Cái hậu văn… chương

09:46 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Giêng, 2006

Kính xin hương hồn các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tô vàNguyên Hồng xá lỗi

Chí Phèo tỉnh giấc. Mồm miệng nhạt như nước ốc. Tiên sư con Nở, bảo đi mua cháo gì mà suốt mấy tiếng không thấy về. Có khi lại tạt té sang nhà lão Hạc buôn rồi cũng nên. Từ ngày về ở với nhau đến giờ, Chí bỏ hẳn rượu, nhưng không thể bỏ được cái tính hay chửi. Nhưng thay vì chửi trời, chửi đất, chửi cả cái làng Vũ Đại, hắn chỉ chửi vợ mình. Chửi thì chửi vậy thôi chứ Chí vẫn thương thị lắm.Mấy hôm trước, vợ hắn chở nốt mấy con gà ra chợ tỉnh bán chui chạy cúm gia cầm. Tối mịt vàn chưa thấy vợ về, lo cho thị, hắn đội mưa đi đón đâm nhiễm lạnh bị cảm đến giờ.

Già rồi, không còn sức vóc như cái hồi trai trẻ rạch mặt ăn vạ suýt chết, chứ không phải chết như nhiều người tưởng nữa. Con cái thì đứa đi làm thợ mộc ở tít trong Đắc Lắc, đứa thì may thuê ở ngoài Hà Nội. Quanh năm làm chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng, lo cho gia đình chúng còn chẳng xong thì nói gì đến hắn với tôi. May ra thì sát Tết vợ chồng đứa con gái út mới về thăm bà mẹ được. Thế là quay ra quay vào chỉ còn hắn với thị, hai vợ chồng già không thương nhau thì thương ai. Đang lẩn thẩn nghĩ thì có tiếng gọi ngoài cổng. Cái giọng xấc lấc này thì chỉ có thằng cháu lão Troạch Văn Đoành chứ cấm có sai. Chí bảo nó đẩy cửa mà vào. “Ông có thư, từ Hà Nội”. Thằng bé thấy cái phong bì vào giường Chí rồi tót luôn. Chí bóc thư, lẩy bẩy soi ra ánh sáng nhờ nhờ chiều đông bên ngoài cửa sổ. Một lá thư mời.

Mới ba giờ chiều xuân mà Xuân tóc đỏ đã ngáp dài ra hiệu cho con bé nhân viên dọn hàng. Chẳng hiểu dạo này đen đủi thế nào mà hiệu thuốc của hắn cứ ế chổng ế chơ. Khách vào chỉ hỏi mua Tamiflu. Mà có là thánh cũng không bói ra được thứ thuốc ấy bây giờ. Chán, sao dân tình không ốm mấy cái bệnh khác cho hắn nhờ. Điệu này xem chẳng có khi sang tháng dẹp tiệm, biến mấy cái mét vuông mặt tiền chênh chếch bệnh viên Bạch Mai thành quầy lntemet Game Online chắc dẻ thở hơn. Bọn trẻ con dạo này ăn Võ Lâm, ngủ Truyền Kỳ lo gì không kiếm đủ tiền để chiều chiều rủ lão Văn Minh, đốc tờ Trực Ngôn với họa sĩ Típ Phờ Nờ đi uống bia hơi.

Người ta cứ bảo Xuân số đỏ nhưng càng nghiệm hắn càng thấy đời mình đen. Kể tu sau khi được cố Hồng gả cô Tuyết cho, được nhận Bắc đầu bội tinh của Phủ toàn quyền, được vào Hội Khai trí Tiến Đức, những tưởng đời hắn sẽ lên hương, nào ngờ cứ trượt dài xuống dốc. Hội khai trí Tiến Đức đã giải tán. Cái cơ quan mà vì nó hắn phải quẳng cả cái Bắc đầu bội tinh để có được lý lịch trong sạch khi xin vào sau mấy chục năm ì ạch, cũng đã giải thể. Đúng hôm Xuân nhận chế độ về hưu một cục thì cô Tuyết cũng bỏ hắn để chạy sang Nga theo một tay phó tiến sĩ có bằng còn đỏ hơn màu tóc hắn. Xêlavi. Đời là thế, Xuân thở dài, uống nốt cốc trà dở, cụp mắt nhìn bà Phó Đoan cười bên thằng con giời con phật trong tấm ảnh gửi về từ tận Paris mà hắn để dưới tấm kính mặt bà. “Cháu về đây bác ạ”. Tiếng con bé nhân viên, đang là sinh viên xin năm thứ ba Đại học Dược, đến làm part-time cho Xuân chào. Xuân gật đầu “À quên, lúc trưa có người gửi cho bác bức thư, cháu để ở ngăn kéo quầy thuốc ý”. Xuân ra tiễn con bé, đóng cửa, tiện tay lấy bức thư. Một bức thư mời.

Tám bính vừa đặt cái bàn xuống trước cửa vừa thở. Khiếp gần đến Tết, giá cả cứ tăng vùn vụt, tiêu tiền mà cứ như mất tiền. Ai đời mớ rau ngày thường có 500đ mà giờ nó hét 2000đ. Để chuẩn bị lẩu đón Năm Sài Gòn hôm nay, Bính cầm đi hơn trăm nghìn mà về đến nhà chỉ còn mấy đồng lẻ. Nhanh thật,, thấm thoắt thế mà đã hơn nửa thế kỷ rồi. Sau khi ra tù, Tám Bính quyết tâm từ giã đời giang hồ và quá khứ Bỉ vỏ, coi như chưa từng biết những Năm Sài Gòn, Ba Bay, Tư Lập Lơ, Chín Hiếc. Cô không về quê Nam Định, cũng đoạn tuyệt hẳn với đất Hải Phòng mà ra Hà Nội làm đồng nát. Hồi đầu cũng khổ lắm, thiên hạ ăn còn chẳng chẳng đủ mà lấy đâu ra rác mà xả. Rồi Tám Bính đi đội than, đóng gạch, rửa bát thuê cho căng tin cơ quan, đứng xếp hàng bán chỗ tại các quầy mậu dịch. Bính chẳng nề hà việc gì, cứ cắn răng làm, thà khổ chứ nhất định không chịu bất lương. Lần hồi chắt bóp, rồi cô cũng có được chút vốn. Cô chung tiền mở một xưởng đúc dép cao su. Thời ấy, đàn ông cả miền Bắc thần tượng dép cao su như bây giờ thanh niên thần tượng giày Adidas. Công việc ăn nên làm ra, Bính mua được một mảnh đất ở rìa ngoại, chấm dứt cuộc đời ở trọ. Hết mốt dép thì đến mốt chó. Hết chó lại đến gấu. Những con vật cho Tám Bính ngẩng mặt với đời. Rồi cơn sốt nhà đất nổ ra, qua một đêm Tám Bính thành tỷ phú sau khi bán nửa mảnh đất của mình, Tám Bính gửi tiền vào ngân hàng, ung dung hưởng tuổi già bằng tiền lãi tiết kiệm.

Trong suối quãng thời gian đó, thật ra Tám Bính không hề quên Năm Sài Gòn. Khi báo chí rộ lên về vụ Năm Cam. Bính còn nghĩ hay là chính ông ấy, nhưng đổi tên.Sống với nhau một ngày còn nên nghĩa, huống chi là cả một .quãng đời. Bính đăng báo tìm nhân ngãi xưa. Năm Sài Gòn trả lời. Ra tù sau Bính mấy năm, Năm Sài Gòn uống một trận túy lúy với đám đàn em ở sáu Kho rồi rửa tay gác kiếm, ra Quảng Ninh làm thợ mỏ. Cũng đôi lần Năm có ý nhắn tìm Bính nhưng không ai biết bà ở dâu. Công việc thợ lò vất vả khiến Năm về già bị viêm phổi nặng. Chính một lần ra Hà Nội nằm viện, đọc nhờ tờ báo của người giường bên mà Năm biết Bính tìm mình. Tình xưa nối lại. Bính chăm sóc Năm như một đôi vợ chồng già. Hôm nay Năm ra viện. Bữa lẩu này là để mừng ông tai qua nạn khỏi. Tám Bính tưởng tượng cảnh mình chóng đua nhìn tay cướp khét tiếng đường sông một thời ngồi nhỏ thó, lóng ngóng bên nồi lẩu. Rồi ông ấy sẽ còn lúng túng hơn nữa khi đọc cái giấy mời gửi chung cho cả ông và bà mà Bính nhận được hôm qua. Một bức thư mời.

Trời đen như mực nghe sương xuống nằng nặng, chị Dậu ra ngoài khép lại cánh cửa. Tôi quay vào bàn thờ anh Dậu, thắp một nén hwơng cho ấm nhà. Cái bật lửa Trung Quốc đã cạn ga bật mãi mới lên lửa. Mai phải ra chợ bảo lão A Tẩy nạp ga cho nó thôi, chị nghĩ. Rồi chị xếp lại mấy cái vòng bạc và các tấm thổ cẩm vào trong gùi, vừa 1àm vừa nhìn hai đứa con của thằng Dân đang chí chóe giằng nhau cái đồng hồ điện tử mà một ông Tây du lịch vừa mới cho chúng lúc chiều. Giờ này mà vợ chồng thằng Dần không về thì chắc chúng nó ngủ ở trong Bản Hồ rồi.

Trong ấy hôm nay có đám cưới con cả một đứa bạn của Seo Mẩy, vợ thằng Dần. Chẳng biết rồi con vợ có bảo được thằng chồng không, chứ dạo này thằng Dần uống rượu dữ qúa. Mới tuần ttước lái xe ôm chở khách, nó say suýt nữa lao cả mình, cả chiếc xe Minsk lẫn cái bà Tây xuống vực.

Sau cái đêm ở nhà lão quan phủ Tư Ân, chị Dậu không dám về làng Đông Xá. Chẳng ai biết chị đi đâu. Có người bảo mấy năm sau thấy chị ở một đám đông phá kho thócNhật, ở một cuộccướp chính quyền huyền kỳ tổng khởinghĩa. Có người lại nói gặp chị vào nhữngngày địch hậu o ép, đậynắp hầm bom cho cán bộ cơsơ. Kỳ thực chị Dậu trốn lên tận Lào Cai ở nhờ một đứa cháu họ xa. Khi đã quen đất, quen người, chị ra ở riêng, cấy mọt vạt lúa nương, trồng một vườn susu, đóng một khung dệt vải và sống cuộc đời bình lặng như mây Sapa. Cách mạng thành công, chị Dậu có về tìm chồng con. Nhưng anh Dậu và tháng Tiu đã không qua khỏi nạn đói Ất Dậu. Cái Týđã trở thành đội viên đội thiêu niên tiên phong Đông Xá, chính nó đã bắt vợ chồng Nghị Quế ăn lại cơm thừa của chó để trả thù vụ ngày xưa. Chị Dậu đưa hai đứa con về sống với mình ở Sapa. Cái Tý lớn lên, đi thoát ly, giờ lấy chồng giám đốc, mở quán cafe ở Sài Gòn. Nghe nói một cốc cafe nó bán những máy chục nghìn. Bằng mấy chục lần tiền ngày xưa chị phải bán nó. Thằng Dần lười biếng không chịu học hành, lấy vợ dân tộc, giờ làm xe ôm đầu phố Cầu Mây, đi cả tháng không bằng tiền con chị nó mua son phấn. Anh em kiến giải nhất phận. Miễn chúng nó sống hạnh phúc là chị vui rồi.

Mấy chục năm ở với núi đồi, chị Dậu đã nói tiếng Dao như chính ngườiDao. Bây giờ Ngô Tất Tố có sống lại. Lên đây cũng chẳng thể nhận ra Thị Đào ớ làng Đông Xá. Chị Dậu châm thêm một nén hương nữa để thắp cho cụ Tố. Nhờ cụ mà mấy hôm nữa chị sẽ được về Hà Nội. Theo một cái giấy mời in bằng cái máy mà máy đứa con thằng Dần bảo là lây dơ.

Cái giấy mời mà cả chị Dậu, Chí Phèo, Tám Bính, Xuân Tóc đỏ cùng nhận được là của Hội Nhà văn gửi. Họ được mời dự Hội thảo trao đổi về kinh nghiệm làm sao để các nhân vật văn học có thể vượt ra bên ngoài tác phẩm và sống mãi với thời gian.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhật ký thị dân

    27/12/2017Thục AnhTháng 1: Một năm mới mở toang ra cái cảm giác hạnh phúc đến xấu hổ khi cảm nhận được rằng mình là một thị dân đang yên vị trong một căn nhà cấp bốn...
  • Ngẫm nghĩ Xưa và Nay

    11/11/2013Cấn Thị Phương (Khánh Hòa)Xưa: Cái nết đánh chết cái đẹp.
    Nay: Cái đẹp đánh bẹp cái nết...
  • Vương miện mùa thu

    06/12/2010Thực ra mà nói, trong con mắt của tôi, mùa thu nước Nga không chỉ nhuộm vàng lá, mà bao phủ xung quanh còn biết bao nhiêu gam chuyển đều hệt như bảng tổng phổ của các họa sĩ theo trường phái cổ điển.
  • Khe khẽ đông về

    10/10/2009Chu LaiHà Nội vẫn là nơi tôi sinh ra và sẽ là nơi tôi nằm xuống. Hà Nội xôn xao bốn mùa. lạnh thì lạnh ghê gớm nhưng đã nóng thì nóng không chịu nổi. Phải chăng chính vì thế mà cái man mác gió mùa thu, cái se lạnh nồng nàn của mùa xuân mới quý giá nhường bao...