Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!

03:01 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Mười Một, 2006

Khi nói tới nguyên nhân những khuyết tật của nền giáo dục nước ta hiện nay, ý kiến hầu như thống nhất cho là do bệnh thành tích, hệ qủa của thi đua. Vì vậy nhiều người, trong đó có cả những nhân vật có uy tín trong ngành giáo dục như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, đã đề nghị bãi bỏ việc thi đua trong các trường.

Thực ra ham muốn có thành tích cần được coi là thuộc tính của con người, phản ánh tâm lý không ngừng vươn lên tầm phát triển ngày càng cao hơn. Cho nên thi đua để đạt thành tích cao hơn không phải là điều xấu. Vấn đề ở chỗ thành tích đạt được phải là thành tích thật, kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi, những suy tư không ngừng nghỉ, của cả những hy sinh lợi ích cá nhân. Một khi lòng ham thành tích bình thường của con người bị gọi là "bệnh thành tích" như trong ngành giáo dục hiện nay, thì phải được hiểu những thành tích đạt trong thi đua như vậy là thành tích ảo, không thật, có hại. Chế tạo ra thành tích như thế sẽ gây ra những khuyết tật và theo thời gian, phát sinh bệnh ngày càng nặng tới mức như thấy hiện nay. Nói vậy để thấy rằng bệnh thành tích phải luôn gắn với tính giả dối. Muốn khắc phục bệnh này phải khắc phục được sự giả dối. Bản thân phong trào thi đua không nhải là nguyên nhân gây bệnh thành tích, mà là cách thức tổ chức thi đua đã thúc đẩy tính giả dối.

Nhân đây xin kể vài chuyện về thi đua trong trường học mà bản thân người viết đã trải qua. Chuyện xảy ra đã lâu lắm, từ những năm 60 thế kỷ trước. Đó là thời chiến tranh, trường được sơ tán từ Nội về nông thôn. Cả nước phát động thi đua, trong đó có phong trào thi đua giành danh hiệu tổ đội lao động XHCN. Phong trào được tổ chức khá chặt chẽ, khá hành chính. Trước hết bộ môn chúng tôi phải làm thủ tục đăng ký với Hội đồng thi đua của trường. Không đăng ký thì cuối năm không được xét dù có thành tích. Bản đăng ký phải ghi rõ chỉ tiêu thi đua toàn diện, không chỉ về mặt công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mà còn có những chỉ tiêu về công tác dân vận, về chấp hành chính sách, có cả chỉ tiêu tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm để cải thiện đời sống, rồi có cả chỉ tiêu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến...Muốn đạt danh hiệu thi đua, bộ môn phải đạt và vượt các chỉ tiêu đã đăng ký. Không nên nhủ nhận tác dụng động viên của phong trào thi đua, song ngay từ ngày đó nó đã ẩn chứa những điều không ngay thật. Thí dụ: những chỉ tiêu về công tác chuyên môn thì bao giờ cũng hoàn thành rất tốt, mà không có khó khăn gì, vì tất cả đều là tự biên tự diễn. Muốn có chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến thì bộ môn sẽ bầu và tất nhiên có đầy đủ bản tự khai thành tích được tập thể thông qua. Trong các chỉ tiêu nêu trên, khó đạt nhất là chỉ tiêu tăng gia sản xuất. Những chúng tôi cũng đã hoàn thành được nhờ đường lối "dựa vào dân". Đối với thầy giáo Đại học, làm nông nghiệp là điều khó. Nhưng với nông dân thì lại là công việc thường ngày. Biết khó khăn của chúng tôi, ông đội trưởng đội sản xuất nông nghiệp hồn nhiên hỗ trợ cho mượn ruộng, lại cày bừa hộ. Muốn có thóc, đội cho cả mạ và cấy giúp luôn. Chúng tôi cũng vượt cả chỉ tiêu tăng gia. Cuối năm đạt danh hiệu thi đua, được thưởng một tấm bằng, một lá cờ thêu dòng chữ “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa". Tất nhiên có liên hoan nghèo nàn mừng công theo mức sống thời đó dựa vào đóng góp của mỗi người. Vậy mà ai cũng hoan hỉ, từ lãnh đạo khoa tới các thành viên bộ môn. Nay ngẫm mới hay bệnh thành tích đã phát sinh từ cái thời rất trong sáng ấy. Không phải chúng tôi không thấy được những xảo thuật thi đua như thế nhưng "vì phong trào", vì cho là chuyện vặt, nên không những không phản đối, mà còn hào hứng tham gia. Trong điều kiện ngày nay, bệnh thành tích này đã có những biến chứng và trở nặng tới mức xã hội không thể chấp nhận được. Do đó muốn chữa trị phải có thời gian. Trước hết là phải thay đổi hẳn chỉ tiêu và phương pháp đánh giá thành tích của các trường, tức là thay đồi căn bản cách tổ chức thi đua trong các trường.

Thời đó Giáo sư TạQuangBửu là Bộ trường Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Có lẽ Giáo sư TạQuangBửu, với tư cách người đứng đầu ngành Đại học, cũng không yên tâm với cung cách thi đua như thế. Tôi còn nhờ một lần, trong cuộc tổng kết gì đó toàn ngành, trước cử tọa cả ngàn thầy Đại học, Giáo sư Tạ Quang Bửu đã nói lên tâm trạng của mình về thi đua, đại ýrằng ông cũng chưa thông suốt lắm, nhưng trong bối cảnh "người người thi đua, ngành ngành thi đua" mà mình không làm thì lạc lõng, nhưng làm thì thấy băn khoăn. Một lần thăm Cộng hòa dân chủ Đức, do nghe nói bên đó có tổ chức thi đua trong các trường Đại học, nên trong lúc gặp Bộ trưỏng Đại học bạn, ông có hỏi kinh nghiệm về chuyện này. Thay cho câu trả lời, Bộ trưởng bạn cho biết cũng đang muốn hỏi Bộ trưởng ta chính câu hỏi đó! Mới hay vấn đề xem xét lại chuyện thi đua trong trường học đã nảy sinh từ rất lâu rồi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bốn lãng phí

    09/11/2006GS. Hà Văn ThịnhGiải trình trước Quốc hội và trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nếu không chống được bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục thì đất nước sẽ có 4 lãng phí lớn: Lãng phí tuổi học trò, lãng phí tiền của của phụ huynh, lãng phí công sức thầy cô, lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước...
  • Học chỉ cốt lấy điểm cao

    01/01/1900Thu LinhThách thức của giáo dục là thách thức của phát triển. Kinh nghiệm thành công trong mở cửa để phát triển của các nước đi trước đã khẳng định điều này. Việt nam là dân tộc có truyền thống hiếu học
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Tại sao phải học thêm?

    29/08/2005Một học sinh lớp 10 Trường THPT Hùng Vương, TP.HCMDạy thêm, học thêm được người lớn chúng ta nói đến nhiều nhưng không giảm. Qua cái nhìn của một học sinh lớp 10, một lần nữa chúng ta không khỏi giật mình khi nghĩ đến việc chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • xem toàn bộ