Bao giờ anh thôi sống hèn?

09:15 SA @ Thứ Tư - 19 Tháng Ba, 2014

Hôm nay tôi đọc được bài báo «Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu», và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này :

Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?

Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này : « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc » ?

Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc mừng mỹ miều cho phụ nữ.

Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc.

Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại.

Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này: «Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn?»

Hậu mồng tám tháng ba

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đàn ông Việt cần thức tỉnh sau cơn say dài

    18/03/2020Lê Thu HằngMột ngày 8/3 rồi 20/10 nữa đang đến thật gần. Rất nhiều người phụ nữ không cần socola, không cần hoa, không cần những lời có cánh...
  • Làm thế nào vực dậy phẩm hạnh cộng đồng?

    13/05/2018Nguyên CẩnCó bao giờ chúng ta tự hỏi: Vì sao sau hơn ba mươi năm vắng bóng chiến tranh, vẫn thấy trên đất nước ta hôm nay, hầu như bất kỳ ngày nào, ở bất kỳ nơi nào cũng có những tranh chấp, xung đột; thậm chí án mạng, chẳng những trong gia đình, ngoài đường phố, mà còn tại trường học, hoặc ngay cả giữa chốn uy nghiêm như nơi công đường….?
  • Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc

    13/03/2018Trần Văn ChánhNếu việc nói lên sự thật như một đòi hỏi tất yếu của khoa học lịch sử mà có phương hại cụ thể đến quyền lợi quốc gia, trong điều kiện mối quan hệ đặc thù giữa hai nước như trong trường hợp Trung Quốc với Việt Nam thì người viết sử có thể làm được những gì?
  • Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

    23/02/2018Kim Young ShinGiống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất...
  • Khai trí – Sự nghiệp trăm năm cần tiếp nối

    13/01/2016Tiến sĩ Giáp Văn DươngLàm sao để phát triển? Làm sao để vươn lên? Câu trả lời không là gì khác ngoài những điều một nhóm trí thức tinh hoa đã chỉ ra từ hơn một trăm năm về trước: Trước hết cần khai dân trí...
  • Khủng hoảng Ukraina, phản ứng của Nga và bài học chính trị cho các nước

    22/03/2014Nguyễn Tất ThịnhKhoảng hơn 5 năm gần đây, Thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia rải rác trên các châu lục. Hậu quả, sau những thiệt hại về người và của do tình trạng bạo động, bạo loạn nhất thời, thường dẫn đến những thay đổi tương đối căn bản về thể chế và Chính quyền ở những nước đó...
  • Ngẫm về khát vọng canh tân nước Việt

    13/02/2014Nguyễn ThiệnCó mối liên quan nào giữa mức độ khát khao canh tân đất nước trong quá trình phát triển với một nước Nhật Bản đã hiện đại từ hơn nữa thế kỷ trước và một Việt Nam vừa mới thoát khỏi danh sách nước nghèo dù việc canh tân nước Việt đã được đặt ra từ hơn một thế kỷ trước?
  • Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh

    23/01/2014Vĩnh Sính *Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872-1926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt Nam)...
  • Câu chuyện của niềm tin

    22/01/2014Giáp Văn DươngKhông có trung thực thì không có niềm tin. Không có niềm tin thì thời gian và nguồn lực sẽ chỉ dành cho việc nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau. Mà như vậy thì nghèo hèn, tụt hậu sẽ là điều tất yếu!
  • Con người tự do, nhân ái là đích đến của giáo dục nhân cách

    22/01/2014Lại Nguyên ÂnCon người là sinh vật xã hội, mọi cá thể người được sinh ra đều cần được trải qua một quá trình "xã hội hóa" để trở thành sinh vật xã hội như những con người khác. Nhân cách là kết quả của quá trình ấy...
  • Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

    21/01/2014Phong trào Đông Du là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam, kết nối giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản...
  • xem toàn bộ