Cách mạng thông tin đã thay đổi chúng ta như thế nào?

09:21 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười Hai, 2007

Dường như có một sự chờ đợi nặng nề đặc sánh lại ở các quán café, quán bar, khi những người khách cô độc ngồi bên ly café mong chờ một bước chân bước qua ngưỡng cửa. Lặng lẽ sưởi ấm lòng mình bằng những gương mặt mới, những gương mặt có thể anh sẽ chỉ gặp một lần trong đời, những ánh nhìn của họ đau đáu một niềm hy vọng hiếm khi thành sự thật, mong người khách không quen biết sẽ nhoẻn miệng cười hay ngồi xuống cạnh họ, đem lại cho họ sự bình yên chân thành của một tình bạn không vụ lợi…

Gần một chục năm qua, Internet đã biến cả thế giới thành một quán café khổng lồ, nơi hàng ngày, hàng đêm gần bảy trăm triệu người vào mạng âm thầm mong ngóng một tín hiệu của đồng cảm, một bàn tay thân thiện chìa ra:

Trăng vỡ trên tay như gương vỡ
Ai gọi tôi không? Ai hỏi không?
(Tào Linh)

Có một điều kỳ lạ là trong thời đại của thư điện tử và Internet, khi những biên giới địa lý đã bị mờ đi, lẽ ra con người phải cảm thấy gần gũi hơn với nhân loại thì ngược lại, họ càng cảm thấy cô đơn hơn. Vì biển thông tin mênh mông và cảm giác đối mặt với toàn nhân loại làm con người cảm thấy mình càng bị nhỏ đi, hay vì sự thông hiểu đối với con người cũng giống như đường hai chiều – có đi lại mà chẳng thể hòa nhập với nhau? Tiếp xúc bằng tư tưởng trên những giao lộ thông tin làm cho con người phải suy ngẫm nhiều hơn, và càng phải suy ngẫm nhiều thì họ càng phải đi sâu vào bản thân mình, càng cảm thấy cô độc.

Bởi đồng thời với việc xóa bỏ biên giới địa lý, Internet cũng tạo nên sự đa dạng của cái tôi. Không còn con người sinh hóa, mà chỉ tồn tại một con người ảo, hay chính xác hơn, một con người có muôn vàn bộ mặt, tùy thuộc vào chiếc mặt nạ mà anh ta lựa chọn. Không còn có gióng nòi, không còn có tuổi tác, không còn có giới tính. Chỉ có dòng tư tưởng và các suy tư tràn chảy. Khi chỉ có giao tiếp tinh thần, con người dễ dàng hơn trong việc bộc lộ những suy tư kín đáo nhất của mình. Và càng đi xa hơn trong trao đổi tinh thần, con người càng khám phá ra ở mình nhiều góc âm u mà ít khi mình dám nghĩ tới. Những tiếp xúc ảo cứ đốt cháy lên khao khát được tiếp xúc thật, được nắm trong tay một con người bằng xương bằng thịt chứ không phải một giọng nói hay một bộ mặt ảo. Và Internet trở thành một trong những cám dỗ lớn nhất mà loài người đã tạo ra cho mình, một kiểu ngôi nhà của những trái tim ran vỡ (B. Shaw)

Chừng bảy năm trước bộ phim viễn tưởng The Lawnmower Man (Người cắt cỏ)của Mỹ đã kể lại câu chuyện một anh khờ đã phát triển tột bậc do được nạp thông tin siêu tốc vào não. Thông tin không chỉ biến đổi bộ não, không chỉ biến đổi cách hắn nhìn nhận thế giới và con người, mà còn biến đổi cả cơ thể hắn. Khao khát được trải mình ra với toàn nhân loại, hắn đã biến một phần của Internet để trở thành một siêu con người, dù không còn thể xác. Cảm giác toàn năng của một người có thể biến tất cả mà Internet trao cho con người thật ghê gớm. Giờ đây, ngồi trong một quán cà phê Internet tồi tàn tại Hà Nội, anh cũng có thể biết những chuyện xảy ra ở một thành phố nhỏ bất kỳ nào đó bên bờ đại dương. Nhưng đứng trước Internet, con người cũng giống như cậu bé ba tuổi, buổi sáng khi mở cửa không thấy trước mắt mình là chiếc cổng vườn quen thuộc mà là cả thế giới mênh mông. Chú ngã phệt xuống bậc thềm và òa khóc, bởi cùng với ước mong không được thỏa mãn giơ tay ôm trọn cả nhân loại, chú còn cảm nhận được sự khủng khiếp của thế giới bao la xung quanh chú.

Thế giới Internet là thế giới của một hạm đội ma vĩ đại, nơi những mảnh ván tàu và những con tàu rách rưới rồi sẽ trôi nổi khắp đại dương lãng quên. Thế giới Internet cũng là thế giới của những tín hiệu S.O.S. Hàng triệu, hàng triệu người miệt mài bỏ ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm xây dựng những website, blog cá nhân. Giống như những chiếc phao cứu sinh hay những lá thư bỏ trong chai rượu, những website cá nhân là nơi trú ngụ của lời khẩn cầu thảm thiết: Tôi ở đây! Hãy chú ý tới tôi, hãy cứu vớt linh hồn tôi (Save Our Soul). . Cái thymos (sinh linh, linh hồn) của con người vốn chẳng bao giờ được lưu ý và chăm chút tới như họ hằng mong muốn.

Công nghệ thông tin, không thể phủ nhận, đã thành công trong việc xây dựng một ngôi nhà chung cho toàn nhân loại, một kho tàng kiến thức chung. Bằng việc mở cửa kho tàng kiến thức nhân loại cho tất cả những người có nhu cầu, Internet đòi hỏi con người một thái độ chấp nhận (tolerance) hay cùng tồn tại hòa bình (co-existence) với những tư tưởng khác. Nó cho phép con người khả năng so sánh và tự chọn cho mình một thái độ sống, một triết lý sống. Các nhóm trao đổi (discussion groups), các chat room luôn luôn dành một lối thoát cho người không cùng quan điểm – họ chỉ việc bỏ đi tìm những người khác có quan điểm như mình. Sự đa dạng và tức thời của các cuộc thảo luận khiến cho người viết phải học cách trình bày quan điểm của mình một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Cảm giác có hàng triệu người có thể đang theo dõi những dòng chữ trên màn hình của mình làm cho người sáng tạo có trách nhiệm hơn với những gì anh đang viết ra. Nhưng cũng chính vì vậy, lòng tin và sự bao dung của con người bị thử thách, đến nỗi anh không còn có thể chắc chắn vào một điều gì, trừ việc anh đang suy ngẫm vào đúng giây phút này và tư tưởng của anh đang hiện lên trên màn hình.

Cõi mênh mông của kiến thức mà Internet mang lại thay đổi hẳn nền tảng của giáo dục. Nếu như trước đây, một học sinh sẽ chỉ được học những gì mà thầy giáo thấy cần thiết cho họ, thì nay, thông qua Internet, anh có thể học bất cứ thứ gì cần thiết cho anh. Va con người luôn luôn phải tự vấn: Vậy thì tôi thực sự muốn gì? Cái gì có ích cho tôi? Và suy cho cùng thì liệu nó có cần thiết cho cuộc sống của tôi hay không? Cái đó đặt lại những giá trị sống có thể làm đổ nhào cả một cuộc đời đã nhọc công xe cát suốt những năm tháng qua. Và nỗi xa xót cho sự phí hoài của thời gian và tiêu phí cứ cứa hoài vào lớp người đứng tuổi.

Nói gì thì nói, cho dù người ta sẽ than tiếc cho một nền văn hóa viết tay, hay quay về với thư pháp như một cách rèn luyện tích cực của tâm hồn, thì công nghệ thông tin cũng vẫn tồn tại bất kể nhà văn Việt Nam có muốn hay không. Quay lưng lại với những tiện ích của nó là một việc làm điên rồ. Nhiều nhà văn hiện nay vẫn coi công nghệ thông tin chỉ như chiếc máy chữ vạn năng. Tất nhiên, khả năng sắp xếp lại các ý, sự tự do trong việc dịch chuyển các đoạn, cắt bỏ hay thêm, chèn tùy ý khiến cho chiếc máy tính trở thành thần kỳ trong việc chấm dứt với các vết gạch, xóa, những mũi tên rối loạn chạy tít từ đầu trang đến cuối trang. Nhưng công nghệ thông tin là một cái gì đó lớn hơn thế rất nhiều. Nhà văn sẽ phải tập để sống, thở hít và suy nghĩ với nhịp sống của một mớ bòng bong còn vĩ đại hơn bản thảo của anh hàng tỷ tỷ lần. Và sẽ chẳng bao giờ Hội Nhà văn Việt Nam còn làm được việc như họ mới làm: bỏ bốn triệu đồng mua lại bản thảo viết tay một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài để lưu trữ. Bản thảo của những nhà văn thế hệ kế tiếp, than ôi, sẽ chỉ còn là những ký tự trên màn hình, le lói chớp sáng như những ngôi sao đêm, như những lời khẩn cầu từ một nơi nào xa tít tắp.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ếch ngồi đáy giếng…

    01/12/2018Trần NguyênCó siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?
  • Robot bao giờ biết tâm tư?

    25/01/2015Phạm Việt HưngĐó là tuyên bố của Rodney Bronks, Giám đốc Viện nghiên cứu trí thông minh nhân tạo thuộc Viện MIT nổi tiếng, trong cuốn sách mới xuất bản của ông mang tên Thể xác và máy móc. Robots sẽ biến đổi chúng ta ra sao - một cuốn sách được tờ The New York Times mô tả là hết sức hấp dẫn bởi những khái niệm mới lạ về ý thức và vô thức và bởi sự liên hệ các khái niệm ấy với sự phát triển của robot trong tương lai...
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

    03/08/2006TS. Nguyễn Cảnh Hồ... nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất.
  • Số hóa kiến thức nhân loại

    03/07/2006Mạnh KimTừ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Sống chung với “bầy thú điện tử”

    22/02/2006Chu HảoNếu có ai trong số các “đại gia” Việt Nam (ở mọi thành phần kinh tế quốc dân) sớm gia nhập vào “Bầy thú điện tử” này thì càng tốt...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • xem toàn bộ