Về nguyên nhân của bệnh thành tích trong ngành giáo dục

01:11 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Mười, 2006

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã tiến lên, người dân ở những mức độ khác nhau điều hướng được sự tiến lên đó trong cuộc sống hàng ngày. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, trong đó có những ý kiến cho rằng ngành giáo dục đã thụt lùi.

Cứ nhìn vào số người được đi học người có trình độ phổ thông, người được tốt nghiệp Đại học, rối số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư... thì đa phần chúng ta sẽ hài lòng. Thế nhưng, nền giáo dục thông qua những gì mà chúng ta thấy, có cả cái nhìn của những người có chuyên môn cao, cho đến cái nhìn của người dân bình thường lại không mấy sáng sủa và đang rất đáng lo ngại.

Nhiều người cho rằng bệnh thành tích là một nguyên nhân thụt lùi, nhưng vì sao ngành giáo dục lại mang trong mình bệnh thành tích?

Ở thời bao cấp tuy khó khăn, song một khi đội ngũ thầy cô giáo chuyên tâm hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người thì cuộc sống hàng ngày, tương lai của họ vẫn được đảm bào một cách cơ bản như một người. Học sinh đi học trong muôn vàn khó khăn túng thiếu, song ở một cấp đều không phải đóng tiền, học ở các Trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp còn được nhận học bổng để chuyên tâm học hành và học tập càng giỏi, càng phấn đấu tốt thì tương lai càng rộng mở.

Ngày nay, trong xã hội không phải mọi người cũng cùng mục tiêu phấn đấu. Dù không hiếm những người thầy hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người, nhưng đa phần các thầy giáo ngày nay không thể chỉ chuyên tâm hết mình cho công việc ở trường mà còn phải lo trang trải quá nhiêu nhu cầu của cuộc sống, vì đồng lương danh nghĩa quá thấp. Còn học trò, đi học phổ thông đã phải đóng tiền, thi đỗ vào Đại học đã khó, đỗ rồi lấy tiền đâu để học, học xong đi làm ở đâu?

Ngoại trừ một số trường thực sự có chát lượng, còn quá nhiều để trường phổ thông có nhiều thầy không cần cố gắng hết mình, nhiều trò không phải học hết mình, nhưng tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp vẫn đều đều năm sau cao hơn năm trước.

Thế rồi với kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cao, những "cô tú câu tú" nô nức thi vào Đại học để rồi nghịch lý yếu tất yếu xảy ra: tỷ lệ học sinh không làm được bài, bị điểm "liệt" rất cao...

Như vậy, bệnh thành tích ở các trường phổ thông có phần từ thày cô giáo, có phần từ học sinh và cả cha mẹ học sinh, song nguyên nhân trực tiếp làm cho hệ thống giáo dục bị nhiễm bệnh thành tích chính là việc các nhà quản lý lãnh đạo ở các địa phương và các ngành giáo dục đã đặt lên vai các trương những yêu cầu về thành tích mà không căn cứ váo thực chất của đội ngũ thầy và trò.

Thời nào cũng có những học sinh, sinh viên dù khó tới đâu vẫn chăm chỉ học hành và học giỏi còn đa số thì phải tính toán để làm sao học xong ra trường và có việc làm. Chính thực tế đó đã tạo nên một phản ứng dây chuyền và hành trình triết lý của số đông người đi học là để qua được, đỗ được, tốt nghiệp được và cuối cùng là có được tấm bằng, bằng càng cao càng tốt, càng nhiều bằng càng hay. Có được tấm bằng mang đi xin việc, có chỗ nhận, có lương cao là quý lắm. Như thế, dĩ nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, hệ thống giáo dục sẽ đáp ứng "triết lý" này, dù lãnh đạo ngành và các thầy cô giáo có tâm quyết không muốn, quảng đại quần chúng nhân dân từ trong nhận thức cũng chẳng ai muốn, nhưng trong thực tế đã xảy ra tình trạng dạy nhanh, day ẩu, cho điểm, cho lên lớp, xếp hạng cao hơn thực lực, cho đỗ tốt nghiệp không theo thực chất mà theo nhu cầu của người học và chỉ tiêu của cấp trên giao. Từ đó, tệ nạn chạy theo thành tích hình thành và phát triển.

Vậy thì phải chữa bệnh thành tích của ngành giáo dục như thế nào? Tất nhiên là đưa một liều thuốc mạnh thẳng vào ngành giáo dục, song cũng phải trị "nguyên phát" của căn bệnh, đó chính là những nơi sử dụng con người. Tuyển dụng, sử dụng người không thể chỉ cần có bằng cấp, mà phải căn cứ vào trình độ thực chất của ứng viên như nhiều nơi đã và đang làm. Thực tế hiện nay sồ "cậu cử, cô cử” không thực chất chẳng bao giờ dám ứng tuyển vào những nơi đòi thực chất, cho dù chỗ ở đây có lương cao và điều kiện làm việc khá lý tưởng. Nên hiểu rằng thực chất không hoàn toàn đúng nghĩa với giởi. Xã hội dùng người thực chất, dùng hàng thật - hàng chất lương cao thì hàng giả, hàng dởm sẽ không còn đất dung thân. Cũng thế, ngành giáo dục và đào tạo sẽ không thể chạy theo thành tích mà cho ra lò những cử nhân dởm, kỹ sư giả được. Khi đó cũng sẽ không còn tình trang chen nhau thi Đại học để rồi trượt nhiều, đỗ ít "thầy" thì đông mà “thợ" thì ít trong đó không ít "thầy” chẳng ra "thầy” mà "thợ" cũng chẳng ra “thợ".

Tất nhiên, muốn sự nghiệp giáo dục và đào tao của nước ta tiến lên, không thể trị hết căn bệnh thành tích là được, mà còn đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, toàn diện hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • xem toàn bộ