Cần cảnh giác với “lời nguyền tài nguyên”

07:01 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Mười, 2015

“Lời nguyền tài nguyên” được định nghĩa là hiện tượng nhiều nước giàu tài nguyên thiên nhiên lại có xu hướng phát triển kinh tế chậm hơn các quốc gia không có tài nguyên đáng kể.

Tại hội thảo “Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam” tổ chức ngày 14-5 tại Hà Nội, một trong các vấn đề được giới nghiên cứu đưa ra và gây tranh cãi là vai trò của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam: Hiệu quả tới đâu? Đóng góp ở mức nào? Còn tồn đọng những vấn đề gì? Giải pháp?

Khai thác là cần thiết

Cho đến nay, các nhà khoa học đều nhất trí rằng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của một nước là cần thiết, thay vì cứ để tài nguyên nằm “chết” trong lòng đất, lòng biển. Chẳng hạn, chính những tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ đã là “nguồn sinh khí” cho nền kinh tế Việt Nam thập niên 1980. Từ đó đến nay, công nghiệp khai thác mỏ phát triển với quy mô ngày càng tăng, tốc độ trung bình khoảng 15% (giai đoạn 2000-2008).

Đánh giá tổng quan về thực trạng của ngành này, Viện Tư vấn phát triển Việt Nam (CODE) cho rằng thu nhập của ngành chiếm khoảng 8,9%-10,3% GDP trong giai đoạn 2000-2008 và đứng vị trí thứ tư sau công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp, thương nghiệp. Tuy thế, hiệu quả đầu tư của ngành thấp hơn nhiều lĩnh vực khác. Nhà nước cũng thất thu khá lớn về tiền thuê đất, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp. “Đặc biệt là tổn thất nguồn thu lớn từ giá trị tài nguyên do khai thác xuất khẩu quặng thô, giá trị thấp” - đại diện CODE cho biết.

Việc khai thác tài nguyên phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Ảnh: CTV

Song vấn đề nghiêm trọng nhất đối với công nghiệp khai thác khoáng sản nằm ở hai điểm: hậu quả đối với tài nguyên môi trường; ảnh hưởng xấu tới kinh tế-xã hội cộng đồng địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

Hủy hoại môi trường, bất ổn xã hội

Hủy hoại môi trường có lẽ là mặt trái đã quá rõ ràng của công nghiệp khai khoáng. Viện CODE cho biết trên toàn quốc, nhiều bãi thải đã “bồi lấp ruộng vườn, sông suối, làm ô nhiễm nguồn nước…”, “tại các vùng khai thác sa khoáng titan ven biển miền Trung, khu dân cư, nguồn nước, khu vực canh tác lân cận… đều bị cát bay bao phủ khi có gió lớn…, trường phóng xạ cũng rất cao so với ngưỡng an toàn…”. Tại tỉnh than Quảng Ninh, có hiện tượng các bãi đổ thải chất cao như núi, tạo thành… đồi nhân tạo, chẳng hạn có đồi Cọc 6 cao tới 280 m, Đông Cao Sơn 250 m, Nam Đèo Nai cao 200 m…

Mặt trái thứ hai của công nghiệp khai thác khoáng sản, theo các nhà khoa học, là những ảnh hưởng xấu tới chính địa phương có khoáng sản được khai thác. Ths Trần Thanh Thủy (Trung tâm Con người và thiên nhiên) khái quát năm hệ lụy đối với đời sống cộng đồng nơi có mỏ: giá cả cao; bất ổn về an ninh xã hội; mất sinh kế bền vững; các tác động tới môi trường; sức khỏe bị ảnh hưởng; cơ sở hạ tầng xuống cấp.

Bà Thủy đưa ra một trường hợp mẫu - điểm khai thác quặng sắt tại xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Số liệu cho thấy hoạt động khai thác không tạo cơ hội việc làm cho cư dân địa phương (chỉ có 3% được thu hút vào hoạt động này); chưa kể 40 trong tổng số 119 hộ ở một xóm bị mất đất, nước suối ô nhiễm, kết quả là cả sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đều bị ảnh hưởng. Về an ninh xã hội, 95% số hộ cho rằng tình hình địa bàn xấu đi, do có xung đột giữa doanh nghiệp với người địa phương về chuyện đền bù đất đai, mâu thuẫn giữa công nhân nhập cư và người bản địa…

“Lời nguyền” có ứng nghiệm?

Lý thuyết về “lời nguyền tài nguyên” cho rằng các nền kinh tế dựa vào khoáng sản đều có tỉ lệ lạm phát cao hơn, nông nghiệp tăng trưởng chậm hơn (do mất đất, mất nước), tỉ lệ thất nghiệp cao, xuất khẩu không đa dạng và nguồn thu từ xuất khẩu không ổn định (do phụ thuộc giá thế giới trong những mặt hàng “mũi nhọn”). Nhiều nước đang phát triển ở châu Phi như Nigeria, Congo, Zambia, Gabon… đều đã sa vào cái bẫy của “lời nguyền” này.

Liệu Việt Nam, với các mặt trái của công nghiệp khai thác khoáng sản, có tránh được “lời nguyền tài nguyên” hay không là câu hỏi đang được đặt ra và chưa có câu trả lời. Tuy thế, tại hội thảo, nhà môi trường học người Canada Jason Morris-Jung cảnh báo: Vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn “sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc có thể đẩy Việt Nam vào thế đánh mất lợi thế cạnh tranh trong sản xuất trong khi có thể đạt được trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên”, nên với Việt Nam, bài học từ kinh nghiệm quốc tế về “lời nguyền tài nguyên” vẫn còn hữu ích.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Sân golf và bài toán yên dân

    20/09/2014Nguyễn Trần Bạt“Khi lấy yên dân làm mục tiêu thì ta sẽ lựa chọn được những yếu tố thích hợp cho sự phát triển. Yếu tố nào không làm phương hại đến nhân dân, không loại bỏ đại bộ phận những người lao động, vừa thoả mãn được sự tiên tiến của đòi hỏi thế giới mà vẫn khuyến khích, dìu dắt được sự phát triển năng lực của người Việt thì là yếu tố thích hợp cho Việt Nam.”
  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Thế giới có quá nóng, quá phẳng, quá chật?

    07/07/2009Ngọc Tú (lược dịch từ Slate Magazine)Nóng, Phẳng, Chật nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ tài nguyên và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu đựng của cả thị trường và trái đất.
  • Đừng lãng phí tài nguyên đất

    21/01/2009Nguyễn ChiếnCuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2008 cho thấy, thế giới đang bước vào một chu kỳ phát triển mới, trong đó nông nghiệp được chú trọng hơn sau nhiều thế kỷ bị đứng sau sự ưu tiên cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  • Không thể tiếp tục "sống lẹm" vào tương lai

    20/11/2008Nguyễn Trung20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.
  • Làm gì với Vedan?

    19/09/2008TS Nguyễn Sĩ Dũng"Không bị bắt không phải là kẻ trộm". Câu ngạn ngữ này của người Nga khẳng định rằng quan trọng là phải "bắt tận tay, day tận trán", bằng không một tên trộm có thể tồn tại trên thực tế nhưng lại không tồn tại đối với pháp luật. Với hành vi xả nước thải độc hại xuống sông Thị Vải bị bắt quả tang, Công ty Vedan đã thật sự đối mặt với pháp luật như một đối tượng cần bị xử lý...
  • Những thay đổi trong quan niệm về phát triển

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTrong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước thay đổi căn bản về quan niệm phát triển. Khi sự phát triển còn ở vào giai đoạn tốc độ thấp, những vấn đề toàn cầu chưa xuất hiện. Ngày nay, khi tốc độ phát triển đã tăng vọt, những biến đổi vũ bão của thế giới đã và đang kéo theo những vấn đề toàn cầu như chênh lệch giàu nghèo, vấn đề sinh thái, an ninh toàn cầu... đòi hỏi nhân loại phải chung sức giải quyết.
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay

    15/06/2007Lương Đình HảiTrong bài viết này, tác giảđã luận chứng để làmrõ rằng, phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tấtyếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giá trịcũ, nó đòi hỏi phảicó tưduy mới, khoahọc hơn, nghĩalà cần có một thế giới quan triếthọc mới. Theo tác giả, vấnđề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đặt ra hiện nay không chỉ là giữ gìn,bảo vệ, mà cònlà cải thiện môi trường sinh thái.Do vậy,nội dung của quan niệm phát triển xã hội bền vững và hài hoà phảibao gồm tăng trưởng kinh tế, hiệnđại hóa hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn,bảo vệ và cải thiện môi trường.
  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • xem toàn bộ