Câu chuyện thời gian

03:52 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Giêng, 2009
Nếu bạn cho rằng, sự thất bại trong cuộc sống cá nhân, gia đình là do bạn không đủ thời gian, có thể bạn đã sai. Và nếu bạn nghĩ, thời gian còn rất dài, nên dồn hết cho công việc trước, bạn có thể cũng không đúng.

Trong một lần trò chuyện gần đây với P.A, Phó Tổng giám đốc một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bông băng y tế có tiếng tại TP. HCM về cuộc sống cá nhân, chị đã bộc bạch chuyện gia đình mình: “Tôi từng lập gia đình. Nhưng cuộc sống hôn nhân không thành công, bởi tôi là người nghiện công việc. Tôi dành quá nhiều thời gian cho nó. Ông xã tôi, gia đình chồng tôi đã không chấp nhận điều đó. Giá như tôi có nhiều thời gian hơn!”.

Đó không chỉ là cách lý giải của riêng P.A về nguyên nhân thất bại, không hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân của chị. Nhiều doanh nhân tôi từng gặp cũng có suy nghĩ tương tự như P.A. Vậy thời gian có phải là “tội đồ”?

Thời gian không có lỗi

Fernando Bartolomé, Giáo sư giảng dạy Quản trị kinh doanh của Đại học Harvard, phân tích, “thiếu thời gian” luôn là lời nói đầu môi của nhiều người để biện minh cho việc không làm được hoặc bị thất bại nhiều trong cuộc sống cá nhân, “Nhưng hãy suy đi tính lại thật kỹ sẽ thấy, thiếu thời gian không hẳn là nguyên nhân chính. Có chăng là do chúng ta không biết sắp xếp và tận dụng nó hợp lý cho cuộc sống của chúng ta!”. Bartolomé nói.

Hãy thử thực hiện một phép tính thời gian đơn giản. Nếu nhân 24 giờ cho 7 ngày, lượng thời gian của một tuần là 168 giờ. Trong đó, nếu theo lời khuyên của bác sĩ là ngủ trung bình 7 giờ/ngày thì trong 1 tuần, chúng ta ngủ 49 giờ. Như vậy, thời gian còn lại của con người là 119 giờ (= 168 giờ - 49 giờ). Và chúng ta đặt 119 giờ này tương ứng với tỉ lệ 100%.

Trong một xã hội năng động hiện nay, với khoảng 119 giờ thứ, chúng ta làm gì?

Nhịp cầu đầu tư đã khảo sát lịch làm việc của nhiều viên chức văn phòng trong 1 tuần thấy rằng, có 3 phần thời gian cơ bản. Thời gian làm việc ở văn phòng tíh từ thứ Hai đến thứ Sáu trung bình là 45 giờ (= 9 giờ/ngày x 5 ngày). Thời gian di chuyển, đi lại tính từ thứ Hai đến thứ Sáu là 10 giờ (=2 giờ/ngày x 5 ngày). Thời gian làm việc trong 2 ngày cuối tuần (thứ Bảy và Chủ nhật) là 4 giờ. Khi đó, tổng của 3 phần thời gian là 59 giờ (=45 giờ + 10 giờ + 4 giờ).

Như vậy, trong 119 giờ, chúng ta mất 59 giờ (tương đương với tỉ lệ khoảng 50%) cho việc đi lại và công việc. Trong một bài phân tích về sự cân bằng công việc và cuộc sống mang tên “The Work Alibi” của Harvard Business Review nhận định, cho dù một người làm việc cật lực 10 giờ/ngày, tổng thời lượng cho công việc cũng chỉ là 64 giờ, tương đương với tỉ lệ 53,78% /tổng thời gian thức.

Trên thực tế, khi Nhịp cầu Đầu tư thực hiện phỏng vấn một số doanh nhân Việt Nam về việc sử dụng thời gian cho công việc thì thấy rằng, tỉ lệ thời gian công việc trên thời gian thức cũng chỉ dao động trong khoảng 60-70% và không vượt qua ngưỡng này. Như vậy, chúng ra còn đến 30-40% thời gian thức để có thể chăm lo cho cuộc sống cá nhân tốt hơn.

Thời gian rõ ràng không có lỗi. Vậy đâu là nguyên nhân của một cuộc sống cá nhân nghèo nàn, thất bại?

Qua nhiều cuộc trò chuyện với các nhân vật là nhà điều hành, viên chức, công nhân trong độ tuổi 25-40, Nhịp cầu Đầu tư đã nhận ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống cá nhân bị “khiếm khuyết”. Đó là:
    1. Không lường trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống cá nhân để rồi bị thất vọng.
    2. Lo lắng, sợ hãi hay giận dữ thái quá để rồi không có khả năng giải quyết ổn thỏa những xung đột trong hôn nhân.
    3. Sự thất bại trong quan hệ chăn gối
    4. Sự chậm trễ về việc lập kế hoạch cho cuộc sống cá nhân trong tương lai, hay còn gọi là “quan điểm về ngày mai”.
Trong 4 nguyên nhân này, nguyên nhân “quan điểm về ngày mai”, một nguyên nhân có tính thời gian, đang là cái bẫy chi phối cuộc sống cá nhân của chúng ta nhiều nhất.

Hữu hạn trong quan điểm về “ngày mai”!

Giáo sư Bartolomé đã có dịp trò chuyện với hàng trăm người thành đạt thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề ở nhiều quốc gia. Và ông đã tìm ra được kịch bản mang tên “Ngày mai” trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Nhân vật chính trong kịch bản đó có thể là bạn, hoặc là tôi. Kịch bản ấy như thế nào?

Hiện tại, bạn 25 tuổi và đã có gia đình. Là người trẻ tuổi và bắt đầu sự nghiệp, bạn đang tự khám phá, trau dồi kĩ năng cho chính mình, cố gắng hết sức để có được sự thăng tiến. Bạn rất bận rộn với công việc và nghĩ trong đầu, mình sẽ chăm sóc cuộc sống cá nhân, gia đình vào ngày mai.

Và ngày mai, bạn 30 tuổi. Bạn có thể có một hoặc nhiều con. Lúc này, bạn mang hai trọng trách: công việc và con cái. Nhưng công việc đang tiến triển, buộc bạn phải phấn đấu nhiều hơn, nếu không sẽ trôi mất thành quả đạt được sau bao nhiêu năm. Và một lần nữa, khi nghĩ về việc chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình và con cái, bạn lại nói: “Chờ ngày mai vậy!”.

Và ngày mai, bạn 35 tuổi. Tất cả nỗ lực của bạn đều được đền đáp xứng đáng. Bạn trở thành nhà quản lý, nắm giữ một phần vận mệnh của công ty. Bạn quan hệ rất tốt với lãnh đạo, thu nhập khá cao. Nhưng ở tuổi này, bạn bắt đầu cảm nhận sự trống rỗng hoặc sợ hãi. Đó là do bạn ở vị trí cao và bị áp lực phải bảo vệ nó trước những quản lý trẻ có tiềm năng. Rồi bạn càng phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua sự sợ hãi, lo lắng. Chắc chắn, bạn sẽ khó có thời gian cho cuộc sống cá nhân. Bạn nhìn nó rồi lại nhẩm chữ “ngày mai”.

Rồi ngày mai, bạn 40 tuổi. Ở tuổi này, cả phụ nữ và đàn ông đều muốn tập trung chăm lo cuộc sống cá nhân. Bây giờ mới là ngày mai thực sự của bạn. Nhưng có lẽ đã quá trễ.

Một kịch bản cuộc sống như thế diễn ra với khá nhiều người trong chúng ta. Khi chúng ta hi sinh cuộc sống cá nhân thì chúng ta cũng đồng thời tự nhủ mình sẽ lấy lại được nó trong tương lai. Tuy nhiên, điều đó rất khó,vì thời gian đã lấy đi sức lực và mọi thứ của con người.

Kịch bản của Bartolomé như một sự cảnh tỉnh, giống như câu chuyện “ngày hôm nay” tôi đã từng đọc trong tác phẩm “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dale Carnegie. Nếu Carnegie khuyên chúng ta chuẩn bị công việc thật tốt cho ngày hôm nay, sống trọn vẹn trong ngày hôm nay và viết từ “ngày hôm nay” lên một phiến đá rồi nhìn nó mỗi ngày thì kịch bản của Bartolomé cũng hàm ý, hãy khắc từ “ngày hôm nay” trong tâm trí để sắp xếp trọn vẹn cuộc sống cá nhân, gia đình!.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái vội của người mình

    05/01/2018Vương Trí NhànNăm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người. Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
  • Sự tăng tốc của thời gian

    02/08/2008Trong rất nhiều tập thơ xuất hiện gần đây có một tập thơ làm cho tôi chú ý. Chú ý bởi trông là lạ với cái bìa đơn giản có hình bàn tay giữa thiên hà; bởi bên trong được minh họa đẹp, hiện đại, lại đơn giản; bởi đây là tập thơ song ngữ đầu tiên trong nước và tác giả tự dịch sang tiếng Anh rất chuẩn…
  • Đi tìm thời gian đã mất!

    13/04/2008Tuệ ThưĐố bạn biết, đố bạn trả lời chính xác đấy. Có câu trả lời không? Thời gian là gì? Ta chỉ nghĩ tới cái đồng hồ, đến đứa trẻ mới ra đời, đến người già tóc bạc, đến cái chết, và sinh ra… Rồi sự héo tàn trơ trụi rồi đâm trồi này lộc…
  • Thời gian - Tấm màn bí mật

    28/02/2008Hùng ViThời gian có ở khắp nơi và chẳng ở đâu cả. Nó là cội nguồn của những bí mật. Chúng ta không thể nhìn thấy hay chạm vào thời gian. Tuy nhiên, chính "kẻ giấu mặt" này lại chi phối cuộc sống của mỗi người chúng ta...
  • Thời gian với giao thừa

    16/02/2007Băng SơnThời gian là cái gì đó, hoàn toàn vô hình nhưng lại hết sức hữu hình. Nó như một nguyên tố không màu, không mùi, không vị, không đặc, không loãng, cứ lặng lẽ trôi nhưng bất biến...
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Lỗi tại thời gian

    16/05/2006Bàn về những nguyên nhân, hiểm họa và giải pháp khắc phục sự lãng phí thời gian của chúng ta tại công sở...
  • Thời gian

    11/01/2006Làm chủ thời gian chính là chọn cách sống một cuộc sống có ý thức và luôn biết những gì mà mình làm và lý do tại sao mình làm những việc đó. Leo Tolstoy đã viết: "Chỉ có một thời điểm quan trọng - THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI! Đó là thời điểm quan trọng nhất bởi đó là thời điểm mà chúng ta có một chút gì đó quyền lực nào đó để có thể tác động và làm thay đổi nó”.
  • Chiêm nghiệm thời gian

    07/01/2006Phạm Xuân NguyênVấn đề thời gian vẫn là mối quan tâm hàng đầu của văn học. Một mặt, văn học hiện đại luôn tìm kiếm những cách tân và thực nghiệm liên tục. Có thể nói, thay đổi là hơi thở sống của nó. Mặt khác, văn học lại phê phán và tránh xa quan niệm coi thời gian như là sự "tiến bộ cơ học". Đấy có lẽ là một trong những nghịch lý chính...
  • Tản mạn chuyện thời gian

    30/11/2005Phạm Vũ Lửa HạKhi tạo ra những công cụ nhân tạo để đo lường thời gian, chúng ta định hình kinh nghiệm của mình về thời gian. Thời gian có ý nghĩa không chỉ với từng cá nhân mà còn đối với các tập thể hay các nền văn hóa....
  • Nghịch lý của thời gian

    09/08/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng“Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có” (Ilia và Petrov). Nhật xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: Cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít ra là thời gian. Thời gian không sở hữu được nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có.
  • Bí ẩn của thời gian

    22/07/2005Mai Sơn dịchNếu bạn xem đồng hồ, bạn biết được thời gian trong ngày. Nhưng không ai biết bản thân thời gian là gì. Chúng ta không thể nhìn thấy nó. Chúng ta không thể chạm được nó. Chúng ta không thể nghe thấy nó. Chúng ta nhận biết nó chỉ bằng cách chúng ta đánh dấu sự trôi qua của nó.
  • Thời gian của bạn

    07/07/2005Thời gian là cuộc sống của bạn. Do vậy, trở thành người biết làm chủ thời gian là rất cần thiết. Nếu bạn chưa đọc qua Những nguyên tắc hành động hay viết ra những nhiệm vụ của mình thì hôm nay chỉ là một ngày, lúc này chỉ là một thời điểm mà thôi. Nếu bạn bị định hướng sai thì việc bạn đang tiến triển mọi việc nhanh như thế nào cũng không thành vấn đề.
  • xem toàn bộ