Bông Phèng và Nghiêm Túc

04:31 CH @ Chủ Nhật - 30 Tháng Tám, 2015

Tên hai ‘nhân vật’ trong đối thoại này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Sống cần vui, nhưng trong nhiều hoàn cảnh hiện nay ‘tính bông phèng’ hơi phổ biến, bị lạm trong nhiều việc rất quan trọng của tổ chức và xã hội. Sự ‘nghiêm túc’ diễn ra khi tính chính thống lên ngôi, mọi người được định hướng nghiêm chỉnh ý thức vào trọng tâm điều cần phải thể hiện và thực thi…đúng vai trò của mình. Dù thế nào không nên ‘VLC – vui là chính’ !

Bông Phèng: Ái chà, đằng ấy trông đã đạo mạo ‘Tam Thể’ rồi lại thêm ‘đi hia’ , có vẻ lúc nào cũng nghiêm trọng như ‘Mèo đến dự đám cỗ Chó’ ấy nhể. Bọn Chó cần chó gì nghi lễ và chính chuẩn, chỉ cần có miếng và gâu gâu cho thêm không khí . Còn chúng tớ á, chả tỏ ra ‘nguy hiểm ‘ với bất cứ ai, nhưng chỗ chi, lúc khi, việc gì cũng có mặt, thế mà nhộn ngay được rồi, hai ba …zô … nhậu thịt chó có ‘tay vịn’, ai cũng là nhân tố phiếm chuyện, hoang tài , bên cạnh có chó gặm xương…tất cả đều zui zẻ…

Nghiêm Túc: Tôi chẳng muốn và không đấu khẩu với anh cho được, nhưng xin bày tỏ : anh có mặt ở đâu là ở đó không còn mấy sự nghiêm ngắn, trang trọng được nữa, mặc dù nhiều người như anh cũng giữ những cương vị mà thiên hạ không thể không mời đến dự việc, phát biểu thậm chí chỉ đạo này nọ. Công nhận dù thế nào thì các anh có ảnh hưởng đến công chúng ghê gớm.

Bông Phèng: Hi hi…đúng thế đới…sống ở đời ai chả thích chúng tớ giải tỏa ‘xì chét’. Đã bao nhiêu chuyện quá mệt từ ‘trong nhà ra ngoài sân’. Có một ông rất ‘này nọ’ vốn thuộc ‘đẳng các anh’ hay trên diễn đàn lớn rồi cũng phải ‘thì là mà’ : khi nào người ta bông phèng được, dù theo cách nào, đã chứa đựng cái ‘tinh thần bỏ qua’. Dân tộc này dễ cười lắm, càng tếu táo càng gần công chúng, có thêm người hâm mộ. Chưa kể khá nhiều ‘Ngài vai long vế trọng ’ câu đầu tiên nói vào ‘ống thu âm’ là người nghe ‘cười nhổ’ luôn ra được : ‘iem hièm…hôm nay tôi đến đây nói vài điều về quản lý nhà nước, có thể tuy anh chưa động, nhưng thế nào nhiều chị cũng thấy chạm. Ấy là vì anh trút rơi làm vãi, lại vô cảm xong dễ quên béng, trong khi chị thích hóng thèm hớt tiếp nhận vào nên bị vấn vương phải lụy… Nhiều ‘phá giáo sư’ ‘học đại’ phát biểu trong hội nghị phương pháp ngành rằng : khi giảng nếu thiếu chất tiếu lâm là chưa đạt nghệ thuật đâu nhá, vì vậy phái nữ khó gây hấp dẫn như nam giới cho được.Lắm được trân ní ấy lên nhiều giảng viên lữ từ đó cũng cố phùng mang chợn mỏ hô hô ha ha kinh nắm í…thế nà đắt ‘xô’ thôi….có cả rừng mơ…hơ hơ…

Nghiêm Túc: Tôi biết anh có ‘xã hội’ của anh, nó được bắt rễ, cộng hưởng vào những bộ phận lớn, khi ‘dân trí’ của họ còn thấp, có muôn tình huống để vận dụng, nhưng tôi mong các anh không quá lạm dụng có được không ? Cộng đồng cần được nâng tầm, thức tỉnh, chuyên chú vào nhiều vấn đề ‘quốc kế dân sinh’ . Chứ tôi nản quá khi thấy từ sân khấu Thiên Đình này , đến nhiều nghị sự lớn Quốc gia nọ… toàn ‘diễn miếng kịch cỡm’ thật giả tào lao…đầy hội chứng kiểu ‘hài hặp nhau cuối tuần’.

Bông Phèng: Ấy chớ…Hến muốn vả yêu vào cái mồm của Nghị bây giờ chứ mà lị ơi… đừng hồ đồ kết luận nghiêm trọng thế đi. Hãy thử xem bọn tớ thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền thông chính thống từ thi hát, đến hội nghị, trao giải tiêu biểu các loại…ăn mặc đẹp nhé, sân khấu hoành tráng nhé, nhiều gương mặt cực quan kỳ cách nhíe…Chả bao giờ dám mạo phạm phê ‘dân trí ai thấp’ cả ! Hơn nữa hiểu thế nào là ‘hóa thân nhân vật’ , ‘sống cùng thời đại’ , ‘đi vào lòng người’ hở anh ? Hách đi cho xong ! Như có cái nhà ‘dân biểu’ phả câu : tử hình kẻ tham nhũng thật thiếu văn minh, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp ở nhà cho hàng ngày vợ nuôi sống thế mới nhục’ . Ai nghe cũng cười phì ngay được, cảm thấy tình hình nó nhẹ nhàng thôi, lại nhớ lâu, nửa ngày sau cả nước thuộc liền câu bất hủ đó, chẳng biết nên ‘còm men’ thế nào, thật đẳng cấp ! Cánh tớ nghe phải học hỏi nhiều lắm đấy !

Nghiêm Túc: Tôi lấy làm lạ, những cách nói lóng lái, xiên xẹo, logic lằng nhằng, tầm phào của các anh lại làm thiên hạ hiểu nhanh và cười nghiêng ngả, dù chả cần chảy nước mắt. ‘Mộc tồn’ là thịt cầy thì hiểu ngay. Trong khi những từ ngữ chính tắc, các khái niệm chính thống, đề xuất chính quy mà chúng tôi đưa ra, phát ngôn, người ta nghe xong ngáp chảy nước mũi, thiện chí lắm là ban lời khuyên nhát gừng : ‘khó hiểu’ ! Đi tham quan học tập du lịch những nơi danh thắng, chỉ nghe thấy tán nhảm, hòng thấy ai bình luận, bổ xung gì cho uyên bác ! Rồi những bài hát, câu nói hay nổi tiếng của Thế giới, qua mồm họ toàn bị xuyên tạc…thế là thành danh hài… Buồn ghê !

Bông Phèng: Nói thật là chơi với các anh mệt hơn ấy ! Lại chả vui như hò lơ hò lớ hò lờ… Con người ta phải hớn hở mới sống tiếp được.Xin thổ nộ nhíes : từ Hít ne đến nhà kách mệnh nhớn đều nhận thấy : ai có đám đông, zẫn zụ được họ nà người đó thành nớn nao….okei chưa ?! Thấy hôn : có nuận thuyết hẳn hoi ! Và bọn lày nựa trọn : dùng kách zễ nhất nà pông fèng : một người cười mới nà chuyện nhỏ, nhiều người cười được xẽ nhớ đến người lói! Nhưng đây mới là bí quyết nghiêm chỉnh : chúng tớ luôn muốn đồng hành cùng những người như anh, với những chuyện rất chi là đại sự, mới oách ộp. Nhưng không thích các anh chiếm số đông. Chúng tớ còn tạo ra rất ‘nhiều góc’ ì xào, hinh hích he he trong đám đông nữa.

Nghiêm Túc: Xã hội tiến bộ hay không nhờ người người toàn tâm toàn ý vào việc, mỗi người đĩnh đạc đảm vai trách nhiệm cao để giải quyết những vấn đề nóng bỏng, cấp bách….một cách có chuẩn mực, uy nghiêm, cương cường, chứ cứ ‘VLC’…rồi lẫn lộn, pha tạp, nhố nhăng mọi chuyện…cứ thế chúng tôi thấy lo ngại lắm.

Bông Phèng:Thôi lào, xã hội luôn cần được giải trí, muốn vui, nên cười….Chẳng nhĩe cuộc sống lúc nào cũng trang nghiêm, ngay ngắn đến mức không thể lăn ra hồn nhiên, ngô nghê, ngốc nghếch, tạm quên đi thượng hạ, tả hữu, tiền hậu… được nữa ư ? Các anh chưa có đám đông của mình thì hãy cố mà tạo, đừng trách chúng tớ có được không. Bật mí cho đỡ buồn nhé : những người thích bông phèng cũng có khối chuyện nghiêm túc, luôn đi tìm nghiêm túc đấy. Lúc đó các anh ở đâu ? Hãy ngó xem thiên hạ tấp nập đi lễ bái đình chùa thì họ nghiêm túc đấy chứ ?! Có điều, ngay cả lúc í bọn tớ cũng hoạt náo được, ví như hét lên tếu táo : này mấy ‘mụ’ Dương Cần Bật đang mẩn Vía đâu cả rồi ra thêm sức cho mấy ‘lão’ Ham Thị Quất đang mê Hồn đây này…chả hiểu mô tê gì nhưng ai cũng khùng khục trong cổ họng đến là nhộn…bù cho lúc chau mày lí nhí khấn bái, hoặc nhả cục nhục đắng phải nuốt trước cấp trên.

Nghiêm Túc: Thôi đi…hôm nay tôi và anh cùng phải hoàn tất một việc lớn là tổng hợp những phiếu lấy ý kiến công chúng về chính sách đây này. Phần của tôi là đưa ra các con số thống kê , phần của anh là viết báo cáo nộp lên cấp trên.

Bông Phèng: Hờ hờ… làm thì làm chớ, việc này là cơ hội thăng tiến của cả hai đấy. Nhưng nhớ cho một nguyên tắc bất di bất dịch ( không tí toáy tí mẻ được đâu đới ) : ‘mất mùa là tại thiên tai, được mùa chính bởi thiên tài cấp trên. Tình hình luôn hướng đi lên. Nếu có đi xuống thì trên nhắc nhờ’ ( nhở /nhờ - lờ tờ mờ) . Thấy chưa, cái món thơ ‘Bút Tre’ tác dụng giảm độ nghiêm trọng xuống, chứ như cách của anh thì có mà….thành ma… tiến ra ‘cánh đồng’ . Người ta chẳng vỗ tay vì con số thống kê thêm cái vẻ mặt không mấy tươi tỉnh của anh, mà là vì những dòng chữ tổng kết cùng giọng nói hoan hỉ của tôi : nhìn chung…rất tốt, đại thể…. hay là chính, đôi chỗ này nọ…thì cũng như việc trong gia đình…. Quá lắm thì như ‘ngứa ghẻ’ thôi !

Nghiêm Túc: Nói chuyện, làm việc với anh tôi thấy mệt hết toàn thân, lả hết cả thần, tục trần tư duy, hiểm nguy tư tưởng.

Bông Phèng: …Với anh chẳng sướng, đừng nghĩ là hay, kẻ hát bằng tay, còn anh ngồi khóc , đàn quăng lăn lóc, hội vẫn từng bừng…

Nghiêm Túc: Anh nhảy tưng tưng, vui điên quá bến, bao kẻ tìm đến, ngả ngốn cùng say, nào ai có hay, anh làm chủ cuộc, tất cả một giuộc, anh mới nổi tiêng (tiếng) , người người ngó nghiêng, vừa thèm vừa ghét…

Bông Phèng: Đấy, anh bắt đầu giống giống bọn tớ rồi chớ mà lị ơi…quan tâm đi, nhập cuộc đi…đời có là gì…dù có chi chi, tớ cũng tỉ thí.

Nghiêm Túc: Ờ …à… ô…í…. a….

Bông Phèng: Đừng kêu kiểu thế chán chết lên được, nên theo giọng bọn tớ : hờ hờ…hà hà…khơ khơ… hi hi…ka ka…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao lại cười?

    27/10/2017Vũ Minh Thu (Theo The New York Times)Đôi khi chúng ta cười vì một cái gì đó buồn cười, nhưng phần lớn các nụ cười lại chẳng có liên quan gì lắm đến sự hài hước. Nụ cười phải chăng là một công cụ sinh tồn bản năng của những động vật sống thành bầy đàn, và nó không phải là một lời đáp về mặt tinh thần cho một câu đùa dí dỏm?
  • Cười - Chất lượng cao

    03/01/2017iếng cười có chức năng phát hiện đời sống. Tiếng cười là một công cụ để con người hoàn thiện mình.Tiếng cười ấy cũng thiêng liêng cao cả như nỗi đau, như tiếng khóc...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Người Việt qua cách nói năng cười cợt

    27/04/2016Vương Trí NhànNước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu, người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Thêm chất trí tuệ cho tiếng cười

    05/11/2014Vương Trí NhànKhi nói nhiều phen mình và bạn bè đã cười quá tùy tiện, quá dễ dãi cũng là lúc chúng ta cùng thành thật mong ước với nhau rằng trong những ngày vui mỗi người có thể ít cười hơn nhưng đó thật sự là những tiếng cười... có chất lượng cao (tương tự như các loại hàng xịn, hàng xuất khẩu, hoặc xe khách chất lượng cao đang được ưa chuộng).
  • Một nụ cười bằng 10 thang thuốc

    04/02/2014PGS.TS Nguyễn Hoài Nam thực hiệnTheo tôi, tính hài hước một phần là do bẩm sinh, nhưng phần lớn do cuộc sống. Hãy cười lên đi, cười với mọi người và mọi người sẽ cười với mình, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, ông bà ta xưa đã nói vậy mà chẳng sai đâu!
  • Vũ Bão - cái nhìn biết cười

    13/12/2011Nhà văn Vũ Bão (1931-2006) quê Thái Bình, tên khai sinh là Phạm
    Thế Hệ, nhưng khi viết văn thì ký bút hiệu Vũ Bão, ngoài hàm ý nhanh
    mạnh như... vũ bão, lại do rất mê Vũ Trọng Phụng.
  • Tính nghiêm túc của “những vở kịch”

    30/05/2007Nhiều người trong chúng tôi có cảm giác vụng trộm, không vui, tội lỗi rằng chúng tôi thật phù phiếm khi dành hết chú ý vào những tác phẩm kịch trong những gì lẽ ra phải là sự khám phá nghiêm túc di sản văn hóa của chúng ta...
  • Phương Tây cũng yêu chân thành nghiêm túc

    15/01/2006Bích Dậu thực hiệnTừ xứ sở sương mù, cô bạn Minh Lê, đã cùng Tuổi Trẻ Online trao đổi những suy ngẫm, nhận định rất riêng về tình yêu, về gia đình... Lê giúp chúng ta hiểu hơn: người trẻ phương Tây có nhiều người rất coi trọng tình yêu và yêu nghiêm túc...
  • Thế nào là suy nghĩ nghiêm túc?

    29/12/2005Trương Thu HàKhông phải lúc nào ai cũng có thể hành động một cách hoàn toàn sáng suốt và hợp lí. Chúng ta thường thông đồng với các lợi ích cá nhân. Chúng ta thường khoe khoang, khoác lác, phóng đại và nói nước đôi. ...
  • Thế nào là suy nghĩ nghiêm túc

    24/06/2005Không phải lúc nào ai cũng có thể hành động một cách hoàn toàn sáng suốt và hợp lí. Chúng ta thường thông đồng với các lợi ích cá nhân. Chúng ta thường khoe khoang, khoác lác, phóng đại và nói nước đôi.

    Chỉ có con người mới mong muốn được công nhận những hiểu biết, quyết định hơn người hay là duy trì các đức tin ban đầu của mình...
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ