Các giới hạn khoa học
Peter Medawar– Nhà sinh học Anh
Giải Nobel về sinh lý học và y học năm 1960
Trích cuốn Bên ngoài khoa học
NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2004
Biên tập: Đặng Mộng Lân, Đỗ Minh Ngọc
Tiểu luận được in cùng với 2 tiểu luận khác trong tập sách: “The Limits of Science” (Các giới hạn của khoa học) –
Trong mục cuối cùng của tiểu luận, Medawar đã bàn đến vấn đề tồn tại của Thượng đế. Ông viết: “Tôi lấy làm tiếc là không tin vào Thượng đế và các câu trả lời có tính cách tôn giáo nói chung, vì tôi tin rằng nhiều người cần có sự hài lòng và niềm an ủi sẽ đạt được các điều đó nếu có thể khám phá và đề xuất cáclý do khoa học và triết học tốt để tin vào Thượng đế”. Đó là một ý kiến thật đáng để suy nghĩ khi chúng ta đứng trước các giới hạn của khoa học.
Điều quan trọng là thấy rằng khoa học không đưa ra những điều khẳng định về những vấn đề sâu xa cuối cùng - về các bí ẩn của cuộc sống, hoặc về nhiệm vụ của con người trên thế giới này. Thường người ta hiểu rõ điều ấy.Tuy nhiên, một số nhà khoa học lớn và nhiều nhà khoa học có tầm cỡ nhỏ hơn đã hiểu sai tình hình. Sự thật về việc khoa học không thể công bố gì về các nguyên tắc đạo đức đã bị giải thích sai thành việc thông báo rằng các nguyên tắc như vậy không hề có, trong khi trên thực tế, việc tìm kiếm chân lý lại giả định từ trước là bao hàm đạo đức.
KARL POPPER
Dialectica 32: 842
Timothy này, con hãy gìn giữ điều gì con được ủy thác, tránh ăn nói xúc phạm, phù phiếm và quan niệm không đúng về sự chống đối của khoa học: điều mà một số nhà truyền giáo đã mắc sai lầm có liên quan với đức tin.
TIMOTHY 6: 20 – 21
Tóm tắt
Các "nhà triết học mới" thế kỷ 17 ở nước Anh đã không dự kiến rõ ràng một giới hạn cho khoa học. Phương châm của họ là Vượt ra ngoài hơn (Plus Ultra, nguồn gốc Tây Ban Nha của phương châm này sẽ được mô tả ở đây). Họ tin rằng trong khoa học sẽ luôn luôn có khả năng vượt ra ngoài hơn nữa. Tuy vậy, rõ ràng có một giới hạn cho khoa học vì nó không thể trả lời các câu hỏi sơ đẳng, ngây thơ, liên quan đến các sụ vật đầu tiên và cuối cùng ' các câu hỏi như " Mọi vật đã bắt đầu ra sao ?", "Tất cả chúng ta ở đây nhằm mục đích gì?", “Ý nghĩa của việc kiếm sống là gì?". Chủ nghĩa thực chứng gạt bỏ mọi câu hỏi như vậy xem như không phải là các câu hỏi (nonquestions) hoặc là các câu hỏi giả (pseudoquestions) - sự bác bỏ hầu như không thỏa đáng vì các câu hỏi có ý nghĩa với những người hỏi, và các câu trả lời có ý nghĩa với những người cố gắng trả lời.
Tiểu luận này cố gắng giải thích vì sao khoa học không thể trả lời các câu hỏi cuối cùng này và vì sao không một tiến bộ có thể tưởng tượng nào của khoa học có thể cho quyền trả lời. Tác giả xem xét nhưng phát hiện sai sót ở ý tưởng cho rằng sự tăng trưởng của hiểu biết khoa học là tự giới hạn, có nghĩa là chậm lại và di đến chỗ ngưng trệ như là hậu quả của chính hoạt động tăng trưởng, cũng như là sự gia tăng dân số, các cao ốc hoặc máy bay.
Có một sự giới hạn bên trong gắn liền đối với sự tăng trưởng của hiểu biết khoa học. Đó không phải là do thiếu năng lực nhận thức. Đó là một giới hạn lôgic, nó tùy thuộc vào một "Định luật bảo toàn thông tin" (Law of conservation of information).
Do đó, không phải là khoa học mà là siêu hình học, văn chương hư cấu hoặc tôn giáo là nơi chúng ta phải tìm đến để có câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến các sự vật đầu tiên và cuối cùng. Vì các câu trả lời này không nảy sinh từ thực nghiệm hoặc cần xác nhận bằng thực nghiệm nên việc hỏi xem chúng là đúng hay là sai là vô ích, hoặc thậm chí là vô nghĩa.
Vấn đề là các câu trả lời có hay không đem lại sự thanh thản đầu óc khỏi nỗi lo âu do không hiểu và xua tan nỗi sợ hãi về điều không biết. Sự thất bại của khoa học khi trả lời các câu hỏi về các sự vật đầu tiên và cuối cùng hoàn toàn không kéo theo khả năng chấp nhận các câu trả lời thuộc những loại khác. Cũng không thể coi như đương nhiên là các câu hòi này vì có thể được nêu lên cho nên chúng có thể được trả lời. Sự hiểu biết của chúng ta có tiến triển thì chúng vẫn không thể được trả lời.
Tuy thế, có những lý do được nêu lên tin chắc rằng không có giới hạn đối với sức mạnhcủa khoa học về trả lời các câu hỏi thuộc những loại mà khoa học có thểtrả lời. Đây là vinh quang lớn nhất của khoa học, vì nó đòi hỏi rằng mọi việc có thể làm trên nguyên tắc đều có khả năng làm được nếu ý định làm là đủ kiên quyết và được duy trì lâu dài.
1. Vượt ra ngoài hơn?
Hình 1 là phiên bản của trang đầu cuốn Novum Organum(Phương pháp mới để giải thích tự nhiên, 1620), tác phẩm đầu tiên trong Hệ thống Triết học theo dự kiến của Francis Ba con, The Great Instauration (Sự thiết lập lớn). Nó mô tả Eo biển Gibraltar bị các cột trụ khổng lồ của Hercules chèn ở hai bên bờ, mỗi cột đều đồ sộ đến nỗi làm cho Tòa nhà Khánh tiết của Đế chế bị thu nhỏ lại đến tỉ lệ của một nhà xí ở ngoài trời. Bên dưới các cột có dòng chữ khắc (Daniel 12: 4) được xem như lời tiên tri thâm trầm và loan báo trịnh trọng của "các nhà triết học mới" (hiện nay, chúng ta nói là "các nhà khoa học") thuộc thế hệ của Bacon, trong số đó có nhiều vị là tu sĩ. Dòng chữ khắc có nội dung: "Nhiều người sẽ qua lại và kiến thức sẽ tăng thêm" - lời tuyên bố xem như đã tiên đoán các chuyến đi xa đường biển để khám phá của thời kỳ ấy, cuộc di cư qua lại giữa nước Anh và lục địa châu Âu và đặc biệt là từ nước Anh tới Bắc Mỹ. Nó cũng được coi như là lời tiên đoán về sự tiến bộ của kiến thức mà Bacon là nhà truyền bá chính yếu. Các cột trụ này đã đóng vai trò tượng trưng rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học lớn ở thời đại của Francis Ba con và Jan Amos Comenius. Tôi đã trích dẫn ở một chỗ khác 1) bản báo cáo của giáo sư Marjorie Hope Nicolson, khi bà nhắc đến vấn đề này trong bài giảng tại trường Đại học Rockefeller:
Trước khi Columbus đi thuyền buồm vượt Đại Tây Dương, huy hiệu của Hoàng gia Tây Ban Nha là một biểu tượng mô tả các Cột của Hercules, Eo biển Gibraltar, với phương châm Ne Plus Ultra. Không " vượt ra ngoài hơn". Tây Ban Nha đã có niềm hãnh diện và tự hào là tiền đồn của thế giới. Khi
Đây là một câu chuyện hay, tuy rằng không mong đợi tính tiết kiệm đến thế ở một gia đình trị vì, sinh ra do hôn nhân của các hoàng gia
Vượt ra ngoài hơnđã được các nhà khoa học tiên phong ở cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 chộp lấy xem như một phương châm hay một khẩu hiệu và nó là một khẩu hiệu tuyệt vời cho điều mà họ đang hy vọng về triết học mới. Không có giới hạn cho khoa học; luôn luôn sẽ là vượt ra ngoài hơn. Họ đã không hoàn toàn sai lầm. Về mặt hoàn thành các ý đồ đã tuyên bố, khoa học là công trình thành công nhất có một không hai mà con người đãtừng tham gia vào 3).Đếnthăm và hạ cánhtrên Mặt Trăng?Một việc đã làm.Loại bỏ bệnh đậumùa? Một niềm vui. Kéo dài tuổi sống của conngười ít nhất là thêm một phầntư nữa? Phảiđấy, chắc chắn làđược, nhưng nó sẽ còn lâu dàihơn thêm chútnữa.
Đức Cha tiến sĩ Joseph Glanvill (1636-1680) đã viết một bài hát ngợi ca hạnh phúc,thắng lợi và biết ơn nền khoa học mới có tên là Vượtra ngoài hơn(1668), trong đó ngoài các cú vụt hợp thời vào Aristotle, ông đã khuyên bảo các nhà triết học mới về cách viếtvà tiến hành các thí nghiệm trong tinh thần nào.
Henry Power, thành viên của Hội Hoàng gia4) tin tưởng vào khoa học mới đến mức đã phát biểu trong Experimental Philosophy(Triết học thực nghiệm, 1664): " Sự tiến bộ của nghệ thuật (art) là không hạn định và ai có thể đặt một lệnh không vừa ra ngoài cho các nỗ lực của nó ?". (Dĩ nhiên, với từ "nghệ thuật", Power có ý nói điều mà ngày nay chúng ta phải gọi là kỹ thuật (engineering) hoặc kỹ nghệ (craft)).
Câu hỏi lớn tạo nên chủ đề của tiểu luận này là: Các nhà tiên phong đầy hy vọng và hăng hái này là đúng hay sai?; có phải luôn luôn là Vượt ra ngoài hơn không?; có phải là không có giới hạn đối với sự tiến bộ của hiểu biết khoa học và sức mạnh nó đem đến cho chúng ta không?
Bacon phải được phép nói trước vì ông là nhà phát ngôn lớn của triết học mới. Có các trích đoạn văn của Bacon (tôi đặc biệt nghĩ đến Lời tựa trong tác phẩm Sự thiết lập lớn) cho cảm tưởng rằng chỉ có sự suy yếu thần kinh mới có thể làm chậm sự tiến bộ của khoa học. Khi nghĩ về các cột của Hercules ở trang đầu sách của ông và dòng chữ khắc Không vượt ra ngoài hơn theo truyền thống đi kèm với chúng, ông viết (bản dịch của Gilbert Wats): "... có thể nói là các khoa học cũng có các cột tai họa không tránh được của chúng; vì những con người không bị kích thích, hoặc vì dục vọng hoặc vì hy vọng thâm nhập sâu xa hơn nữa".
Tuy nhiên, trong Quyển I của De Dignitate et Angmentis Scientiarum (Về chân giá trị và sự tăng trưởng của khoa học), khi viết rõ ràng và thẳng thắn về khoa học, và thừa nhận rằng khoa học có thể "bao hàm tất cả bản chất phổ quát của các sự vật", Bacon đã nói về ba mặt hạn chế.
Hạn chế thứ nhất là chúng ta không đặt hạnh phúc lớn vào kiến thức ngang bằng với việc chúng ta quên cái chết của chúng ta;
Hạn chế thứ hai là chúng ta áp dụng kiến thức để dành lấy ngơi nghỉ và mãn nguyện chứ không phải là sự chán ghét và bực dọc;
Hạn chế thứ ba là chúng ta không mạo muội đi từ các suy tư về thiên nhiên để đạt tới các điều bí ẩn về Thượng đế. [Bản dịch, Wats, 1674].
Các câu hỏi cuối cùng
Khoa học quả thật có một giới hạn, điều này có thể là rất rõ vì hiện có những câu hỏi mà khoa học không thể trả lời và không một tiến bộ khoa học nào có thể tưởng tượng được có thể tạo được khả năng trả lời. Đây là các câu hỏi mà trẻ em nêu ra - các "câu hỏi cuối cùng" của Karl Popper. Tôi nghĩ đến các câu hỏi như là:
- Mọi việc đã bắt đầu như thế nào?
- Tất cả chúng ta ở đây nhằm mục đích gì?
- Ý nghĩa của cuộc kiếm sống là gì?
Chủ nghĩa thực chứng giáo điều 5) - ngày nay là một cái gì đó của hệ tư tưởng đã lỗi thời - loại bỏ tất cả các câu hỏi như vậy xem như không phải là các câu hỏi hoặc các câu hỏi giả mà chỉ có các kẻ ngu dại nêu ra và chỉ có các loại lang băm này khác tự nhận là có thể trả lời. Sự bác bỏ dứt khoát này làm người ta cảm thấy chưng hửng và bất mãn vì các câu hỏi có ý nghĩa với những người hỏi và các câu trả lời có ý nghĩa với những người cố gắng trả lời; nhưng dù có bất kỳ điều gì khác trong tranh cãi, mọi người có lẽ đều nhất trí rằng chúng ta không nên mong đợi khoa học trả lời. Như vậy có một lý lẽ nhìn qua thấy đúng về sự hiện hữu của một giới hạn đối với sự hiểu biết khoa học.
Giới hạn này có thể thuộc loại nào?
Tôi sẽ xem xét hai khả năng chủ yếu, và mỗi khả năng có thể được chia nhỏ ra hơn:
1. Sự tăng trưởng của khoa học là tự giới hạn - tức là bị chậm lại và cuối cùng dừng lại xem như hậu quả của chính quá trình tăng trưởng - như sự gia tăng dân số tự nhiên, các cao ốc và máy bay chẳng hạn, không tránh khỏi bị kìm hãm lại do các hậu quả của quá trình tăng trưởng.
2. Như một khả năng thay thế có thể lựa chọn, có thể có sự giới hạn bên trong nào đó về sự tăng trưởng của hiểu biết khoa học và do đó sự giới hạn này có thể thuộc hai loại:
2.1. Nhận thức- nghĩa là liên quan với sự thông hiểu và phía đầu vào của nhận thức, vì tôi sẽ thử minh họa bằng một chuyện ngụ ngôn liên quan với các giới hạn bên trong năng suất phân giải của một kính hiển vi ánh sáng thông thường.
2.2. Lôgic - nghĩa là nảy sinh ra từ chính bản chất của suy luận lôgic. Tôi sẽ đề xuất rằng nếu mong chờ khoa học trả lời các câu hỏi cuối cùng thì chẳng khác gì mong đợi việc suy luận từ các tiên đề và định đề của
2. Sự tăng trưởng của khoa học có tự giới hạn không?
Trong chương trước, tôi đã nói đến sự tự giới hạn tăng trưởng có thể nảy sinh như là hậu quả trực tiếp của quá trình tăng trưởng và lấy ví dụ về sự gia tăng dân số và các cao ốc. Hãy xem xét trước về dân số. Dân số trên nguyên tắc có khả năng tăng lên theo lãi suất kép liên tục bởi vì, như với 'sự tăng trưởng sinh học nói chung, bản thân các kết quả của tăng trưởng cũng có khả năng tăng lên. Trong thực tế cuộc sống, không có dân số có thể tăng theo hàm mũ trong nhiều thế hệ . Tỉ suất tăng của các số dân thực sụ bị giới hạn bởi tác động của một hay một số nhân tố phụ thuộc mật độ. Các nhân tố đó là thiếu lương thực, tích lũy chất thải và các ảnh hưởng đến sinh sản của các vết thương tâm sinh lý là hậu quả của stress do dân số quá đông gây ra - tất cả các nhân tố phối hợp vôi nhau để giữ cho quy mô dân số ở dưới mức tiềm năng theo Malthus của nó.
Do đó, thật là vô lý khi nghĩ rằng dân số có bao giờ trở nên đông đúc đến mức đứng sát nhau vai kề vai trên bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, điều đó không phải là phi lý nếu tỉ suất sinh không giảm xuống tới mức cân xứng với tỉ suất chết và các nhân tố phụ thuộc mật độ ngăn chặn sự gia tăng dân số sẽ bao gồm nạn đói và bệnh dịch luôn chờ sẵn ở ngày tận thế theo Malthus. Đây không chỉ là sự đe dọa lý thuyết như là sự chết nhiệt của vũ trụ bị đe dọa do entrôpi đã thực hiện hết công của nó. Không, ở Mehico City và vùng Sừng châu Phi ngày nay, chúng ta có thể đã nghe thấy những nhịp mở đầu của bài hát Dies Irae (Ngày Phán quyết) của thời Trung cổ trong lễ cầu siêu cho nhân loại, có thể đã được viết ra để than vãn các hậu quả của sự cẩu thả về pháp luật và coi thường có hệ thống tầm quan trọng của mối đe dọa hiện đang đối mặt chúng ta, vì các lý do tôn giáo hay chính trị.
Tôi đã nói đến sự gia tăng các cao ốc để làm ví dụ thứ hai về sự tụ giới hạn của tăng trưởng. Trong khi xem xét biết bao nhiêu niềm tự hào công dân ở châu Mỹ được đầu tư vào việc có nhà cao hơn nhà người khác, người ta có thể lấy làm lạ tại sao một cao ốc không thể vươn bằng độ cao mà các cư dân đô thị có thể mong muốn. Câu trả lời là rõ ràng khi được nêu rõ: trừ phi các tầng cao phải để trống không có người ở, tỉ lệ của không gian sàn dành cho các thang máy ở các tầng dưới trở thành cực kỳ lãng phí - một sự thật mà các tòa nhà cao có thang máy leo lên ở bên ngoài nhắc nhở chúng ta một cách sinh động.
Một ví dụ thứ ba về sự tự giới hạn của tăng trưởng chuyển sang chân lý hiển nhiên về hình học thường được nhắc đến như là Luật Spencer (tôi được nghe nói là không đúng) khẳng định rằng nếu một vật thể ba chiều lớn lên về kích thướcmà không thay đổi hình dạng, diện tích bề mặt của nó tăng theo bình phương kích thước dài trong khi thể tích hay khối lượng tăng lên theo lập phương. Nguyên tắc này lập nên giới hạn trên [5] cho kích cỡ của các động vật ở mặt đất. Trọng lượng của một con vật tăng lên theo lập phương của kích thước dài trong khi lực của cẳng chân nâng đỡ trọng lượng phụ thuộc vào diện tích cắt ngang của các chi, diện tích này chỉ tăng lên theo bình phương. Các cẳng chân của con voi đã to như những cái cột. Nếu một con voi to lớn hơn nhiều thì khó có thể nhìn được ánh sáng ban ngày giữa các cẳng chân của nó. Nguyên tắc này áp dụng cho máy bay khổng lồ. Bất kể các lợi ích thương mại và khí động lực do tăng thêm độ lớn, các máy bay phản lực khổng lồ gặp khó khăn với mức độ đồ sộ của bộ càng và bánh xe máy bay có chức năng nâng đỡ trọng lượng của máy bay va chạm mặt đất khi hạ cánh. May mắn là đến nay công nghiệp luyện kim đã tiến bộ đủ nhanh để đáp ứng kịp các đòi hỏi này của bộ càng và bánh xe máy bay.
Với bốn ví dụ trên về sự tự giới hạn của tăng trưởng trong tâm trí, bây giờ chúng ta có thể hỏi một sự ràng buộc như vậy có thể biểu hiện bằng các hình thức nào trong bối cảnh của tiến bộ về kiến thức. Các khả năng sau đây thường được xem xét tỉ mỉ:
1. Kiến thức khoa học ngày nay là quá đồ sộ đến nỗi một nhà khoa học không còn có thể xác định được vị trí của mình trong một cuộc hành trình khám phá: không ai có thể biết điều gì đã biết và điều gì còn phải tìm tòi.
2. Ngày nay khoa học trở nên chuyên biệt và phân chia nhỏ ra đến nỗi không thể tổng hợp được và do đó khó có tiến bộ, vì cần phải tổng hợp để tiến bộ.
3. Khoa học ở các biên giới của nó là rất tiền tiến và các khái niệm của nó rất khó nắm chắc đến mức hiện nay vượt ra ngoài sự hiểu biết của bất kỳ một bộ não nào. Từ nay trở đi, một nhà khoa học không thể mong đợi có đủ trình độ nghiên cứu với hệ giáo dục đại học theo thông lệ là bốn cộng ba năm: từ nay sẽ cần mười hoặc mười hai năm học tập để trang bị cho nhà khoa học dành được chỗ của mình ở tuyến đầu.
4. Một khả năng thứ tư đáng lo ngại nhất và vì vậy được xem xét kỹ lưỡng nhất: Khoa học hiện nay đã lớn vượt hẳn tầm vóc đức hạnh của chúng ta đến nỗi tất cả chúng ta sẽ tự hủy hoại trong ngọn lửa Prometheus [6] do chúng ta gây nên hoặc bị đày xuống địa ngục như trong hình phạt Faust chỉ vì hành động báng hổ đạo, đó là tìm cách phát hiện các điều lẽ ra không biết thì hơn.
Phải chăng không có một số đo sự thật trong mỗi khả năng trên?
Theo ý kiến tôi là không có:
1. Các vấn đề nêu lên về khối lượng mênh mông của kiến thức khoa học - như đôi khi ta thấy - chủ yếu là các vấn đề về công nghệ, các giải pháp công nghệ thích hợp cho chúng đang được tìm ra nhanh chóng; các máy tính như các loại được sử dụng trong các dịch vụ tóm tắt y-sinh học như là Excerpta Medica (Trích lục Y học) của Amsterdam cung cấp cho một nhà y học một bộ nhớ ngoài thân thể 8) hầu như rộng lớn vô hạn với các năng lực tìm thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy.
2. Khoa học hiện nay trở nên chuyên biệt và chia nhỏ ra đến nỗi không thể tổng hợp và vì vậy bất kỳ sự tiến bộ nào cần đến sự tổng hợp hiện giờ không thể diễn ra. Các mảnh đất nhỏ mà chúng ta canh tác là quá nhỏ bé và quá cách xa nhau nên các nhà khoa học ngày nay khó có thể giao tiếp được với nhau - tuy nhiên, không bao giờ chỉ có một khoa học, không có một tổng thể tròn trặn, đơn độc để chúng ta, những con người nhỏ bé cắt vụn ra ngày càng nhỏ hơn cho dễ trồng trọt. Luôn luôn có các khoa học và luôn luôn có các nghệ thuật [kỹ thuật, kỹ nghệ], và không một người nào biết tất cả các khoa học và các nghệ thuật ấy không một người nào đã bao giờ biết hết các bí quyết làm đồ thủy tinh, cất bia, đánh bóng da, làm giấy và đúc chuông.
Và nếu như quả thật đúng là một nhà sinh học khó có thể giao tiếp với một đồng nghiệp khác hoặc một nhà vật lý cũng tương tự như vậy thì chuyện này phải chăng càng không đúng hơn khi có một vực thẳm ngăn cách các nhà vật lý ở bên bờ này với các nhà sinh học ở bên bờ kia thế mà họ có thể làm việc trên các hành tinh khác nhau và có thể thực hiện mọi giao tiếp giữa hai người?
Chúng ta cảm thấy điều này phải là đúng, nhưng cái thật sự đúng lại hoàn toàn khác: thay vì suy ngẫm về các khoa học sinh vật trong tình 'trạng sững sờ bối rối vì không hiểu, các nhà hóa học và các nhà vật lý đã đi vào thế giới sinh học và cho chúng ta sự hiểu biết mới và sâu hơn về các cấu trúc và hoạt động của các sinh vật - đặc biệt là sự tăng trưởng và di truyền của chúng. Nếu sự chuyên khoa đã đi tới mức tận cùng như lời vô căn cứ của những người hay nói ngốc nghếch và tẻ nhạt hơn, và nếu các nhà sinh học và vật lý chỉ có thể dùng cử chỉ ra hiệu để giao tiếp thì ngày nay chắc sẽ không có khóa sinh học phân tử. Các khoa học đang trở nên thống nhất nhiều hơn chứ không ít hơn: Khoa học càng ngày càng tiến gần sát cái tổng thể tròn trịa được coi là sự khởi đầu của nó.
Lý do các nhà khoa học tích cực sáng tạo hình như hiếm khi giao tiếp với nhau như thế là vì thật sự họ không muốn. Các nhà khoa học có công việc phát đạt chỉ luôn luôn nghĩ đến công việc với sự mê say ám ảnh đến nỗi họ muốn trước hết được tự ý trồng cấy vườn tược của họ. Họ chỉ lưu ý một cách vu vơ về chuyện gì tiếp diễn trong các vườn của người khác, và thường chỉ tiến gần sát nhất tới hành vi lân bang chủ yếu là do muốn mượn dụng cụ làm vườn của hàng xóm mà thôi - nhất là của các nhà vật lý.
3. Quá trình có thể quan niệm về sự tự giới hạn cần được xem xét tiếp theo đây chuyển sang lời than phiền quen thuộc, rằng ở biên giới tiền tiến nhất, khoa học đang ở ngay giới hạn của khả năng thông hiểu. Từ nay trở đi một nhà khoa học phải được đào tạo trong thời gian từ mười đến mười lăm năm nếu anh ta có ý định chiếm vị trí hàng đầu của những người tham gia vào cuộc đấu tranh cho sự hiểu biết, và thậm chí như thế này, khoa học hiện đại vẫn ở ngoài tầm thông hiểu của bất kỳ một bộ óc nào.
Đây có thể là một điều phàn nàn rất đáng chú ý nếu chúng ta bao giờ cũng trông cậy vào các bộ óc đơn lẻ, nhưng trên thực tế, từ trước tới nay chúng ta làm việc không phải bằng các bộ óc đơn lẻ mà bằng các tập đoàn (consortium) của các trí óc. Vì cái chúng ta hiện giờ đang suy nghĩ hay đang làm phụ thuộc vào cái mà những người khác đã suy nghĩ và đã làm trước chúng ta - những người trong quá khứ đã có các phát hiện và các sai lầm, chúng tạo nên một phần di sản về hiểu biết của chúng ta. Như thế, một máy thu hình (có lẽ là một thiết bị phức tạp nhất dựa trên khoa học để sử dụng hàng ngày) không nằm trong phạm vi hiểu biết hữu hiệu của một bộ óc vì không ai biết về điện tử học và công nghệ thủy tinh và công nghệ chân không và có bí quyết về đúc khuôn chất dẻo tới trình độ thành thạo để nếu như một sự hủy diệt có thể xóa sạch khoa học và công nghệ đến nỗi chúng ta phải làm lại từ đầu, con người thông thạo duy nhất này có thể dạy lại và hướng dẫn lại các hoạt động cho những người sẽ làm lại một máy thu hình trong thời gian thích đáng. Rõ ràng đây là một ban hay một tập đoàn các kỹ sư và các nhà công nghệ, chứ không phải một người bất kỳ nào có hiểu biết lý thuyết và bí quyết thực hành tạo nên một máy thu hình. Một công trình hợp tác lớn đã làm ra máy 'thu hình, chứ không thể như câu nói ở trên, tuy trước kia có vẻ là như vậy.
Còn về việc nhà khoa học bây giờ phải trải qua mười đến mười lăm năm trước khi trở nên thành thạo về nghiên cứu, nhà khoa học đã dành rất nhiều thời gian hơn, vì nghiên cứu là gì nếu không có học tập - và nhà khoa học nào lại cảm thấy rằng, vì đã hoàn thành, rất cuộc bây giờ việc nghiên cứu của mình kết thúc? Bản chất của khoa học là hướng cho nhà khoa học tiếp tục học tập suốt đời - và phải như thế - và cảm thấy hân hoan về bổn phận phải làm. Không có một quá trình xác định về giáo dục mà đến khi kết thúc, một nhà khoa học có thể phô trương tài cán và tuyên bố rằng rất cuộc bản thân đã là đầy đủ để tham gia lâu dài vào cuộc chiến đấu lâu dài chống dệt nát và bệnh tật. Điều này hẳn là khác nếu khoa học có một cái đích có thể đạt tới, nhưng lại không có. Trong khoa học không có sự tin chắc tất yếu tuyệt đối nghĩa là không có sự chắc chắn xác định cuối cùng vượt ngoài tầm của sự phê phán.
4. Cuối cùng, tôi chuyển sang tác nhân thứ tư, theo ý tôi, tác nhân này làm chậm lại và cuối cùng làm ngừng hẳn sự tiến bộ của học tập. Tôi nghĩ đến ngọn lửa lớn của Prometheus, sợ rằng sẽ có ngày nó tiêu diệt tất cả chúng ta.
Đây không phải là một ví dụ hợp thức về sự tự giới hạn của tăng trưởng, vì một đoạn kết như vậy tất nhiên là hoàn toàn không cần có bất kỳ cái gì đi trước nó. Về mặt lý thuyết chắc chắn có thể quan niệm được rằng một người ở chung trong một cơ sở nghiên cứu về kỹ thuật di truyền, bị kích thích bởi một biến thể điên rồ về tham vọng của Bacon được thể hiện trong "Thực hiện mọi điều có thể" - tham vọng làm một việc nào đó chỉ vì có thể làm được - có thể bọc lại axit nucleic của virut độc hại bằng một protein không có kháng nguyên, do đó làm cho cơ thể mất hết sức đề kháng đối với nó. Bây giờ, đây sẽ thật sự là .sự kết thúc của chúng ta. Đúng vậy, điều này có thể hình dung được nhưng nó không là yêu cầu hợp lý của của bất kỳ điều gì đã xảy ra trước đây trong sự tăng trưởng của khoa virut học hoặc di truyền học phân tử, mà những người hành nghề không chịu thua ai về tính điều độ và trang nghiêm của mục đích.Trong đời sống thực tại, không ai lại hành lượng như các nhà khoa học độc ác trong các phim khoa học viễn tưởng hãi hùng nhiều hơn kẻ đã từng hành động giống như các nhân vật trong các vở kịch của Mary Shelley hoặc của bà Ann Radcliffe.
Phải chăng không nên coi ý kiến cho rằng các công dân có thể được phán xét là lành mạnh trước khi tỏ ra không lành mạnh là một bộ phận trong luật pháp chung của thế giới kiến thức?
3. Sự tăng trưởng của khoa học có một giới hạn bên trong hay không?
Trước khi bắt đầu thảo luận, tôi xin phát biểu với bạn đọc rằng các giới hạn đặt ra cho khoa học có thể thuộc hai loại, mỗi loại có thể chia ra các các phần nhỏ hơn.
Khả năng thứ nhất là sự tự giới hạn của tăng trưởng - sự tăng trưởng của khoa học là một tất yếu lôgic bị làm chậm lại do các hậu quả của tác động tăng trưởng - nhưng sau khi xem xét bốn khả năng, tôi kết luận rằng không có sự giới hạn như vậy đối với khoa học.
Khả năng thứ hai là sự tồn tại giới hạn bên trong đối với khoa học, hoặc là do bất cập về nhận thức, hoặc là do sự hạn chế phát sinh từ chính bản chất của quá trình lập luận. "Bất cập về nhận thức " cần được giải thích.
Truyện ngụ ngôn về người soi kính hiển vi
"Sức mạnh" của một kính hiển vi không phải là hàm số của công suất phóng đại vật thể được nghiên cứu, vì không có giới hạn thực tiễn cho độ phóng đại và nó có thể là "trống rỗng" - tức là đến mức không phát hiện được thêm chi tiết 9). Người soi kính hiển vi tìm kiếm năng suất phân giải tức là khả năng phân biệt các vật nằm rất sát nhau. Vào giữa thế kỷ mười chín, kính hiển vi phức hợp dùng cho ánh sáng đã trở thành một dụng cụ khá tinh tế để gợi lên các tham vọng mà bản thân nó không thể thực hiện.
Người soi kính hiển vi đã được biết về sự tồn tại của một thế giới có cấu trúc rất nhỏ bé ở ngoài năng lực phát hiện của mình: thế giới của các vật thể cỡ nanômet 10) và thứ tự của kích thước. Đây là thế giới các virut, các vi sinh vật nhỏ nhất, các cơ quan của tế bào và của nhân tế bào như là các thể hình roi và các thể nhiễm sắc, cũng là thế giới của các động vật nguyên sinh như bộ trùng lỗ và tảo vỏ, các sinh vật đá phấn, thường có các vỏ dùng trong nghề chạm khắc cực kỳ tinh tế và đầy rẫy vẻ đẹp đẽ, cầu kỳ cho việc trang trí. Tuy biết là hiện có, phần lớn thế giới này còn nằm ngay bên ngoài tầm với của những người soi kính hiển vi. (Hình 3 minh họa một chi tiết tinh tế này).
Dưới sức ép đòi hỏi của các sinh viên về cấu trúc tế bào, các nhà vi khuẩn học và nhiều nhà nghiên cứu nghiệp dư - những người như Brewster, Wollaston, Coddington và đặc biệt là Ernst Abbé thành phố Jenađã cải tiến kính hiển vi rất nhiều, thêm vào một cái tụ sáng tầng dưới, nó tập trung ánh sáng vào vật thể được soi, và các thấu kính tiêu sắc và tiêu sắc phức hiệu chính cả sắc' sai lẫn cầu sai. Tất cả đều có ích, nhưng vẫn còn chưa đủ tất : càng đẩy thêm biên giới của vật có thể nhìn thấy về phía trước, thế giới vẫn còn ở bên ngoài tầm thấy càng trêu nhử thêm và không thể đạt tới Đây là thế giới siêu hiển vi và sự khó đến gần là do có sự giới hạn bên trong về năng suất phân giải của kính hiển vi ánh sáng: không thể phân giải, phân biệt hai cấu trúc ở gần sát bên nhau chỉ cách nhau khoảng nửa bước sóng ánh sáng nhìn thấy. Không số lần nhìn xuống một kính hiển vi ánh sáng và không nỗ lực chú ý nào có thể đạt hiệu quả; đã có một rào chắn bên trong cho nhận thức.
Một sự giới hạn bên trong tương tự được đặt ra cho một dân chài muốn đánh bắt cá nhỏ hơn các lỗ lưới của mình; trừ phi gặp may mắn, anh ta hoàn toàn không thể làm được như vậy.
Câu hỏi đặt ra là, các nhà khoa học chúng ta có ở hoàn cảnh tương tự như người soi kính hiển vi không - có phải cảm quan của chúng ta (từ này dùng theo nghĩa rộng nhất) không thể hưởng thụ theo cách nội tại việc đạt tới nguồn thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi cuối cùng hay không? Sự tương tự ngụ ý là không có cơ sở 1ôgic. Người soi kính hiển vi đã biết rằng anh ta bị hạn chế, biết tại sao anh ta lại như vậy, và có thể có các biện pháp để cứu vãn tình cảnh của mình. Chúng ta không làm như vậy và không có thể làm như vậy.
Trong số các biệnpháp sửa chữa củanhững người soikính hiển vi có việcthay ánh sáng nhìnthấy bằng ánh sángcó bước sóng ngắnhơn như ánh sángtử ngoại kết hợp vớicác thấu kính thạch anh mà loạiánh sáng này có thể truyền qua và sử dụng việc chụpảnh thay cho việc nhìn trực tiếp. Điểm cuối cùng tất nhiên là dùng một chùm electron thay cho ánh sáng (Hình 3) và một màn huỳnh quang thay cho việc xem trực tiếp: "Kính hiển vi điện tử ' dùng nam châm thay cho các thấu kính để tập trung chùm tia. Như thế, do nhận ra bản chất của sụ giới hạn đối với mình, người soi kính hiển vi có thể tìm ra các biện pháp sửa chữa, còn các nhà khoa học đã không tìm được và không thể tìm được.
Định luật bảo toàn thông tin
Những người yêu thích hai cuốn sách Alice của Lewis Carroll, từ lâu được thừa nhận là một tác phẩm châm biếm toán học và triết học, sẽ còn nhớ cảnh đau xót trong đó Hải Mã và Ong mời một vài con sò đi dạo dọc bờ biển, nhằm dùng chúng làm một bữa ăn. Để làm sao lãng sự chú ý của chúng khỏi lòng tham ăn này, Hải Mã nói với chúng như lời Carroll kể lại:
"Hải Mã nói: "Thời gian đã đến
Để nói về nhiều thứ:
Nào giầy - nào tàu bè - và xi gắn
Nào cải bắp - và các vua
Và vì sao biển nóng sục sôi
Và liệu những con lợn có cánh hay không".
Hải Mã có thể đã không tốn hơi bằng cách bảo các con sò rằng bây giờ đã đến lúc bànluận về một số chủ đề quan sát kinh nghiệm và một số vấn đề phát sinh ra từ đó.
Sự thích đáng của đoạn lạc đề bất ngờ sang thơ ca này sẽ trở nên rõ ràng khi trình bày chi tiết Định luật bảo toàn thông tin được viết như sau: Không có quá trình suy luận lôgic -không một hoạt động trí óc đơn giản hoặc vận hành lập trình bằng máy tính - có thể mởrộng nội dung thông tin của các tiên đề và các tiền đề hoặc các phát biểu từ quan sát từ đó nó bắt nguồn.
Trong cách sử dụng không chuyên nghiệp, "thông tin" được xem như là một khái niệm trừu tượng được lấy ví dụ cụ thể bằng một mệnh đề nào đó như "Madrid là thủ đô của Tây Ban Nha", nhưng trong từ vựng nghề nghiệp, "thông tin" có nghĩa là cấu trúc hoặc sự có thứ tự, đặc biệt là thuộc loại tạo khả năng truyền một thông điệp có ý nghĩa hoặc dưới dạng một giao lưu (truyền thông) để quy định hoặc trao nét riêng biệt cho bất kỳ cấu trúc hoặc việc thực hiện nào. Như vậy thông tin mã hóa theo cấu trúc trong phân tử khổng lồ axit đeoxyribonucleic (DNA) như thế là để xác định rõ sự phát triển của sinh vật" cá biệt này chứ không phải là sinh vật kia, và sự phong phú của thông tin hàm chứa trong một bản thiết kế của kiến trúc sư xác định một công trình nào đó chứ không phải công trình khác. Tôi cố gắng trình bày tính xác đáng của định luật này không ngoài mục đích thách thức bất ký ai tìm ra một ngoại lệ cho nó - tìm một vận hành lôgic sẽ thêm vào nội dung thông tin của bất cứ một lời phát biểu nào.
Chúng ta có thể minh họa cách hoạt động của định luật bằng các định lý của hình học
Bây giờ tôi phải nghiêm túc cố gắng tìm ra sai sót ở Định luật bảo toàn thông tin được đề xuất ở trên. Trước tiên hãy xem xét cái gọi là một luật diễn dịch như là câu được các nhà triết học ưa thích "Tất cả các con thiên nga đều trắng", hoặc một trong các luật diễn dịch nổi tiếng của Max Beerbohm như là "Những người trẻ tuổi có tóc bạc sớm bao giờ cũng là các lang băm", hoặc theo lựa chọn khác, luật được phát biểu bởi nhà tâm thần học nổi tiếng P.G. Wodehouse, Ngài Roderick Globsop: "Một lợi ích thế tục trong các vấn đề liên quan với nghi thức tế lễ bao giờ cũng là bước đầu của sự điên rồ". Sự thách thức tiềm năng đối vôi Định luật bảo toàn nằm trong vấn đề về quá trình lập luận tạo khả năng cho chúng ta đi từ nhận thức theo kinh nghiệm rằng con thiên nga này, con thiên nga kia và con thiên nga khác nữa là trắng để khẳng định chân lý của luật là tất cả các con thiên nga đều trắng. Và dĩ nhiên có thể đặt cùng câu hỏi này về cách chúng ta đi tới luật của Beerbohm như thế nào từ nhận thức rằng những người trẻ tuổi tóc bạc này, kia và khác nữa là các lang băm. Câu trả lời tất nhiên là không có quá trình lập luận lôgic nào nhờ đó chúng ta có thể đi từ những tập hợp tương ứng của những cái riêng đến các định luật chung hàm chứa chúng, và không có nhà triết học nào lại bao giờ tuyên bố rằng việc khái quát hóa như thế có giá trị hơn phỏng đoán. Thật vậy, nếu như đã có một quá trình lập luận như thế, chắc chắn nó sẽ khinh thường ý tưởng bảo toàn thông tin. Không có sự khái quát diễn dịch nào có thể chứa nhiều thông tin hơn tổng số các trưởng hợp được biết. Một luật diễn dịch là một giả thuyết không được xác nhận chút nào là chắc chắn.
Vì vậy, không có căn cứ gì cho các "luật" diễn dịch tạo nên mối đe dọa đối với định luật bảo toàn mà tôi đang cố tìm ra sai sót. Cũng không có sụ tồn tại của chương trình máy tính như là Bacon 3 của tiến sĩ Pat Langley như ông đã thuật lại chi tiết tại Hội nghị hợp tác quốc tế lần thứ sáu về trí tuệ nhân tạo. Ngay sau khi được cung cấp các dữ liệu hoàn toàn thực nghiệm, Bacon 3 đã khám phá lại định luật chất khí của Boyle và định luật thứ ba của Kepler về chuyển động của hành tinh bằng cách tìm trong các dữ liệu về các tương quan và các bất biến. Điều này tất nhiên, như
Cuối cùng, bây giờ chúng ta có thể hỏi có mối liên quan gì của cả câu chuyện lan man về các con sò với vấn đề tìm các câu trả lời cho các câu hỏi cuối cùng. Các mệnh đề và các phát biểu từ quan sát của khoa học chỉ có các đồ đạc kinh nghiệm: Trong nguyên lý nhận thức luận, tất cả chúng cần có tầu biển, giầy và xi gắn, v.v... Nói như thế không phải là làm giảm giá trị của khoa học về mặt nào đó, bởi vì thế giới vật chất dầy rẫy các sự vật tuyệt vời và gây hứng thú. Một số là tầm thường và thông thường, đúng là như vậy - trong số đó có lẽ là các giọt mưa, các viên đá sỏi và những con bọ chét dưới nước nhưng các thứ khác lại gây kinh sợ hoặc khủng khiếp đúng theo nghĩa đen của từ này: vô số các biện quanh Mũi Sừng châu Phi, nơi Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đấu tranh kịch liệt để xem đại dương nào là to nhất. Và vòm trời lớn lao, như chúng ta thấy khi ở trên một cao nguyên, vì không ở nơi nào khác thế giới có vẻ rộng lớn đến thế. Tất cả là một phần của sự sắp đặt theo kinh nghiệm của thế giới.
Định luật bảo toàn thông tin làm rõ ra rằng, từ các phát biểu từ quan sát hoặc các định luật mô tả chỉ có các đồ đạc theo kinh nghiệm, không thể có một quá trình lập luận nào mà nhờ đó chúng ta có thể suy diễn ra các định lý có liên quan đến các sự vật đầu tiên và cuối cùng. Cũng không phải là dễ dàng hơn để suy diễn ra các định lý từ các giả thuyết và các phát biểu từ quan sát để bắt đầu có nền khoa họe so với khả năng suy diễn ra từ các tiên đề và các định đề của Euclid một định lý có liên quan đến việc tráng trứng hoặc nướng bánh ngọt - các thành quả có thể lập tức hất bỏ Định luật bảo toàn thông tin. Tôi không tin rằng sự phát hiện này là một nguồn thông tin, tuy tôi thừa nhận rằng điều này được các bạn đọc rộng rãi tin là như thế - và Coleridge đã phán xử thần học, Nữ hoàng của các khoa học thuần túy cũng chính vì lý do ấy.
█4. Nơi đang thịnh hành Vượt ra ngoài hơn
Điều hàm ẩn trong các luận điểm vừa được để cập ở trên là phải vạch ra sự khác biệt giữa các câu hỏi thuộc loại mà khoa học có thể trả lời và các câu hỏi thuộc một thế giới lý luận nào đó, mà chúng ta phải tìm đến thay vào đó nếu chúng phải được trả lời về bất kỳ mặt nào 11). Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng câu hỏi mà một người lỗ mãng và thực dụng sẽ rất có thể đặt ra và rất có thể muốn được trả lời là thế này: có một giới hạn nào đối với sức mạnh của khoa học đối với việc trả lời các câu hỏi thuộc loại mà khoa học có thể trả lời không ' Tôi tin chắc rằng, vì các lý do phương pháp luận, câu trả lời chắc chắn là không: trong thế giới khoa học, các "cột định mệnh" mà Bacon đã nói đến không xác định một giới hạn mà chúng ta không thể vượt ra ngoài được. Trong khoa học như thế, luôn luôn có thể vượt ra ngoài được. Tôi nghĩ rằng điều suy luận này có thể rút ra từ việc xét qua bản chất của hoạt động sáng tạo trong sự tiến bộ khoa học.
Tuy rằng một số nhà quy nạp ngoan cố như john Stuart Mill vẫn còn tin rằng có thể đề xuất một phép tính vi tích phân để xem xét sự khám phá một tập công thức về tư duy có thể đưa chúng ta từ các phát biểu từ quan sát tới các chân lý tổng quát, phần lớn các nhà phương pháp luận, dù họ có khác nhau nhiều đến đâu về các mặt khác, đều tin rằng hoạt động sản sinh trong khoa học là động não, cảm hứng hoặc sự loé lên sáng suất của trí tưởng tượng, đó là việc đề xuất ra một giả thuyết, vì một giả thuyết luôn luôn là sự quan niệm trước có tính tưởng tượng về điều có thể là sự thật. Như chúng ta đã thấy, William Whewell trước tiên đã mô tả các giả thuyết như các "dự đoán may mắn," tuy sau này người giữ cương vị hàn lâm có uy tín nhất thời ấy ở Anh đã nói - ái chà! - về "các tia chớp may mắn bất ngờ của tài năng sáng tạo". Dĩ nhiên các giả thuyết có nguồn gốc là tưởng tượng.
Không phải nhà khoa học hay nhà triết học mà một nhà thơ đã phân loại lần đầu hoạt động nay của trí não và đã tìm ra từ để gọi tên nó. Như tôi đã giải thích ở trên, trong một bối cảnh chung hơn, kỳ tích của tưởng tượng sản sinh ra một giả thuyết khoa học đã được nhà thơ Shelley xem như có cùng nguồn gốc với sáng tạo thơ ca. ông đã dùng từ "thi ca" theo ý nghĩa gốc của poiesis - hoạt động làm ra, sáng tạo. Chắc chắn các giả thuyết là các sản phẩm của tư duy tưởng tượng.
Suốt từ khi Plato nói về sự sung sướng thần thánh hoặc cơn giận dữ thần thánh của sáng tạo, hoạt động sáng tạo thi ca đã làm cho những người thực hiện kinh sợ, chỉ vì hình như nó hàm chứa một sự vi phạm bản quyền thần thánh - làm một điều gì đó có ý nghĩa về cái đẹp hoặc tạo nên trật tự từ cái hư vô. Nhà thơ Samuel Taylor Coleridge đã viết trong Biographia Literaria (Tiểu sử Văn học, 1817): 'Tôi coi tưởng tượng ban đầu như ... một sự lặp lại trong trí não có giới hạn ... của hoạt động sáng tạo vĩnh hằng 12) trong cái Tôi là vô tận." Descartes đã xem trí tưởng tượng như là một năng lực của linh hồn, do đó giống như "một ngọn gió, một ngọn lửa hoặc ête”13), và trong một số diễn xuất cho câu chuyện huyền thoại về Prouetheus, ngọn lửa bị đánh cắp đã tạo khả năng cho năng lực sáng tạo như nó diễn ra trong nghệ thuật và khoa học. Các thiên tài sáng tạo vĩ đại của thế giới đã được nghĩ đến như là chừng ấy lưỡi lửa của ngọn lửa Prometheus này. Khi viết về trí tưởng tượng, tiến sĩ Samuel Johnson đã không hề xuất thần nó) năng khó hiểu. ông đã phát biểu rằng niềm vui sướng trong giao tiếp gì ta hai giới chủ yếu là do tưởng tượng: "Nếu không có trí tưởng tượng thì, thưa ngài, một người nam giới sẽ thấy vui sướng trong cánh tay một cô hầu phòng giống như trong cánh tay của một nữ công tước" (Boswell's Life Of Johnson - Cuộc đời Johnson của Boswell, G.B. Hill và L.F. Bowell chủ biên, tập 8 [Oxford, 19841, tr. 342). Chắc chúng ta muốn được nghe thêm về trí tưởng tượng của Johnson, nhưng như Boswell đã nói: "ghi lại những chi tiết riêng của cuộc chuyện trò trong những lúc thành thật cơi mở như vậy sẽ là không đúng khuôn phép. "Đối với Wordsworth, "tưởng tượng chỉ là tên gọi khác của "sự thấu hiểu rõ ràng nhất, độ rộng của trí não và trạng thái phấn chấn nhất của lý trí".
Nếu hoạt động sản sinh trong khoa học có đặc tính là tưởng tượng, thì chỉ một sự thất bại của trí tưởng tượng - mất hoàn toàn khả năng hình dung cách giải quyết một vấn đề có thểlà gì - sẽ có thể làm ngưng trệ công việc tìm tòi khoa học. Không có sự thất bại như thế của trí tưởng tượng - cũng không có sự hư hỏng của dây thần kinh có thể chịu trách nhiệm về thất bại này - đã từng xẩy ra trong khoa học và không có lý do nhỏ nhất nào để cho rằng điều đó sẽ xẩy ra. Không có thể hình dung được một sự cạn kiệt của khoa học dễ dàng hơn sự cạn kiệt của sáng tạo âm nhạc hoặc tưởng tượng văn học. Những người chán ngấy âm nhạc hiện đại hoặc văn học hiện đại về cơ bản là những người nghĩ rằng tính sáng tạo đã phải có một chiều hướng khác; trong trí óc của họ không có ý nghĩ rằng tính sáng tạo như thế đã đi đến chỗ ngưng trệ. Họ chỉ than phiền về cái được tạo ra và không hỏi đến sự tồn tại tiếp tục của năng lực sáng tạo.
Các nhà phương pháp luận là khác nhau trong việc giải thích quá trình đánh giá các giả thuyết. Mặc dù sự đánh giá tùy thuộc và việc đối chiếu giả thuyết với cuộc sống thực (xem "Truth" - Sự thật, tr. 4-6), Thomas Kuhn 14) xem việc trắc nghiệm các giả thuyết không như là một cuộc giao dịch riêng tư giữa nhà khoa họe và thực tại mà có phần nào như là vấn đề so sánh giả thuyết với "khuôn mẫu" (paradigm) thịnh hành - tình trạng chính thống đang thịnh hành hoặc sự xác lập các niềm tin hay các lối suy nghĩ đã được chấp nhận. Chắc chắn là phần lớn các công việc hàng ngày của khoa học bao gồm việc thực hiện các quan sát và tiến hành các thí nghiệm nhằm chấp nhận hay sửa đổi các giả thuyết.
Vì cuối cùng phải đưa ra một câu hỏi tương tự để cho ứng viên trả lời "các câu hỏi cuối cùng", bây giờ chúng ta phải hỏi xem đặc điểm nào của một giả thuyết minh chứng rằng ít ra nó cũng được coi là mang tính khoa học - tức là thuộc lĩnh vực khoa học và theo lẽ phải thông thường. Câu trả lời của Kant là bất kỳ các giả thuyết nào có thể là đúng phải là đúng vô điều kiện - tôi nghĩ đây là cách thức của Kant để phát biểu rõ ràng tiêu chí phân ranh giới mà các nhà tư tưởng đề cập đến từ thời đó như là "khả năng kiểm chứng về nguyên tắc" hoặc "khả năng có thể sai (falsifiability) về nguyên tắc", vì sự tương ứng và sự không tương ứng với thực tại là điều cất yếu của tất cả các giả thuyết.
Luận điểm của tôi trong cuộc thảo luận cho đến nay là việc trả lời các câu hỏi liên quan với các sự vật đầu tiên và cuối cùng đúng là về lôgic ở ngoài năng lực của khoa học. Bây giờ đề cập một câu hỏi khác, tôi nhấn mạnh rằng không có giới hạn về khả năng của khoa học để trả lời loại các câu hỏi mà khoa học có thểtrả lời. Chưa có lần nào trong lịch sử khoa học chúng ta đã đi tới Không vượt ra ngoài. Không điều gì có thể ngăn cản hoặc làm ngừng sự tiến tới của kiến thức khoa học trừ phi có một bệnh tinh thần như là suy yếu dây thần kinh mà Bacon đã lưu ý khi ông viết về những người không vượt qua được các cột định mệnh đi vào biển khơi nằm ở bên ngoài các cột - và liệu có thể quan niệm một cách nghiêm túc rằng một bệnh tật triết học nào đó có thể làm khô cạn trí tưởng tượng nên không sinh ra được các ý tưởng khoa học mới? Nếu như thế, chúng ta phải có một linh cảm về điều đó khi các nỗ lực tưởng tượng xưa cũ hơn như văn học, sáng tác nhạc, và các mỹ nghệ nói chung bị cạn kiệt - và chỉ có những người có thể nghĩ rằng một biến cố như vậy về mặt nào đó có thể xẩy ra là những người mà tính sáng tạo của chính họ đã khô cạn (điều này đôi khi xẩy ra cho tất cả chúng ta) vì lý do nào đó, có lẽ không có ý nghĩa phổ biến, nhưng chắc chắn là không ai trong chúng ta đã có thể ngạo mạn hoặc thiếu tính hài hước đến nỗi tin rằng đây là cái bệnh của thế giới. Khoa học sẽ kiên trì tồn tại ngay trong thời gian mà chúng ta giữ lại một khả năng mà chúng ta không tỏ ra dấu hiệu nào là đánh mất: khả năng hình dung trong bất kỳ hình thức không hoàn hảo và sơ sài ra sao - sự thực có thểlà gì và cũng giữ lại xu hướng xác định xem những ý nghĩ tưởng tượng của chúng ta có tương ứng với cuộc sống thực tế hay không.
Khoa học tất nhiên có thể bị một thảm họa đưa đến kết thúc. Khoa học không thể bị truy tố tại một vùng đất cằn cỗi do phóng xạ gây nên. Nhưng nếu khoa học phải đi đến kết thúc vì lý do ấy, đó sẽ chỉ là một hồi, không phải là hồi quan trọng nhất, trong một bi kịch kinh khủng hơn rất nhiều. Ngoài thảm họa ra, tôi tin rằng niềm vinh quang lớn nhất của khoa học là không có giới hạn về sức mạnh của khoa học đối với việc trả lời các câu hỏi thuộc loại khoa học có thểtrả lời.
Đáng tiếc rằng điều vinh quang lớn nhất của khoa học cũng là mối đe dọa lớn nhất của nó: vì chấp nhận " có thể về nguyên tắc'; nghĩa là "không đến nỗi coi thường định luật thứ hai của nhiệt động học" hoặc bất kỳ nguyên lý vật lý nền tảng nào khác. Trên thực tế, điều đang nói đến là trong thế giới khoa học, bất kỳ điều gì có thể về nguyên tắc đều có thể được thực hiện nếu ý định làm là đủ kiên quyết và được duy trì lâu dài. Điều này đặt ra cho các nhà khoa học một sự bắt buộc về đạo lý mà chỉ bây giờ, khi được coi là những người trong nghề, họ mới bắt đầu phấn đấu để giải quyết.
Nó đòi hỏi ở các bậc thầy về chính trị một mức độ khôn ngoan, sự hiểu biết khoa học, tính hiệu quả chính trị, ý thức về thế giới và thiện chí mà không có chính quyền ở bất kỳ nước nào đã có thể tập hợp đầy đủ được.
5. Vậy thì chúng ta sẽ đi theo hướng nào?
Tôi đã kết thúc chương trước với việc khẳng định dũng cảm rằng không có giới hạn đối với sức mạnh của khoa học khi trả lời các câu hỏi thuộc loại khoa học có thể trả lời. Nếu các câu hỏi cuối cùng có thể được trả lời - một điều tôi không có lý do để tin - chúng ta phải tìm kiếm các câu trả lời siêu việt 15), theo ý kiến của tôi, đó là các câu trả lời không nẩy sinh ra từ kinh nghiệm thực tế hoặc không cần được chứng thực bằng kinh nghiệm này: các câu trả lời thuộc các lĩnh vực huyền thoại, siêu hình học, văn chương hư cấu hoặc tôn giáo. Nhưng đã có lần người ta hỏi tôi: "Đối với một câu hỏi như 'Mọi sự vật đã bắt đầu như thế nào?' thì phải chăng câu trả lời có thể không mang tính chất kinh nghiệm?"
Tôi tin là không. Chúng ta khó có thể có nhận thức theo kinh nghiệm về ranh giới giữa hiện hữu và hư vô mà cũng không có một nhận thức theo kinh nghiệm về cái nằm ở hai bên ranh giới đó, và trong khi phía bên này của ranh giới không đặt ra vấn đề gì đặc biệt, vì chúng ta có thể nhận thức theo kinh nghiệm cái đang hiện hữu, thì không thể có nhận thức theo kinh nghiệm về cái hư vô, cho nên nếu như có bất kỳ ranh giới nào như thế, nó không thể tồn tại trong lĩnh vực lý luận của khoa học và của lẽ phải thông thường.
(Tiếng nói vang lên từ cuối hội trường: " Xin cho một ví dụ về cái ông mô tả là 'văn chương hư cấu xem như một nguồn hiểu biết giúp cho việc trả lời các câu hỏi của ông.") Điều tôi định nói đến là lời tuyên bố đáng lưu ý mà chúng ta biết đến trong Genesis 16) 1.2: "... và Linh hồn của Chúa chuyển động trên mặt nước." Tôi nhớ lại từ thời còn đi học, rất nhiều học sinh chúng tôi đã ngạc nhiên vì một lời tuyên bố xuất hiện trong Kinh Thánh lại khác xa với cách diễn đạt trong toàn bộ Pentateuch17) vì các quyển này nói chung là không có tính chất tưởng tượng mấy, do căn cứ một cách khá kiên trì vào sự kiện thực tế và chi tiết cụ thể trong tường thuật về các mệnh đề và các khuynh hướng siêu phàm. Tôi đã mô tả cụm từ trong Genesis như là văn chương hư cấu bởi vì nó khác xa với tường thuật có quy củ của phần còn lại Giống như rất nhiều học sinh khác, tôi đã kính sợ và khá xúc động về cái khái niệm nó hàm chứa và có thể cũng đã cảm thấy một sự đi lên nào đó của sự hiểu biết thuộc loại trực giác chứ không phải là trí tuệ. Nếu Shakespeare hoặc Bacon đã sử dụng hình ảnh này, chúng tôi hẳn đã nghĩ nó là cực kỳ xúc động và có ý nghĩa - có lẽ là một ví dụ về chân lý thi ca vì nó đối lập với chân lý buồn tẻ, phàm tục mà các nhà khoa học luôn bận tâm.
Xét đoán từ phản ứng của các cử tọa trong các buổi thuyết trình của tôi về giới hạn của khoa học, mọi người theo lệ thường không bị hoang mang vì tôi nhắc đến việc tìm kiếm trong huyền thoại, siêu hình học hoặc tôn giáo để trả lời các câu hỏi về các sự vật đầu tiên và cuối cùng.
Còn về chuyện huyền thoại của tôi, tôi không hề có thiện cảm với các nhà nhân học hiện đại, họ xem huyền thoại và khoa học như là các mưu mẹo giải thích có thể thay thế lẫn nhau thuộc cùng tầm cỡ, tuy là độc lập và có nguồn gốc khác nhau. Các huyền thoại thường có một nội dung phong phú, hầu như kinh nghiệm, mặc dầu người ta thường hay nghĩ rằng chúng có một ý nghĩa sâu xa bên trong rõ ràng đối với những người có khả năng cảm nhận kém thô thiển hơn những người thích thú xu hướng chung của các nhà khoa học. Hoàn toàn trái lại: các huyền thoại phần lớn là chuyện vớ vẩn 18), không có thật và không thể chứng minh được là không phải như vậy Như thế điều vô nghĩa là (chọn một ví dụ của Lévi-Strauss) cái đụng chạm của mỏ chim gõ kiến có thể chữa khỏi đau răng, thậm chí nếu có sự phù hợp bên trong sâu hơn giữa chiếc răng và cái mỏ chim mà Lévi-Strauss bỏ quên không tiết lộ. Cũng là chuyện vô lý khi nói rằng các hiện tượng nhật thực xẩy ra vì hai con chó sói háu ăn Hati và Skoll hàng ngày đi săn Mặt Trời qua bầu trời, đôi khi cắn một miếng vào nó. Các cách giải thích huyền thoại này có kỳ vọng giải thích theo kinh nghiệm mà lại sai trong thực tế. Như Francois Jacob đã vạch rõ, điều mà các huyền thoại và khoa học đều có 'chung là sự bịa đặt tưởng tượng - sự khác nhau là ở chỗ các huyền thoại bị hỏng khi có kỳ thi độc ác đem so sánh điều ra vẻ là sự giải thích với đời sống thực tế 19). Tuy nhiên, chuyện vớ vấn có tác dụng của nó: thật là buồn cười khi bị "vỡ vớ vẩn" (vỡ nợ 20)).
Siêu hình học cũng có cách sử dụng của nó (dưới tiêu đề này tôi đưa vào, lấy thí dụ, khái niệm về sinh lực, "chất nguyên sinh" và các nguyên nhân cuối cùng - ý tưởng cho rằng mục đích mà một cơ quan hoặc một tình tiết hành vi thực hiện có thể đã sử dụng một loại lực kéo nhân quả làm cho nó bắt đầu tồn tại; như thuyết cứu cánh của Aristotle nêu ra). Tôi cũng đưa vào một lượng lớn trò giải trí triết học lạ lùng ấy, Naturphilosophie (triết học của tự nhiên). Siêu hình học không phải là vô nghĩa, nó không phải là chuyện tầm phào, vì nó có thể là và đã là một nguồn cảm hứng khoa học và các ý tưởng khoa học đem lại kết quả. Tuy nhiên nó có thể là sự lừa đảo và nó là như thế ở nơi nào nó có kỳ vọng giải thích và có địa chỉ của một điều giải thích khoa học. Gần như tất cả những điều đó nằm bên phía sai lầm của đường mòn phân biệt thế giới khoa học và lẽ phải thông thường với thế giới tưởng tượng, hư cấu và siêu hình học.
Các thính giả của tôi không tỏ ra đã có khó khăn gì trong việc hiểu biết điều tôi muốn nói về tôn giáo và các giải thích tôn giáo, nhưng nếu như có ai đã hỏi tôi đã muốn nói gì, tôi sẽ phải nói rằng tôi đã có ý định nói đến các điều giải thích trông cậy vào tác nhân một Thượng đế của cá nhân - và tôi đã phải nhấn mạnh khái niệm về một Thượng đế của cá nhân, vì không có cái gì có thể mờ nhạt hơn hoặc nói chung không thỏa mãn hơn là ví Thượng đế như một loại lòng nhân đức nào đó thấm vào thế giới vật chất.
Khi tôi bắt đầu đề ra các quy tắc phân ranh giới thích hợp cho việc chấp nhận các cấu trúc giải thích thuộc loại siêu việt, người ta sẽ thấy rằng trong chừng mực có sự đua tranh giữa chúng, những giải thích tôn giáo là tất nhất dù cho nhiều nhà khoa học và nhà triết học - chắc chắn không phải tất cả - cảm thấy sự chấp nhận của họ dựa trên một loại từ bỏ tín ngưỡng. Chắc chắn là sự chấp nhận của họ chuyển sang tín ngưỡng dựa trên niềm tin - chuyển sang , như Kant đã nhận định, "một loại tán thành không hoàn toàn một cách có ý thức".
Niềm tin và sau đó tín ngưỡng, trong chừng mực có thể, kéo theo sự tán thành không hoàn toàn một cách có ý thức, cũng kéo theo một sự từ bỏ chốc lát sự trị vì của lý trí, điều mà những người theo chủ nghĩa duy lý trong nghề nghiệp miễn cưỡng chấp nhận. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng về phần họ. - nếu đó là một sai lầm. Nếu không phải như thế, thì điều đó phát hiện trong họ một bản chất nào đó - bản chất riêng - của sự chịu đựng ngoan cường và tận tâm với nguyên tắc.
█6. Mục đích của giải thích siêu việt và tôn giáo có hoàn thành mục đích này không
Nếu các câu hỏi mà tôi đang khiếp sợ về nguồn gốc, số phận và mục đích của con người mà Karl Popper gọi là "các câu hỏi cuối cùng ' là không thể trả lời được thì lẽ tự nhiên là cần hỏi mục đích đặt ra các câu hỏi đó và tham gia vào "nỗ lực không ngơi nghỉ", theo cách gọi của Kant, để trả lời chúng - và nếu chúng ta thật sự cố gắng đề xuất các câu trả lời thì chúng ta sẽ phân biệt các câu trả lời nghiêm túc và các câu trả lời chỉ là hời hợt hay kỳ quái bằng cách nào? Rõ ràng việc hỏi chúng có đúng hay không, trong bất kỳ tình huống nào là không có mục đích nếu chúng ta sử dụng chân lý theo ý nghĩa quy ước là sự tương ứng với thực tại, vì chúng ta đã nhất trí rằng các câu trả lời thuộc loại này sẽ là không thỏa đáng. Chúng ta nêu những câu hỏi này vì chúng ta có thói quen hỏi, khoa học và kinh nghiệm lẽ phải thông thường đã khắc quá sâu vào chúng ta niềm mong đợi rằng các câu hỏi có các câu trả lời, rằng có một lý do cho mọi sự vật.
Vậy thì chúng ta mong đợi gì ở các câu trả lời siêu việt?
Tôi nghĩ rằng đặc biệt các nhà khoa học, họ giống như trẻ con trong mối lo âu và sự băn khoăn tinh thần do thiếu thông hiểu gội nên cho họ. Khi trẻ em cảm thấy lo âu như vậy và quấy rầy mẹ với những câu hỏi "Tại sao?", các câu trả lời của người mẹ là tạm thời đối phó chứ không phải là giải thích. Không cần thiết các câu đó là đúng hay thậm chí là có thể hiểu được và nhiều khi chúng chẳng được như thế. Nhưng các câu trả lời làm hài lòng đủ cho trình tự thám sát được tạm thời đưa đến điểm dừng. Chúng ta cũng tìm kiếm sự thanh thản đầu óc, dù là nhà khoa học hay người có nghề nghiệp khác. Các câu trả lời chúng ta muốn nghe là những câu làm dịu bớt nỗi lo âu vì thiếu thông hiểu và xua đuổi nỗi sợ hãi bóng tối như là trẻ em thường có sau khi bắt đầu cuộc đời được ba hoặc bốn năm và những người già có thể có vào khoảng thời gian như vậy trước khi kết thúc cuộc đời.
Mặc dù tôi tin rằng khả năng chấp nhận các câu trả lời siêu việt phải được đánh giá bằng mức độ chúng đem lại sự thanh thản đầu óc, tôi tin rằng tôi đã sai lầm mà nghĩ rằng sự phù hợp với kinh nghiệm - tức là sự tương ứng của điều giải thích với cuộc sống thực, dấu hiệu phân biệt của những cách giải thích khoa học - có thể hoàn toàn là không đáng tính đến.
Bởi vì dù chúng ta có thể mong chờ bất cứ điều gì khác ở các câu trả lời siêu việt chúng ta cũng hy vọng rằng chúng sẽ không lạ lùng quá đáng với thế giới của kinh nghiệm và lẽ phải thông thường - bởi vì nếu sự không phù hợp là trắng trợn và trơ tráo, chúng ta sẽ mất sự thanh thản đầu óc. Không ở đâu sự thiếu phù hợp này lại lộ rõ hơn là trong vấn đề điều ác và vấn đề hòa giải ý tưởng của một Thượng đế nhân đức với các khuynh hướng tự nhiên và các biến cố xẩy ra thật là khó hòa giải với ý tưởng đó. Nữ hoàng của các khoa học đương nhiên đã phấn đấu đối phó với vấn đề này, nhưng chưa đủ thuyết phục để cho chúng ta ngừng hẳn lo âu.
7. Vấn đề sự tồn tại của Thượng đế
Vì Francis Bacon giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong triết học của khoa học, tôi đã để ông phát biểu ý kiến ở gần phần đầu của tiểu luận này. Bây giờ, ở khoảng cách cũng gần như thế với đoạn cuối, tôi nghĩ ông phải được quyền nói lần nữa mới phải. Francis Bacon là một người hồn 'nhiên cung kính, mặc dù các đặc điểm trong tư tưởng của ông đã làm cho Paolo Rossi mô tả ông như là "một nhà triết học Trung cổ bị giấc mơ hiện đại ám ảnh" 21). Trong bản Tuyên bố Đức tin của ông, Bacon đã viết như sau: "Tôi tin rằng không có gì không có sự khởi đầu trừ Thượng đế. Và không có thiên nhiên, không có vật chất, không có linh hồn, nhưng chỉ có một Thượng đế độc nhất vô nhị, Thượng đế như Người là vĩnh hằng có quyền lực vô cùng, duy nhất sáng suốt, duy nhất từ thiện trong bản chất của Người, và như thế Người vĩnh hằng là đích thân Cha, Con và Thần linh."
Do hậu quả của sự mù quáng tinh thần hoặc mắc bệnh do thiếu chất, tôi không chia sẻ sự sùng bái đơn giản của Bacon, tuy tôi biết rằng niềm tin Thượng đế của ông được chia sẻ rất là rộng rãi. Trái lại, tôi tin rằng có thể đưa ra các lý lẽ phải chăng để nói rằng, không phải chúng ta tin Thượng đế vì Người tồn tại mà đúng hơn là Người tồn tại vì chúng ta tin Người. Mặc dầu có mối nghi ngờ gắn liền một cách thích đáng với các tuyên bố trào phúng nhuốm mùi tinh ranh, yếu tố chân lý trong lý lẽ tôi đề nghị đưa ra xem xét đã từ lâu được công nhận trong các lời lẽ báng bổ quen thuộc và khiếm nhã như là "Con người đã tạo nên Thượng đế theo hình ảnh của chính mình."
Thượng đế và thế giới thứ ba của Popper
Trong Pluto's Republic (Nước Cộng hòa của Pluto), tôi đã tóm tắt và giải thích quan niệm của Karl Popper về một thế giới thứ ba, nơi các sáng tạo của trí não cư trú, bằng những từ sau đây:
Popper nói rằng những con người cư trú hoặc tác động qua lại với ba thế giới hoàn toàn riêng biệt: Thế giới 1 là thế giới vật chất thông thường, hay thế giới của các trạng thái vật lý, Thế giới 2 là thế giới tinh thần, hay thế giới của các trạng thái tinh thần; "thế giới thứ ba" (bạn đọc có thể thấy tại sao bây giờ ông ấy thích gọi nó là Thế giới 3 hơn là thế giới của các đối tượng thực tại hoặc có thể xẩy ra của tư duy - thế giới của các khái niệm, ý tưởng, lý thuyết, định lý, lý lẽ và giải thích - thế giới chứa, chẳng hạn, tất cả đồ đạc của trí não).
Các yếu tố của thế giới này tương tác với nhau rất giống như những đối tượng thông thường của thế giới vật chất: hai lý thuyết tác động qua lại và. dẫn đến việc tạo ra lý thuyết thứ ba. Âm nhạc của Wagner đã ảnh hưởng đến âm nhạc của Strauss và đến lượt âm nhạc này ảnh hưởng đến tất cả âm nhạc được viết ra từ đó trở đi. Một lần nữa, tôi nêu lên rằng chúng ta đang nói về các sự vật của trí óc một cách khách quan, công khai: chúng ta "thấy" một lý lẽ, "nắm vững' một ý tưởng, "xử lý" các con số một cách thành thạo hoặc không thành thạo tùy theo tình hình. Sự hiện hữu của Thế giới 3, gắn bó chặt chẽ không thể tách rời với ngôn ngữ con người, mang tính chất riêng biệt nhất của con người trong toàn bộ của cải của chúng ta. Popper nhấn mạnh rằng thế giới thứ ba này không phải là hư cấu mà tồn tại "trên thực tế". Nó là một sản phẩm của trí não con người, nhưng phần lớn vẫn còn hoạt động theo cách tự trị.
Trong bản báo cáo về ý kiến của chính mình, Objective Knowledge: An Evolutionary Approach(Kiến thức khách quan: một cách tiếp cận tiến hóa, Oxford, 1972), Popper nhấn mạnh nhiều hơn tôi về thế giới thứ ba chứa đựng các hệ lý thuyết, các lý lẽ và các tình huống có vấn đề.
Được xem như một yếu tố của thế giới thứ ba này, Thượng đế có cùng mức độ và kiểu loại của thực tại khách quan như các sản phẩm khác của trí não. Kèm theo lòng tin Thượng đế, chúng ta nói với Người bằng lời ca ngợi và lòng tôn kính, vâng lời Người hoặc nếu không thì chịu ảnh hưởng của Người; chúng ta làm ra các hình ảnh của Người và tin là bản thân chúng ta được tạo nên theo hình ảnh của Người. Trong khi cầu nguyện, chúng ta đi vào cuộc đối thoại tưởng tượng với Người và tìm niềm an ủi và khuyên bảo nơi Người. Cuối cùng, chúng ta tin Thượng đế như một tác nhân - thật vậy, như là Người Đề xuất ý kiến Bậc nhất. Sự tồn tại khách quan của Thượng đế là nhờ lòng tin nơi Người của chúng ta; nếu lòng tin ấy mà mất đi, sự tôn kính và cuộc đối thoại sẽ kết thúc và chúng ta sẽ không còn trông cậy nơi Người như là Người Đề xuất ý kiến Bậc nhất nữa.
Ở nơi có biết bao người tôi ưa thích và khâm phục làm như thế và nhận được sức mạnh và nguồn an ủi do làm như thế, tôi không hề tự hào về thiếu niềm tin, và mặc dầu tôi có thể không có quyền giả cách là tin (một thủ đoạn lừa gạt sẽ sớm bị lột mặt nạ), tôi mong muốn hành vi của tôi - thiếu các hành động tôn thờ công khai hoặc tuyên bố công khai niềm tin mà tôi không có - ở mức độ làm cho người ta coi tôi như là một người sùng đạo về mặt sẵn sàng giúp đỡ, chu đáo ân cần và các chứng cớ khác của một khuynh hướng làm cho thế giới trở nên tất hơn là nó có thể theo cách khác.
Tóm lại, tôi muốn người ta nghĩ rằng tôi có cái mà người dân Do Thái giận điên lên là thích đáng khi nghe thấy mô tả là "các đức tính Cơ đốc giáo."
Tôi lấy làm tiếc là không tin Thượng đế và các câu trả lời có tính cách tôn giáo nói chung vì tôi tin rằng nhiều người cần có sự hài lòng và niềm an ủi sẽ đạt được các điều đó nếu có thể khám phá và đề xuất các lý do khoa học và triết học tất để tin vào Thượng đế.
Tôi sẽ là không công bằng nếu quy kết mối hoài nghi của tôi là do tôi đã sống cuộc đời học thuật được đùm bọc che chở có nhu cầu kém cấp bách về sự an ủi và hỗ trợ hơn những người mà cuộc sống không yên ổn hoặc bất hạnh hoặc có nhiều nguy cơ về các mặt khác hơn cuộc sống của tôi. Hai lần trong đời, tôi đã thật sự suýt chết do tai biến mạch máu não, và tôi không chút mong đợi chấn chỉnh lại vào lúc thích hợp. Tôi đã không nguyền rủa Thượng đế đã lấy mất quyền sử dụng hai chi, cũng không cám ơn và không ca ngợi Người đã dành cho tôi quyền sử dụng hai chi khác. Trong hai dịp này tôi đã không tìm thấy niềm an ủi từ tôn giáo hoặc từ ý nghĩ rằng Thượng đế đã chăm sóc tôi. Thật vậy, nếu tôi đã không phản đối bài thơ nổi tiếng của ông ấy trên các lĩnh vực văn học - loại khoe khoang khoác lác này là một nỗi đau đớn - tôi có thể đã nhận được nhiều an ủi hơn từ William Ernest Henley, ông này đã tự nhận là người làm chủ vận mệnh của mình và đã cám ơn Thượng đế về linh hồn không thể bị đánh bại của mình. Nhưng ở đây đã không có niềm an ủi. Không ai đã biết hơn tôi rằng không người nào là không thể bị đánh bại: đó chỉ là kiểu cách khoa trương. Điều quan trọng là không bị đánh bại. Tôi không tự coi mình như là một nạn nhân hoặc một người thừa hưởng các mệnh trời, và tôi không tin mấy - tuy tôi muốn làm như vậy - rằng Thượng đế trông coi phúc lợi của các trẻ nhỏ theo cách các trẻ nhỏ cần được chăm sóc (tức là như các cha mẹ nuông chiều, các bác sĩ nhi khoa và các thầy giáo tất). Tôi không tin rằng Thượng đế làm như thế vì không có lý do để tin điều đó. Tôi nghĩ rằng đó chính là sự phiền toái của tôi: luôn luôn đòi hỏi các lý do.
Từ bỏ luật của lý trí và thay vào đó là xác nhận niềm tin bằng sự kiên quyết và mức độ tin chắc trong quan niệm của chúng ta là luật ấy có thể đầy rẫy hiểm nguy và phá hoại. Niềm tin tôn giáo đem lại một thứ nguyên tinh thần giả dối cho các tình trạng thù địch bộ tộc như chúng ta thấy ở các Nước Vùng Thấp [Hà Lan, Bỉ, Lucxembua], Xri Lanka, Bắc Ai len và nhiều nơi ở châu Phi. Không có bất kỳ niềm tin tôn giáo nào được giữ với lòng đam mê và mức độ tin chắc lớn hơn là siêu hình học về dòng máu và vùng đất đã tác động đến mức làm sôi sục nước Đức của Hitler. Phải chăng đó cũng không là hậu quả của sự tin chắc sâu xa và nồng nhiệt đến thế đã được nghĩ là để xác nhận niềm tin tôn giáo?
Vấn đề nỗi đau đớn đã không được giải quyết, mặc dầu nó đã bị hầu như che khuất không nhìn thấy bằng một đám mây của trò bịp bợm thần học và các hành động còn lớn hơn chấp nhận đồng thời hai quan điểm trái ngược để che khỏi tầm nhìn hoặc làm ra vẻ như không hề có một sự thực khó chịu nhất cho mọi người. Nó đi cùng cường độ đam mê và sự tin chắc sâu xa về chân lý của niềm tin tôn giáo, và dĩ nhiên về tầm quan trọng của các lễ tiết mê tín kèm theo, mà chúng ta muốn những người khác chia sẻ nó - và cách thức duy nhất chắc chắn làm cho một niềm tin tôn giáo được mọi người giữ vững là trừ khử những kẻ không tin. Cái giá bằng máu và nước mắt mà nhân loại đã thường phải trả cho niềm an ủi và sự tĩnh dưỡng tinh thần mà tôn giáo đem đến cho một số ít đã là quá lớn để biện minh cho trách nhiệm thanh toán đạo lý giao phó cho niềm tin tôn giáo. Với các từ "trách nhiệm thanh toán", tôi muốn nói đến sự phán xét một hành động nào đó là đúng hay sai, hoặc một người như thế này là tốt và một người như thế kia là xấu.
Tôi là một nhà duy lý - một cái gì đó của một người lỗi thời hiện nay, tôi công nhận - nhưng tôi thường miễn cưỡng tụ khai là như vậy vì có sự hiểu lầm phổ biến hoặc thiếu chú ý phân biệt phải luôn được rút ra trong cuộc thảo luận triết học giữa đủ và cần. Tôi không tin - thật vậy, tôi coi việc tin là một sai lầm ngớ ngẩn tức cười - rằng việc sử dụng lý trí là đủ để giải thích thân phận của chúng ta và nơi nào cần để cứu vãn nó, nhưng tôi tin chắc rằng việc sử dụng lý trí là cần vô điều kiện vào mọi lúc và chúng ta không đếm xỉa đến nó là liều mạng đấy. Tôi và những người tương tự như tôi tin rằng có thể làm cho thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn để sống - thật sự tin rằng thế giới đã được làm như thế với một nỗ lực nhờ đó nên khoa học tự nhiên, tuy còn các khiếm khuyết mà tôi không giấu giếm, đã đóng vai trò quan trọng, nhờ đó nên các đồng nghiệp khoa học của tôi và bản thân tôi rất đỗi tự hào. Tôi sợ rằng chúng ta không bao giờ có thể trả lời các câu hỏi về các sự vật đầu tiên và cuối cùng, chúng đã là chủ đề của tiểu luận ngắn này các câu hỏi liên quan với nguồn gốc, mục đích và số phận con người. Tuy nhiên chúng ta biết rằng, dù là vối tư cách cá nhân hay các nhà chính trị, chúng ta nhất định có chút quyền quyết định về điều sẽ tới, như thế số phận của chúng ta sẽ có thể ra sao ngoại trừ cái chúng ta làm ra?
Đối với những người có khí chất nóng nẩy, ý nghĩ như thế này là một nguồn sức mạnh và một lục truyền năng lượng cho một kỳ vọng chính đáng và vinh dự.
Sự chán nản có thể khơi lên do chúng ta thiếu khả năng trả lời các câu hỏi về các sự vật đầu tiên và cuối cùng là điều mà các thường dân đã từ lâu giải quyết cho bản thân họ bằng biện pháp khắc phục của Voltaire:"
Chúng ta phải trồng cấy trên mảnh vườn của chúng ta."
1. P.B. Medawar, Plato's Republic (Nước Cộng hòa của Plato),
2. Journal ofthe Warburg and Courtaulđ Institute, 1931, 34:204-17.
3. Một nhà triết học chuyên nghiệp đã quở trách tôi vì nói điều này. Ông bảo tôi, "Nếu không thành công thì ông đừng gọi nó là khoa học". Vớ vẩn thế sao? Tôi đã tham gia nghiên cứu khoa học trong khoảng năm chục năm và tôi đánh giá là có tính khoa học cao mặc dù rất nhiều giả thuyết của tôi hóa ra sai lầm hoặc không đầy đủ. Đây là số phận chung của chúng ta. Đó là ảo tưởng của một người không trong nghề cho rằng trong khoa học chúng ta nhảy cỡn từ đỉnh cao này sang đỉnh cao khác của sự thành đạt và chúng ta sử dụng một Phương pháp bảo vệ chúng ta khỏi sai lầm. Quả thật, chúng tôi không làm được như thế; cách chúng tôi bắt đầu xem xét các sự vật đương nhiên coi như là chúng tôi phỏng đoán thường sai hơn là đúng, nhưng chúng tôi đồng thời đảm bảo rằng chúng tôi không cần cố chấp trong sai lầm nếu chúng tôi nghiêm khắc và thành thật cố gắng không làm như thế.
4. FRS, tức là theo cách gọi thường thấy ở ta, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Anh
5. Giống như Bosweil, tôi có lần đã đề nghị Popper phát biểu trong một câu nói về cái tinh túy của việc dạy chủ nghĩa thực chứng. ông ấy đã lập tức đáp: "Thế giới là toàn bộ bề ngoài". Cho đến lúc ấy, bản thân tôi đã sử dụng lời nhại của mệnh đề đầu tiên trong Tractatus lngico- philosophicus (Chuyên luận lôgic - triết học) của Wittgenstein. (bản dịch của B.A.W. Russell, Lon don, 1922): "Thế giới là mọi thứ có vẻ như là tình hình “thường thấy". Nhưng, nói nghiêm chỉnh, các mệnh đề 1.0 đến 2.103 quả là một khóa học cấp tốc về chủ nghĩa thực chứng.
6. Nguyên tắc này cũng đặt ra một giới hạn dưới nữa: con chuột chù lùn tịt ở xứ Etruria của nước ý (Etruscan pigmy shrew) khi trưởng thành chỉ nặng 2 gam, có diện tích bề mặt quá lớn so với thể tích chỉ nhỏ vào khoảng bằng con vật có máu nóng có thể sống thoải mái, nên nó quan tâm đến tốc độ mất nhiệt. Nó phải ăn hầu như không ngừng trong bất cứ trường hợp nào để duy trì nhiệt cho cơ thể.
7. Để làm cho huyền thoại về Prometheus được hoàn toàn cập nhật, chúng ta phải nhớ rằng nhiệt của Mặt Trời là do sự tổng hợp các hạt nhân hyđro tạo ra heli sinh ra năng lượng tỉ lệ với khối lượng mất đi do sự tổng hợp đó. Sau này, chính là từ Mặt Trời mà Prometheus mới đã đánh cắp bí mật của bom khinh khí.
8. Tôi dùng từ "exosomatic" (ngoài thân thể) để nói đến các cơ quan ngoài cơ thể chúng ta, như các máy thẩm tách là các thận ngoài thân thể và các thiết bị thông gió dùng trong chăm sóc tăng cường là các phổi ngoài thân thể. Các máy tính về bản chất là các bộ não ngoài thân thể vì nhiều chức năng của nó giống như bộ não.
9. Ai sẽ có thể làm ơn phóng to một bức ảnh trên tờ báo - nó bao gồm hàng triệu các chấm nhỏ tí xíu - để xem thấy nhiều chi tiết hơn trong đó?
10. Nanômet là một phần tỉ của mét (10-9m).
11. Immanuel Kant chắc đã không vui lòng tin rằng các câu hỏi cuối cùng là không thể được trả lời được. Nếu điều đó đã là như vậy, ông hỏi trong Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai cuốn Critique of pure Reason (Phê phán lý trí thuần tuý), tại sao tạo hóa đã tới thăm lý trí của chúng ta với sự nỗ lục không ngơi nghỉ để luôn tìm ra các câu trả lời, như thể điều này là một trong các mối quan tâm của tạo hóa? (Bản dịch của Norman Kemp Smith, Oxford,1929, tr. 21). Tuy nhiên, tiến sĩ Samuel Johnson, luôn là điểm gắn bó của chúng ta với lẽ phải thông thường, rõ ràng tin rằng một số câu hỏi đã là không thể trả lời được - một phán đoán rất là quan trọng vì ông là một con người có suy tư sâu và đáng tôn kính. Boswell dẫn ra một ví dụ như sau: Johnson đã nói: "Có vô vàn các câu hỏi mà trí tuệ tò mò trong tình hình này không thể tìm ra câu trả lời - Tại sao lại có bạn và tôi ? Vì sao thế giới đã được tạo ra ? Vì nó phải được tạo ra, tại sao nó không được tạo ra sớm hơn ?".
12. Bất cứ ai tin rằng ngôn ngữ hình tượng của bài The Rime of the Ancient Mariner (Vần thơ của người thủy thủ già) hoặc bài Kubla Khan đã nẩy sinh lại lần nữa trong tâm trí của Coleridge sẽ có các ảo tưởng của mình bị xua đuổi bởi bài The Rong to Xanadu (Con đường đitới Xanadu, 1927) cửa John Livingston Lowes.
13. Một môi trường tràn ngập vũ trụ được cho là tồn tại theo quan niệm của Descartes
14. The Structure of Scientific Revolutions (Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học) (University of Chicago Press, 1962; 1970); Essential Tension (Sự căng thẳng chủ yếu) (University of Chicago Press, 1978).
15. Trước kia ở đây tôi đã dùng từ "transeendental" (tiên nghiệm) như phần lớn người ta có khuynh hướng dùng, nhưng Karl Popper đã bảo tôi rằng chính Kant (ý kiến của ông ở đây là luật lệ) lẽ ra đã dùng từ "transcendent" (siêu việt), nghĩa là ở bên ngoài lĩnh vực kinh nghiệm của cảm quan về thực tế hiện có hoặc có thể có và khoa học tự nhiên hoặc lẽ phải thông thường.
16. Sáng thế, tập đầu của Kinh Thánh thuật lại sự Sáng tạo Vũ trụ của Chúa
17. Năm quyển đầu của Kinh Thánh
18. Chuyện vớ vẩn (buncombe) viết tắt là "bunk": "Một loại chuyện phiếm, không có thật, chủ yếu gắn với một đại biểu quốc hội phân khu Buncombe của bang Bắc Carolina, Mỹ" - C.T. Onions, Oxford Dictionary ofenglish Etymology (Từ điển từ nguyên Anh ngữ,
19. Bạn đọc có thể xem thêm bài “Khoa học và các huyền thoại mới” của Lê Minh Triết trong Khoa học và Nhân văn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
20. Một từ được Paul Jennings vô ý tạo ra khi ông đã định đánh máy từ "bankrupt" (vỡ nợ) bị nhầm thành "bunkrapt" [chứa "bunk" - chuyện vớ vẩn; xem 18)].
21. Francis Bacon: From Magic to Science (Từ ma thuật tới khoa học), S. Rabinovitch dịch (Lon don: Routledge & Kegan Paul, 1968).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu