cảm với thời sự chính trị của... Hoa Kỳ: hiện có ba tập sách về Obama vừa được thực hiện ngay trước khi có kết quả chính thức bầu cử ở Mỹ. Công ty Vina Book đã phối hợp với NXB Văn Học tung ra tập sách của Obama: Những giấc mơ từ cha tôi ngay từ tháng 10...
  • Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama

    09/11/2015Thượng nghị sỹ Barack Obama đã có diễn văn tuyên bố chiến thắng trước các ủng hộ viên vào đêm 4/11/2008...
  • Tôi có một ước mơ

    18/11/2008Mục sư Martin Luther King (Mỹ)Bài diễn thuyết này được Martin Luther King đọc vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 cho hơn 25 vạn người nghe tại thành phố Wasington. Nơi diễn thuyết là trước cửa nhà tưởng niệm Lincoll...
  • Bình luận về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2008

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần BạtNước Mỹ là một vấn đề của thế giới, nó ảnh hưởng một cách trực tiếp, một cách sống còn trước hết đến nền kinh tế thế giới và sau đó là ảnh hưởng đến các khuynh hướng chính trị của thế giới. Đấy là một thực tế khách quan, bất chấp việc chúng ta thích hay không thích nước Mỹ, thích hay không thích tổng thống mới của nước Mỹ thì chúng ta cũng buộc phải nghiên cứu chuyện này.
  • Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt"Tất cả các giải pháp về nền kinh tế Hoa Kỳ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính của Hoa Kỳ, việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt." - Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 6/11/2008
  • Hy vọng táo bạo

    12/11/2008Trong khi tại Mỹ, tổng thống mới đắc cử Barack Obama vừa đánh dấu tên tuổi mình vào lịch sử nước Mỹ thì tại Việt Nam, cuốn sách Hy vọng táo bạo của ông cũng vừa được ấn hành. Tác phẩm thể hiện sự táo bạo của Barack Obama trong cách nhìn nhận những vấn đề của nước Mỹ...
  • Từ "hiện tượng Obama" đến những chuyển biến mang tính thời đại

    09/11/2008GS Tương Lai"Hiện tượng Obama không chỉ là một sự kiện của một quốc gia dù cho đó là một siêu cường, mà là một hiện tượng mang tầm vóc nhân loại ở thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với những biến động dồn dập." - GS Tương Lai nhận xét.
  • xem toàn bộ