Cách mạng, văn hóa và giáo dục

08:58 SA @ Thứ Sáu - 17 Tháng Bảy, 2009

Gần đây, kỷ niệm 140 năm ngày sinh của nhà văn Maxim Gorki, chúng ta có dịp đọc một tác phẩm lâu nay ít được biết đến của ông, viết năm 1918, ngay giữa những ngày đầu Cách mạng Tháng Mười Nga, có tên “Những ý tưởng không hợp thời”. “Không hợp thời”, Gorki tự gọi những ý tưởng của mình như vậy bởi vì, là người sáng suốt nhất và cũng dũng cảm nhất, trong thời điểm sôi động vừa phức tạp vừa hứng khởi tột cùng ấy, đúng như một nhà văn hóa lớn, với một sự hiểu biết vô cùng sâu sắc và một tình yêu thống thiết đối với nhân dân Nga và nước Nga, ông đã bình tĩnh nhìn thấy và nói đến thực tế lâu đời và cấp bách của nước Nga, những gì cách mạng đã làm được, và những gì cách mạng chưa làm được, đúng hơn, không thể làm được đối với thực tế ấy, những gì là cơ bản nhất mà nước Nga và nhân dân Nga còn phải đối mặt, lâu dài, và tận trong nền tảng sâu thẳm nhất của mình.

“Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng”.
Maxim Gorki

Chắc chắn không ai có thể nghi ngờ sự ủng hộ nồng nhiệt của Gorki đối với cách mạng và đối với Lê-nin. Là nhà văn hóa lớn, xuất thân từ “dưới đáy” xã hội Nga, hơn ai hết ông hiểu sự cần thiết sống còn và tầm vĩ đại của cuộc cách mạng lật đổ chế độ Sa hoàng, giải phóng nước Nga, tạo những điều kiện chưa từng có cho nước Nga có thể thay đổi. Nhưng tỉnh táo, đầy tinh thần trách nhiệm và dũng cảm đến kinh ngạc, ông cũng nói rằng: “Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng”. Cách mạng đã gạt bỏ cản trở bên ngoài, trên bề mặt (ngoài da) để cho phép tiến hành chữa trị những căn bệnh chí tử của thực tế Nga, nhưng công cuộc chữa trị chỉ được bắt đầu sau cách mạng chứ không phải trong cách mạng, bằng cách mạng. Cách mạng đã thành công, nhưng những căn bệnh trầm kha thì vẫn còn nguyên đấy, thậm chí nếu trước kia nó ở trên bề mặt thì bây giờ cách mạng đưa nó lặn vào trong nội tạng chứ không hề trừ tiệt được nó. Và như vậy thì lại còn nguy hiểm hơn, nếu coi mọi sự đã xong và dừng lại. Hoặc cứ tiếp tục theo một cách ấy. Theo Gorki, lại còn có điều khác nữa, cũng nghiêm trọng không kém, đến từ chính cuộc cách mạng mà ông dấn thân vào hết mình. Thẳng thắn, nghiêm khắc, vì hết sức trách nhiệm, ông viết: “Chúng ta sống trong một cơn bão của các xúc cảm chính trị, trong sự hỗn độn của một cuộc chiến đấu giành quyền lực; cuộc chiến đấu này đánh thức bên cạnh các tình cảm tốt đẹp còn cả những bản năng đen tối. Điều đó là tự nhiên, nhưng lại đe doạ bẻ cong đi tính cách của chúng ta, và làm cho nó phát triển một cách giả tạo theo một hướng nhất định”.

Không thể không liên tưởng đến một lãnh tụ khác cũng từng làm nên một cuộc cách mạng lớn trong thời hiện đại, đồng thời là một bậc hiền triết, Nelson Mandela, người đã lãnh đạo thành công công cuộc phá bỏ chế độ A-pác-thai ở Nam Phi. Sau chiến công lớn đó của nhân dân Nam Phi, cũng bình tĩnh và minh triết đến kinh ngạc, ông nói: “Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới giành được quyền tự do để có tự do”. Cách mạng là quan trọng và cần thiết, nhưng cách mạng không làm thay đổi được phần bên trong của xã hội và con người, không chữa trị được những căn bệnh nội tạng, những căn bệnh ngăn con người thật sự trở thành con người tự do. Không được phép tin rằng cách mạng đã tạo nên được con người tự do. Cũng có thể hiểu, đấy không phải là “chức năng” của cách mạng, không nằm trong khả năng của nó. Nó làm công việc dọn dẹp cho cuộc chữa trị.

Chữa trị cho xã hội, cho đất nước, cho dân tộc, cho con người, Gorki khẳng định, công việc đó, trách nhiệm đó, chức năng đó là của văn hóa, của văn học nghệ thuật. Và chúng ta hiểu, đương nhiên, của giáo dục, bộ phận cốt lõi, nền tảng của văn hóa. Đó là chức năng thiêng liêng của văn hóa, văn học nghệ thuật, và của giáo dục.

“Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới giành được quyền tự do để có tự do”.

Nelson Mandela

Lẽ nào đọc Gorki và Mandela mà không lập tức liên tưởng đến những vấn đề của chính chúng ta. Mỗi cuộc cách mạng trong những hoàn cảnh lịch sử riêng ắt có những khác biệt lớn nhỏ riêng, nhưng dẫu có khác đến đâu thì những nguyên lý và quy luật chung vẫn không thể khác. Những điều Gorki và Mandela minh triết cảnh báo có chừa chúng ta không? Chắc chắn là không. Đó là ngọn lửa địa ngục mà các dân tộc đều bắt buộc phải đi qua, để đến được ngưỡng cửa của cuộc chữa trị, tới lúc ấy mới có thể bắt đầu. Cần đủ tỉnh táo và dũng cảm như các ông để biết nhìn thẳng và nhìn xa hơn về những vấn đề của chúng ta.
Chúng ta đã có được một cuộc cách mạng chấm dứt một trăm năm nô lệ, và sau đó liên tục hai cuộc chiến tranh anh hùng để hoàn tất cuộc cách mạng ấy, giành lại độc lập dứt khoát cho dân tộc. Sự nghiệp đó rất vĩ đại. Vĩ đại vì nó đã quét đi được những trở ngại bên ngoài, “ngoài da”, để cho phép chúng ta tự nhìn sâu lại trong chính mình, những tật bệnh, những nhầm lẫn và chậm trễ chí tử đã làm cho đất nước ta chậm phát triển. Nhìn rõ, và bắt tay vào công cuộc chữa trị, như ta vẫn gọi, cuộc chấn hưng dân tộc.

Đối với chúng ta hiện nay, có thể nói tất cả các vấn đề về văn hóa đều đang nóng bỏng. Có lẽ ai cũng có thể cảm nhận được điều này: Chúng ta đều đang hết sức lo lắng về kinh tế, càng lo lắng hơn trong khủng hoảng toàn cầu hiện tại. Nhưng sâu sắc hơn, trằn trọc hơn, lâu dài và khó khăn hơn, thậm chí chừng nào đó cũng chưa hoàn toàn thấy rõ được đường ra cho rành rẽ, là lo lắng về văn hóa. Trong đó, vừa nóng bỏng, cấp bách, vừa căn bản, lâu dài, là về giáo dục. Cho nên, những điều vừa đọc trên kia có lẽ thật có ích cho chúng ta để suy nghĩ về giáo dục, nền giáo dục mà chúng ta đang khó nhọc tìm lối ra hiện nay, cả về đường hướng cơ bản, lâu dài, lẫn bước đi cụ thể, trước mắt, đều còn rất lúng túng – nếu chúng ta dám nhìn thẳng và nói thẳng.

Nguyên Ngọc (5 tháng 9, 1932 – ) tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả.

"Tôi sống và làm theo những điều mình tin, và chịu trách nhiệm về tất cả điều đó, không thối lui, không nhân nhượng.

Đúng sai là điều khó tránh ở đời, nhưng tôi luôn coi trọng sự nhất quán trong thái độ sống: bao giờ cũng sống như một người tự do, trước hết với chính mình.

... Thiết lập lại một nền giáo dục khác hẳn nhằm tạo nên những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Sự thống nhất của xã hội sẽ là sự thống nhất của những con người tự do, đầy trách nhiệm với chính mình và với xã hội, đầy tự chủ và sáng tạo."

>> Trang tác giả:Nguyên Ngọc

Nhầm lẫn lớn nhất của giáo dục ta vừa qua và hiện nay chính là ở chỗ nó không nhận ra được tất cả tình thế trên, không nhận ra được rằng cách mạng là vĩ đại, nhưng cách mạng chỉ dọn đường, chỉ có thể dọn đường, chứ nhất định không thể làm được việc chữa trị cho xã hội và con người; công việc đó phải là do chính nó, giáo dục, một bộ phận cốt lõi, nền tảng của văn hóa, phải làm. Đó là vai trò, là vị trí, là thiên chức của nó. Công việc của nó, nói một cách hoàn toàn không quá đáng, là làm lại con người, từ con người nô lệ hôm qua, mà cách mạng đã cởi xiềng cho nhưng vẫn còn nguyên xi là con người nô lệ trong tâm hồn, thành con người tự do thật sự, nghĩa là con người tự do từ tận bên trong của chính mình.

Mấy năm lại đây nhiều người đã nói đến triết lý giáo dục. Triết lý giáo dục mà nền giáo dục này đang thiếu và cần, chính là như vậy. Nó loay hoay nhiều năm nay, rối rắm, luẩn quẩn, vừa trì trệ vừa tích cực, càng tích cực thì càng rối rắm, lúng túng, và lại càng… trì trệ, chính là vì thiếu một triết lý như vậy làm cốt lõi, nhất quán, quyết liệt, xuyên suốt. Phải từ yêu cầu của một cuộc chấn hưng dân tộc sâu sắc và toàn diện sau khi cách mạng và chiến tranh đã quét sạch cho ta những trở lực “ngoài da” để suy tính về một nền giáo dục khác, cho một thời đại khác của dân tộc. Không làm thế, thì nói cho đúng, chỉ có thể tạo ra được những công cụ cho những công việc gì đó chứ không phải là giải phóng thực sự con người, để cho chúng ta có được một đất nước của những con người tự do. Có lẽ cũng có thể hiểu như thế về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có độc lập mà không có tự do thì độc lập cũng là vô nghĩa”.

Gần đây có người hỏi tôi muốn nói cụ thể điều gì khi nhấn mạnh yêu cầu tự trị đại học? Tôi hiểu tự trị đại học theo đúng tinh thần đó. Cách mạng, chính trị là vô cùng quan trọng. Nhưng chỉ có văn hóa, chỉ có văn học nghệ thuật, chỉ có giáo dục mới xây dựng nên được con người thật sự tự do. Giáo dục có tính độc lập của nó, sau cách mạng và chính trị. Nếu không thì sự “cởi trói” mà cách mạng và chính trị đem lại … cũng chẳng để làm gì. Xin nhắc lại: Đây chính là ý của Hồ Chí Minh.

Đương nhiên, từ điểm xuất phát này, còn có vô số những công việc cụ thể, nhọc nhằn, khó khăn cần làm, những bước đi cụ thể cần suy tính rất kỹ càng, những “chiến lược” từng đoạn cần được vạch ra và thực hiện. Nếu không theo tinh thần lớn đó, thì khó thoát ra được khỏi tình thế luẩn quẩn đã lâu, để sống được đàng hoàng cùng thiên hạ văn minh.

Mong thay!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Nguyên Ngọc (1932 - )

    04/07/2009Nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Về tư tưởng giáo dục Arixtốt

    16/11/2006Nguyễn Bá TháiCó lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học...
  • Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng

    01/11/2006Lê Minh TriếtThực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước. Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội. Các nhà giáo, các nhà khoa học đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục...
  • Việt Nam không thể đứng ngoài!

    20/05/2006Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới
    Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM....
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Thiên đường của trái tim

    07/10/2005Là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, Komensky đã để lại những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn. Các chuyên gia sư phạm coi Komensky là người đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại. Những nhận định của ông về xã hội, về con người và cuộc đời… vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • xem toàn bộ