Bảy điểm quan trọng Giáo Dục Trẻ trong gia đình

04:53 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Bảy, 2016

Hướng vào sự phát triển triển của trẻ, phụ huynh và trẻ nên thiết lập mối quan hệ như thế nào?

1. Lấy sự tôn trọng và thông cảm để đối xử với trẻ

Tôn trọng tức là coi trẻ là một con người độc lập, không bị người là chi phối. Dành cho trẻ sự tôn trọng đầy đủ là phải thỏa mãn yêu cầu độc lập của chúng. Khi trẻ làm điều gì đó có sai sót hoặc chưa hoàn thành, người lớn phải thông cảm với nó. Ví dụ trẻ rót nước nhỡ tay bị rớt ra ngoài hay động tác chậm thi người lớn phải có sự kiên nhẫn để thông cảm với trẻ. Nếu chúng ta không thông cám, chỉ vừa nhìn lấy trẻ làm không vừa ý, thế là quát mắng và mó tay vào làm, như vậy trẻ sẽ mất hứng thú, chán nản dấn dần mất đi lòng tự. Một nhà giáo dục học nói: Người lớn phải xuất phát từ thái độ “khiêm nhường” để đối xử với trẻ. Sự “khiêm nhường” là như thế nào? Nghĩa là người lớn phải có những dự định tìm hiểu về trẻ, không hiểu được như cầu của trẻ, không hiểu được năng lực của trẻ tức là không có thái độ khiêm nhường”.

Vậy làm thế nào để hiểu được trẻ? Đó là thông qua các hoạt động và vui chơi của trẻ. Với thái độ thành khẩn quan sát trẻ hoạt động để phát hiện nhu cầu và năng lực của trẻ. Từ đó có nhận thức rõ ràng về sự phát triển tính độc lập, phát triển mối quan hệ xã hội của trẻ v.v… Ngược lại, nếu người lớn có thái độ không “khiêm nhường”, cố chấp thành kiến cho rằng đối với trẻ cái gì mình cũng biết như “Tôi sớm đã biết mà” hoặc “Quả là như tôi dự đoán”... như vậy là đã gây trở ngại đến sự phát triển tính độc lập và sự hứng thú trong hoạt động của trẻ. Trẻ nhỏ phát triển và thay đổi từng ngày, năng lực của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, cho nên chúng ta phải từ thái độ “khiêm nhường” để nhận thức trẻ, hiếu trẻ.

2 - Cùng với trẻ vui chơi và làm việc

Hàng ngày, phụ huynh nên bố trí một chút thời gian vui chơi cùng trẻ. Khi vui chơi hoặc làm việc với trẻ phải dùng ngôn ngữ chính xác, lời nói văn minh giao tiếp với trẻ, hình thành cho trẻ thói quen dùng ngôn ngữ lành mạnh từ lúc nhỏ. Mặt khác thông qua hoạt động vui chơi và hòa đồng với trẻ có thể hiểu được tinh cách, đặc điểm và năng lực trưởng thành. của trẻ. Ngược lại trẻ cũng cảm thụ được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ với minh. Đây là sự thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái, nó rất quan trọng trong sự trưởng thành của trẻ.

3 - Xây dựng mối quan hệ linh hoạt với trẻ

Bố mẹ phải theo sát sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Khi trẻ dần dần hướng đến sự độc lập bố mẹ không nên việc gì cũng giúp trẻ, không nên nhiều lời, phải nhìn thấy năng lực trưởng thành của trẻ.

Có mối liên quan linh hoạt trong gia đình, bố mẹ sẽ hiểu được sự phát triển năng lực của trẻ. Yên tâm để cho trẻ làm các việc khi trẻ tự làm được, chỉ khi trẻ yêu cầu thì mới giúp đỡ, như thế bố mẹ và trẻ mới có thể cùng sống và làm việc trong bâu không khí thoải mái và vui vẻ.

4 - Chú trọng xây dựng lòng tự tin cho trẻ

Lòng tự tin vô cùng quan trọng đối với trẻ, có lòng tự tin thì tính tự phát và tính độc lập mới có thể phát triển được. Làm thế nào để phát triển lòng tự tin của trẻ? Bố mẹ và mọi người trong gia đình phải có thái độ khích lệ, thừa nhận trẻ, không nên lúc nao cũng nói trẻ thế này là không đúng, thế kia là không đúng. Những lời lẽ có ý không tốt đều không có lợi cho sự xây dựng lòng tự tin của trẻ. Nếu trẻ có việc làm không tốt cũng phải thừa nhận nguyện vọng tốt đẹp của trẻ. Chẳng hạn khi trẻ làm việc gì đó chưa được thành thạo ta phải thông cảm cho trẻ, để trẻ có cơ hội làm lại, nó sẽ tự nhiên tiến bộ và lòng tự tin từng bước, từng bước được xây dựng.

5. Để cho trẻ có cơ hội độc lập làm việc

Khi trẻ muốn bắt chước người lớn làm việc gì đó thì phải tạo cơ hội cho trẻ làm. Nếu trẻ làm chậm mất nhiều thời gian ta cũng nên kiên nhẫn để cho trẻ có đủ thời gian hoàn thành công việc, đừng nên trách trẻ chậm chạp hay nói thế này thể nọ... Trên thực tế mục đích làm việc của trẻ và người lớn rất khác nhau. Mục đích làm việc của người lớn là mong giành được kết quả nên phải nhanh chóng hoàn thành công việc. Mục đích làm việc của trẻ là vì quá trình hưởng thụ, tích lũy kinh nghiệm cho nên trẻ làm việc chậm. Người lớn cảm thấy trẻ dềnh dàng là vì nó đang thể nghiệm nên cần cho trẻ có thêm thời gian, không gian, vật liệu và sự kiên nhẫn để trẻ độc lập làm việc. Chỉ có thông qua làm việc độc lập, trẻ mới có thể trưởng thành.

6. Để trẻ sinh hoạt có quy luật từ nhỏ

Phải dành cho trẻ một hoàn cảnh trật tự mà không phái là mệt hoàn cảnh bừa bộn. Phải tạo cho trẻ một quy tắc sinh hoạt trong gia đình như ăn cơm ăn ở đâu uống nước ở chỗ nào, đại tiểu tiện ra làm sao, vui chơi ở khu vực nào, những đồ vật nào không được động đến v.v… Như vậy sinh hoạt của trẻ sẽ có quy luật, nề nếp, đồng thời cũng hình thành cho trẻ tính kỷ luật và ý thức trật tự ngăn nắp.

7. Cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với lớp trẻ cùng tuổi

Ở trong các gia đình con một, trẻ nhỏ hàng ngày chỉ tiếp xúc với người lớn nên trẻ rất muốn tiếp xúc, vui chơi với trẻ cùng lứa. Trong mọi điều kiện, ở mọi nơi, chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với lớp trẻ cùng tuổi hoặc xấp xỉ để trẻ phát triển năng lực xã giao, biết cách quan hệ với người khác. Không nên trói buộc trẻ trong một gia đình cửa đóng then cài làm trẻ mất đi cơ hội và hứng thú trong quan hệ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

    13/11/2010Lê Hy Văn lược dịchMột nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai...
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Sự tôn trọng là trụ cột cho mọi nền giáo dục

    20/11/2008Đã hàng thế kỷ nay mới có bài viết về giáo dục hay như thế, chấn động lòng người như thế từ một vị tổng thống: Am hiểu, mạch lạc, khúc chiết, sâu sắc và một điều quan trọng nữa là như dốc ruột sẻ gan với một vấn đề trọng đại của đất nước: Giáo dục. Lá thư của Tổng thống pháp Sarkozy gửi cho giáo viên và phụ huynh học sinh Pháp nhân ngày khai trường (04/9/2007) sẽ mãi mãi là một dấu ấn khó phai mờ...
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • xem toàn bộ