Câu danh ngôn nổi tiếng nhất mọi thời đại

09:24 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Mười, 2015

Khi sinh viên trường kinh doanh Harvard học môn nghệ thuật lãnh đạo, câu đầu tiên họ sẽ học là câu nói này.

Tác giả câu nói này từng được xem là "đệ nhất phu nhân của thế giới".

Tạm dịch là "những cái đầu lớn sẽ thảo luận với nhau về những ý tưởng, những cái đầu bình thường sẽ trao đổi với nhau về các sự kiện, những mái đầu lặt vặt sẽ bình luận người này người kia".

Đây cũng là cơ sở để nhận biết đẳng cấp của từng người trong xã hội, dù là một cậu bé nhỏ xíu học tiểu học hay một ông già sắp lên đường về thế giới bên kia. Dấu hiệu nhận biết người tài, có chí lớn và người bất tài, nhảm nhí cũng thông qua các mối quan tâm của họ và các đề tài họ thảo luận với bạn bè.

Dù là một cậu bé tiểu học, "great minds" sẽ nói về cách chế tạo đồ dùng học tập, "idea" để giúp việc học, việc chơi, việc đi lại, việc sinh hoạt của gia đình cậu, lớp cậu, trường cậu, khu nhà ở...được đẹp hơn, tiện lợi hơn, khoa học hơn. Khi ra trường, những cô cậu có những great minds gặp nhau cà phê cà pháo sẽ bàn về ý tưởng thành lập câu lạc bộ ngoại ngữ này, câu lạc bộ thể dục thể thao kia, quỹ từ thiện nọ...Ý tưởng sẽ được chia sẻ với nhau để làm sao họ có được những thành tựu trong đời theo mission của đời họ. Trên facebook của họ là những trăn trở về những ý tưởng, những dự án, và triển khai....

Còn những "small minds" sẽ quan tâm ông A, bà B, cô C, cậu H...Càng thâm cung bí sử thì họ càng khoái theo dõi. Vì mái đầu lặt vặt sẽ dành thời gian và năng lượng để bàn bạc người này người kia, chủ yếu là công kích cá nhân và chỉ trích, vì "small" thì mọi thứ đều hẹp hòi, góc nhìn thấp. Và bạn bè trong friendlist hay người theo dõi facebook của họ cũng khá đông vì tính tò mò cá nhân là đặc trưng của small minds. Những great minds, bạn đi chơi với họ hay xem trang cá nhân của họ, sẽ chỉ thấy tràn ngập những ý tưởng và chia sẻ "không liên quan đến cá nhân nào".

Các bạn trẻ đọc và ngẫm lại câu danh ngôn này. Để sàng lọc bạn bè của mình theo hướng hợp tác học tập làm ăn hay chém gió nếu mình cũng có nhiều thời gian. Các công ty cũng biết mà cân nhắc người trẻ trong cơ quan mình lên mức hạt giống lãnh đạo, quản lý cấp trung hay chỉ được làm nhân viên mãi mãi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hội chứng "ít chịu học hỏi" tự mình mê mình ở người Việt

    10/05/2018Vương Trí NhànChu cho rằng xứ này “ tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến thức có giới hạn, tuy có thể tuyển chọn được người tài năng trong nước Dạ Lang của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngồi đáy giếng ”...
  • Phải kích thích được tâm lý ham học hỏi trong mỗi người

    09/12/2015PGS. TS tâm lý học Đặng Ngọc DiệpXã hội học tập (XHHT) là một đặc trưng của xã hội hiện đại ở thế kỷ 21. Khác với thực tế trước nay ở Việt Nam học sinh vẫn phải học cả ngày...
  • Người giỏi và bọn... dở hơi khác nhau thế nào?

    23/08/2015Nguyễn Ngọc ThuầnDưới đây là những điểm khác biệt cơ bản trong cuộc sống và công việc của người thành công (người giỏi) và kẻ thất bại (bọn dở hơi). Tuy hơi hài nhưng đọc để tránh nhé...
  • Học hỏi là học... Hỏi!

    23/04/2015Nguyễn Bỉnh QuânHai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".
  • Thói hư tật xấu của người Việt: không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt

    22/04/2015Vương Trí NhànTôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?!
  • Học hỏi từ câu chuyện về các nhà khoa học đoạt giải Nobel

    27/05/2010Trần Thanh Sơn – Trần Nhật Minhgay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ. Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc...
  • Đọc, học hỏi, và hoạch định thành công

    16/05/2009Bích ThủyBill Gates là người đề cao tầm quan trọng của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft...
  • Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

    21/02/2006Hoàng Lê (thực hiện)Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi...
  • Học hỏi từ phương pháp thực hành tốt nhất

    11/02/2003Nguyễn Lê HoaĐổi mới công nghệ, phát triển công nghệ thông tin, sự toàn cầu hoá, khai thác hiệu quả kiến thức, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đáp ứng những mong muốn của khách hàng là những yếu tố then chốt quyết định sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường ngày nay. Tính cạnh tranh đã trở thành một chuẩn mực quốc tế và tất cả các tổ chức đều mong muốn trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn, sáng tạo hơn, năng suất hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
  • xem toàn bộ