Cạn vốn

08:32 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Tám, 2013
Năm cũ đi qua, năm mới vừa đến, cái từ được nghe nhiều nhất, nghe khắp mọi nơi là vốn. Hình như ai cũng thiếu vốn. Vậy nên lẽ ra mừng xuân thì phải có cài chủ đề gì vui vui, đằng này Tia Sáng lại cũng đưa ra chủ đề “vốn”. Mà mình cũng đã cạn vốn. Không phải chỉ cạn tiền, mà như cạn nhiệt tình, nên không biết viết gì nữa. Ngẫu nhiên lật một trang Sông của Nguyễn Ngọc Tư, bắt gặp ngay câu: “Đất nước này vốn dựa vào thần thánh, vào anh hùng mà sống, rồi bỗng dưng hai thứ đó vắng teo”.

Sao lại bỗng dưng? Có cái gì lại bỗng dưng mà vắng teo đâu.

Hình như trước đây Chế Lan Viên cũng nói đại ý:

Một đất nước thường sống bằng tiềm lực, Trong mỗi quả thị nghèo đều có một nàng tiên.


Ngày nay vốn anh hùng, vốn thần thánh, vốn tiềm lực, cạn cả rồi chăng?

Không còn vốn thần thánhđể răn đe, nên người nông dân hiền lành chất phác cũng sẵn sàng tiêm thuốc độc vào hoa quả cho người khác ăn, miễn là mình thêm chút vốn tiền.

Không còn vốn anh hùngnên giữa đường có thấy sự bất bằng, người ta cũng bỏ qua. Nên một tên côn đồ với con dao trong tay có thể khống chế cả xóm.

Nhớ lại hồi còn chiến tranh, cái vốn niềm tinsao mà lớn quá. Ai cũng tin sẽ đến ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất. Chỉ là không biết bao giờ thôi. Người ta đoán già, đoán non, mang cả “sấm Trạng Trình” ra để đoán. Có người dẫn câu:

Mười người chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình


Nhưng không ai thích câu đó, vì nghe ghê gớm quá, vì người ta chỉ tin vào những gì tốt đẹp thôi. Vậy là tìm được câu sau, cũng của Trạng Trình:

Mã đề giương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.


Đó là vào năm 1965, năm Tỵ. Người ta đoán là sang năm Ngọ, mã đề giương cước thì anh hùng chết sạch! Nhưng vì niềm tin lớn quá nên người hay chữ lại giải nghĩa rằng “anh hùng tận” ở đây là tất cả đều là anh hùng, ứng với cái câu cửa miệng thời đó “ra ngõ gặp anh hùng”. Và người ta đều mong sang năm Thân (1968), năm Dậu (1969), cái sự thái bình bắt đầu được kiến tạo.

Thế mới phục Trạng Trình, viết để người ta giải thích thế nào cũng được. Nhưng giải thích thế nào, cũng lại tùy thuộc cái vốn của người đọc mà thôi. Mấy câu đó mà đưa ra bình bây giờ, cũng lại vào năm Tỵ, chắc phải có nghĩa khác.

Ngẫm ra trong mọi loại vốn, có lẽ cái vốn niềm tin là quan trọng nhất.
Chỉ xin kể câu chuyện nhỏ này thôi.

Có hai người tù binh nằm chung một xà lim, một già, một trẻ. Hai người ngày ngày đào tường để mong trốn thoát. Cho đến hôm đào thông được ra ngoài, người tù già đưa cho anh bạn tù trẻ cái bọc nhỏ và dặn: “Lão già rồi, có trốn ra cũng không đủ sức về đến nhà. Chú cầm lấy cái gói này. Đây là khúc bánh mỳ mà lão đã giữ để phòng xa. Nay đưa để chú phòng thân. Chỉ nhắc chú một điều, trước khi mở ra ăn thì nên tự hỏi là đã đến mức tuyệt vọng chưa, hay vẫn còn cố được. Nếu thấy vẫn chưa phải là lúc tuyệt vọng nhất thì khoan hãy mở”. Anh bạn trẻ, trải qua bao khó khăn, về được đến nhà. Kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe, anh ta nói rằng đã rất nhiều lần định mở cái gói, nhưng lại tự nhủ là vẫn chưa đến nỗi tuyệt vọng, nên để dành lại cho lúc khó khăn hơn. Chính vì niềm tin là vẫn còn vốn đó nên anh ta đủ nghị lực về được đến nhà. Trịnh trọng đặt cái gói lên bàn và mở ra cho cả nhà xem, anh chàng kinh ngạc vì đó chỉ là một hòn đá!

Đất nước bốn ngàn năm, cái vốn niềm tin đâu chỉ nhỏ như hòn đá. Vậy nhưng xin đừng phung phí nó. Hết cái vốn đó rồi, khi tuyệt vọng biết bấu víu vào đâu?
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị châu Âu và những gợi ý cho sự phát triển

    10/07/2019Hồ Sĩ QuýVài năm gần đây, hình ảnh về một Châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội xã hội Châu Âu. Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài Châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là Châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị Châu Âu đã lỗi thời. Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy.
  • Về số phận của Nho giáo

    02/09/2016Hồ Sĩ QuýCũng như những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai trò và vị thế của mình một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy trì lặng lẽ trong đời sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng theo quy luật tất nhiên của đời sống. Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống xã hội quy định./.
  • Khơi dậy sức mạnh mềm

    29/04/2016Trần Trọng ThứcCho dù trọng tâm cuộc mưu sinh của người đời luôn gắn liền với chuyện cơm áo gạo tiền, nhất là trong thời kỳ kinh tế đang trên đà suy thoái, nhưng không ai trong chúng ta có thể phủ nhận các giá trị văn hóa vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống, không chỉ trên bình diện quốc gia mà cả quốc tế.
  • Để phát huy sức mạnh mềm Việt Nam

    31/07/2014Ly LamSức mạnh mềm giúp một quốc gia nhận được nhiều cảm tình và sự hợp tác từ bên ngoài. Khi cần sự hỗ trợ, họ cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những quốc gia khác.
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Platon và việc thực hiện ý tưởng

    04/07/2010Bùi Văn Nam SơnVới Platon, ý niệm mạnh hơn thực tại, vì nó định hình thực tại. Phẩm chất đích thực và viễn kiến có căn cứ là bảo bối cho mọi sự ứng xử. Đó là thông điệp then chốt nhất mà ông dành cho hậu thế.
  • Việt Nam con đường đi tới thành công

    11/02/2010Thanh Hà“Cần phải làm giàu để giúp mình, giúp gia đình mình, đất nước mình. Việt Nam sẽ trở nên giàu có khi có rất nhiều doanh nhân, rất nhiều người giàu”...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ