Bức xúc về những "vết đen" trong cuộc sống hàng ngày

10:19 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Mười, 2008

Mấy hôm rồi, tôi có xem TV thấy nói về những cuốn truyện tranh dành cho thiếu nhi, những sản phẩm văn hóa chính thống qua kiểm duyệt, được giới thiệu cho các nhóc 14, 15 tuổi một cách lệch lạc. Những cảnh hở hang, âu yếm, những pha đấm đá xé quần áo của thiếu niên mà đến các bậc làm cha, làm mẹ như tôi nhìn còn cảm thấy xấu hổ. Tôi thì thấy nó bệnh hoạn. Kể ra cũng không vấn đề gì với tôi khi mà ở quê tôi, những cuốn truyện tranh như Đôrêmon, 7 Viên ngọc rồng hay Thần đồng đất Việt nhàu nát vẫn là niềm mơ ước của những đứa trẻ đang tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Những cảnh như thế này được xem là truyện tranh cho trẻ em. (Ảnh DHT)

Tuy nhiên, tôi cũng tặc lưỡi nghĩ không ảnh hưởng gì đến con dân mình đâu vì dù sao cả bộ truyện dày và đắt tiền ấy chưa về đến làng. Nhưng rồi chợt nghĩ, biết đâu sau một thời gian những ấn phẩm đó lại lưu lạc về quê tôi, không biết lúc đấy tôi còn đủ thờ ơ để xem đấy không phải là chuyện của mình nữa hay không?

Mấy lần xem Thời sự, chỉ nghe qua, tôi tưởng nó đơn giản là những cuốn truyện tranh xuất bản lậu hay hợp tác xuất bản lậu. Nhưng xem và nhìn rõ nội dung một cách cận kề, tôi băn khoăn tự hỏi: Không biết vai trò, chức năng quản lý về văn hóa ở đâu mà để lọt ra thị trường những đứa con tinh thần hư hỏng đến như vậy?

Thời gian gần đây dư luận chú ý nhiều hơn đến mấy công ty bột ngọt, bột sắn đầu độc dân cư xung quanh làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Nhưng những cuốn truyện tranh với nội dung bạo lực, khiêu dâm và biến thái, có tác dụng đầu độc trong giới trẻ hiện nay lại chẳng được quan tâm? Nó ảnh hưởng đến cả một thế hệ, ảnh hưởng đến lối sống, lối suy nghĩ của cả một tầng lớp.

Nhiều người thường nói đó là những thứ văn hóa lai căng, pha tạp và biến thái nhưng tôi nghĩ đấy không đáng gọi là văn hóa. Thế mà vẫn để lọt qua được.

Vụ Vedan thì người ta có thể định giá được mức độ thiệt hại là bao nhiêu tỉ, bao nhiêu thời gian để khôi phục nguyên hiện trạng. Nhưng những vụ đầu độc về văn hóa sách thiếu nhi trong thời gian vừa qua, tôi tin rằng chẳng thể tính được và không biết khôi phục nhân cách sống cho một thế hệ thanh thiếu niên thì mất bao lâu.

Ta thường nói phải giữ gìn nét văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không biết mục tiêu ấy đang ở đâu?

Cuốn sách này được xem là phỉ báng tuyên ngôn độc lập lại chỉ nhận được lời xin lỗi?! (Ảnh DHT)

Những thứ được gọi là văn hóa “sờ ti cô” nhại lại tuyên ngôn độc lập, dám phổ nhạc một bài ca cách mạng thành một thứ không biết nên gọi là cái gì và dám được in thành sách bìa cứng dành cho những người có trình độ cao đọc. Buổi tiệc thác loạntại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập một công ty có tiếng được coi là sự cố nhỏ. Nhưng tôi nghĩ, đó cũng là sự thấp kém về văn hóa!?

Nếu chúng ta đổ tại vì thế này, vì thế kia, vì bộc phát, vì bốc đồng thì cuối cùng cũng không đi đến đâu cả.

Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao người nước ngoài làm những chương trình giới thiệu văn hóa, đất nước con người Việt ra thế giới lại hay đến vậy. Phải chăng đó là thứ nguyên bản, là tinh túy? Tôi sợ lắm một cuộc xâm lăng văn hóa cực nguy hại.

Nguồn:VietNamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách giá rẻ!

    25/07/2017Giá cả của mỗi cuốn sách lại là vấn đề phải bàn. Rất nhiều người say mê đọc sách không dám bước chân vào các hiệu sách sang trọng. Vậy là các hiệu sách cũ, sách bán trên vỉa hè được dịp bung ra, phục vụ số độc giả ham đọc sách nhưng “hầu bao” hạn hẹp...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Nhận diện người đọc hôm nay

    30/12/2016Vương Trí NhànKhông hiểu sao sách đã thừa, đang thừa, ngổn ngang ê hề ở các sạp các tiệm. Ở đây có chuyện của người làm sách, đấy là yếu tố thứ nhất, cố nhiên. Nhưng còn về phía người tiêu thụ sách, thực trạng ra sao?
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

    22/09/2008Thế HùngKhông chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.
  • Làm gì với Vedan?

    19/09/2008TS Nguyễn Sĩ Dũng"Không bị bắt không phải là kẻ trộm". Câu ngạn ngữ này của người Nga khẳng định rằng quan trọng là phải "bắt tận tay, day tận trán", bằng không một tên trộm có thể tồn tại trên thực tế nhưng lại không tồn tại đối với pháp luật. Với hành vi xả nước thải độc hại xuống sông Thị Vải bị bắt quả tang, Công ty Vedan đã thật sự đối mặt với pháp luật như một đối tượng cần bị xử lý...
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • xem toàn bộ