Càng có tuổi, tôi càng yêu Tolstoi hơn Dostoievski!

07:28 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Mười, 2019
Trong 5 đính cao văn chương [theo cách đọc và nhìn nhận riêng tôi]: Tolstoi, Dostoievski, Kafka, Faulkner, và Camus – Dostoievski là đỉnh cao nhất, và là tên tuổi bất khả xâm phạm. Ông là nhà văn duy nhất tôi đóng khung chân dung treo trước bàn viết thời tuổi trẻ.
.
Nhưng rồi, càng có tuổi tôi mới thấy mình yêu Tolstoi hơn. Bởi Tolstoi NGƯỜI hơn.
.

Hai văn hóa Nga vĩ đại Tolstoi và Dostoievski
.
Dostoievski nghệ sĩ quá, tự tin quá, tinh thần và tư tưởng phát triển tuần tự nhi tiến để sau rốt đỉnh cao nhất sự nghiệp nghệ thuật ông chính là tác phẩm cuối đời: Anh em nhà Karamazov. Tolstoi ngược lại, sau Chiến tranh và Hòa Bình, và Anna Karenine, ông nhập cuộc đời sống, hết mình cho nó, cả ở hành động và chữ nghĩa.

Gặp một cô gái điếm, trong khi Dostoievski phân tích tâm lí chiều sâu, cảm thông hoàn cảnh cá nhân, biến cô thành nhân vật và đưa hết vào tác phẩm thì Tolstoi ngược lại, cho đó là do lỗi ở mình, và quyết xung vào dàn xếp nỗi ấy của cộng đồng rộng lớn.
.
Dù gần hết đời chịu cảnh nghèo đói, nợ nần, mang thân ốm yếu bệnh hoạn, Dostoievski vẫn là con người hạnh phúc với bà vợ trẻ tần tảo, quán xuyến cuộc đời và tác phẩm ông, cả khi ông qua đời. Đó là hai tâm hồn yêu thương nhau, tôn trọng nhau, và nâng đỡ nhau dựng nên sự nghiệp vĩ đại. Tolstoi ngược lại, khởi đầu là khoẻ mạnh và giàu sang, nhưng để thực hiện “niềm tin”, nửa cuối cuộc đời ông phải liên tục cãi nhau với vợ con, và ngoài con gái Út hiểu và thông cảm với bố, còn lại tất cả “chống lại ông” trong đó đứa con trai chuyên viết chống lại người bố vĩ đại của mình. Ông gây đau khổ cho vợ con, và chính ông chịu khốn khổ.
.
Tem Liên Xô về văn hào Fyodor Dostoyevsky (1821-1881)
.
Phạm vi quốc gia, sau khi thoát án tử và trải bao nỗi người, ở cuối đời – qua diễn từ về Pushkin, sau đó là ngày ông mất, Dostoievski nhận được vinh quang lớn nhất, khi tinh thần và niềm tin của ông đã tập hợp được các lực lượng và phe phái khác nhau của xã hội Nga lúc bấy giờ.
.
Tolstoi ngược lại, luôn bị chính quyền nghi kị, dòm ngó và dù họ không làm gì được ông, vẫn không bao giờ ưa nổi ông, chính quyền xem ông là “tên phiến loạn”, viên Thượng thư Bộ Nội vụ còn thảo sẵn thư lên Nga hoàng đòi nhốt ông.
.
Cuối cùng, ông đã phải bỏ nhà ra đi để chịu chết trong nhà một trưởng ga xép hiu quạnh, gần như cô độc. Bi kịch của ông chính là bi kịch của một thiên tài bất hạnh, thất bại trong ước vọng mang niềm tin và lí tưởng cao đẹp của mình ứng dụng vào một cộng đồng giả dối, suy đồi.
.
Một bi kịch NGƯỜI biết bao!
.
Tem Liên Xô về văn hào Lev Tolstoy (1828-1910)
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà văn Leo Tolstoy và Đạo Phật

    25/05/2017Thích Nguyên TạngThời gian gần đây, có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa Đạo Phật và nhà văn Nga Leo Tolstoy. Vì họ phát hiện trong sách truyện của ông có nhiều quan điểm rất tương đồng với giáo lý nhà Phật...
  • Nhân đọc lại Tự Thú của Lev Tolstoy

    22/08/2013Nguyễn Thế ĐăngConfession trong bối cảnh Tây phương, có thể dịch là thú tội, xưng tội. Còn trong bối cảnh Đông phương là sám hối. Với Phật giáo, biết hổ thẹn (tàm quý), biết lỗi lầm của mình là bước đầu cho hành trình nên người, thành người cao cả...