Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

03:51 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Bảy, 2003

Trong hơn hai mươi năm qua CCGD ĐH chủ yếu chỉ là những đổi mới về mặt tổ chức (sáp nhập, tách trường và lập thêm trường mới). Về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập thì gần như không có gì thay đổi, vẫn là thuyết trình nhồi nhét, thụ động, chưa tăng cường đối thoại, trao đổi, chưa dạy cho sinh viên cách tự học, tự tìm kiến thức. Giáo trình sách giáo khoa, trang thiết bị, thí nghiệm, thực nghiệm so với ĐH các nước trong khu vực đều lạc hậu.

Không một trường ĐH nào trên thế giới có chế độ giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc ĐH nhưng các trường ĐH ở VN vẫn còn áp dụng. Có môn học mà hầu hết các trường ĐH trên thế giới đều không học, nhưng ở VN đã chiếm đến 11% số tiết giảng dạy, nhiều sinh viên phải học lại và thi lại, nhưng nội dung vẫn như hơn 20 năm trước, không hề có đổi mới. Giáo dục thể chất và quân sự ở ĐH vẫn theo khuôn cứng nhắc, hình thức như cũ, có sinh viên phải thi lại môn thể dục!

Cái nguy cơ lớn nhất của tất cả các trường ĐH hiện nay là thiếu thầy (nhất là thầy giỏi), có trường tỉ lệ thầy trên sinh viên là 1/100 (!), nhóm trường kinh tế - luật là 1/71, trong nhóm trường xã hội là 1/51. Sau 40 năm phát triển, chất lượng đội ngũ giảng viên lại trở lại như tình trạng ban đầu vào những năm 60, là trình độ thầy chỉ nhỉnh hơn trò có một chút. Còn tình trạng đào tạo thạc sĩ ở các trường thì cũng không khác gì như cử nhân, nhiều chuyên đề không có giáo trình, thầy giảng và đọc cho sinh viên chép.

Các trường ĐH dân lập xảy ra nhiều sai sót trầm trọng; hệ tại chức tuyển sinh tràn lan, chiếm tỉ lệ nhiều hơn hệ chính quy (!), chất lượng đào tạo quá kém, không tốt nghiệp PT cũng đỗ cử nhân. Lối hư học chạy theo bằng cấp đã ảnh hưởng nặng nề đến việc đào tạo trong các trường. Nạn mua bán luận văn, luận án, bằng giả tràn lan trong GD ĐH.

Trước thực trạng của GDDH như đã nêu trên, đồng thời với việc tiến hành CCGD ở PT, việc CCGD ĐH là rất cấp thiết vì những lý do sau đây:

1. Sinh viên được tuyển vào trường đại học chỉ sau 4 năm đào tạo sẽ trở thành người lao động kỹ thuật của xã hội, nếu trong 4 năm này việc CCGD ĐH không được tiến hành theo yêu cầu thì việc đào tạo sinh viên không đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, khi ra trường họ sẽ là hạng người "dở thầy dở thợ". Nếu không CCGD ĐH ngay thì nạn thất nghiệp sau khi học xong ĐH vẫn tiếp diễn, là một trở lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2. Nếu chúng ta nhanh chóng tiến hành CCGD ĐH sẽ làm cho bộ mặt các trường ĐH ngày một đổi mới, chất lượng đào tạo sinh viên đáp ứng được yêu cầu xã hội, sẽ thu hút một số học sinh không phải đi du học ở nước ngoài, không mất đi một khoản ngoại tệ, không để chảy máu chất xám. Nếu không CCGD ĐH ngay từ khâu thi tuyển sinh thì năm nào cũng nảy sinh bao nhiêu vấn đề phức tạp, tốn kém, lãng phí tiền của. Cải cách tuyển sinh ĐH sẽ hướng việc học tập của học sinh PT theo khuôn khổ mà nó đề ra, góp phần giúp học sinh tự điều chỉnh sắp xếp mình để học ĐH, CĐ hay đi học nghề.

Tóm lại, vấn đề đặt ra hiện nay là trong CCGD các bậc học, thứ tự ưu tiên, trọng điểm do tính cấp bách của bậc ĐH chưa được nhận thức đầy đủ nên

LinkedInPinterestCập nhật lúc: