Bánh mỳ trời hay bánh mỳ trần thế?

06:40 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Tám, 2015

Tôi thật bất ngờ và vinh dự được Ban xét giải thưởng Sách Hay trao giải nghiên cứu năm 2012 cho tôi như người đã dịch tác phẩmBàn về tự docủa John Stuart Mill. Tôi xin chân thành cảm ơn về đánh giá khích lệ này cho công việc của tôi…


Xem danh sách sách có thể đặt mua tại chungta.com

Tác phẩm Bàn về tự do đã đưa ra lời giải đáp khá thỏa đáng về ranh giới chính đáng cho sự áp đặt của xã hội lên tự do cá nhân: vì sự an toàn cho xã hội, con người cá nhân phải giao nộp một phần tự do của mình; thế nhưng con người cá nhân không thể giao nộp toàn bộ tự do của mình vì như thế con người cá nhân tất yếu sẽ tha hóa, và xã hội sẽ phải chịu tổn thất vì sự tha hóa của các thành viên của nó. Tự do như thế của cá nhân trong quan hệ với xã hội thường được gọi là tự do dân sự.

Mặc dù vấn đề tự do dân sự đã được J.S. Mill làm sáng tỏ từ trước đây một thế kỷ rưỡi, nhưng cho đến nay tự do dân sự vẫn chưa thành hiện thực trong đại đa số các xã hội con người. Có những nguyên nhân lịch sử khiến cho sự phát triển của các xã hội không đồng đều. Người ta bàn luận rất nhiều về những nguyên nhân ngoại tại tác động không thuận lợi cho sự phát triển con người cá nhân, khiến cho mức độ phát triển tinh thần chung của xã hội phải thấp kém.

Người ta nói nhiều đến ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đến con người cá nhân. Những ảnh hưởng của môi trường xã hội đến thế giới tinh thần của con người cá nhân không nhất thiết mang tính bạo lực và cưỡng bức, mà thường là dưới dạng thức của những cám dỗ: cám dỗ vươn tới quyền lực và hùng mạnh, cám dỗ đầy uy lực của đồng tiền, cám dỗ của danh tiếng...

z
Dịch giả Nguyễn Văn Trọng nhận giải thưởng Sách hay 2012 cho dịch phẩm “Bàn về tự do” của triết gia John Stuart Mill

Trong lòng tôi lại xuất hiện câu hỏi: liệu ảnh hưởng môi trường xã hội đến con người cá nhân có thật là mang tính quyết định hay không? Nếu ảnh hưởng ấy không mang tính quyết định, thì con người cá nhân có những khả năng gì để chống trả lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ bên ngoài, đặng bảo vệ phẩm giá con người của mình?

Nhà tư tưởng Nga Herzen đã khẳng định:"Tính độc lập về nhân cách của con người cũng là chân lý và thực tại hiển nhiên, không khác gì sự phụ thuộc của con người vào môi trường, với sự khác biệt là nó ở trong quan hệ ngược lại với môi trường: càng nhiều ý thức thì tính độc đáo càng lớn; càng kém ý thức thì sự ràng buộc với môi trường càng chặt chẽ hơn, môi trường càng nuốt mất bản ngã nhiều hơn.

Vậy là ở đây đặt ra vấn đề con người cá nhân phải bảo vệ tự do của bản ngã chống lại những cám dỗ ngoài xã hội để giữ được phẩm giá của mình. Tự do ở đây không có ý nghĩa như một quyền cần phải giành lấy, mà lại có ý nghĩa như một trách nhiệm trước bản thân mình, đòi hỏi con người cá nhân phải có dũng khí nhận lấy trách nhiệm ấy. Cần phải có dũng khí bởi vì tự do với cám dỗ thì rất khó khăn, còn chịu khuất phục làm nô lệ cho cám dỗ thì dễ dàng hơn, ít đau đớn hơn nhiều. Ở đây tôi đang nói tới một thứ tự do khác với tự do dân sự, tự do này được các triết gia tôn giáo Nga đầu thế kỷ XX gọi là tự do lương tâm.

Trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov đại văn hào Nga Dostoevski đã dựng nên câu chuyện Viên Đại pháp quan tôn giáo ra lệnh bắt giam Chúa Kitô khi Ngài xuất hiện trở lại trên thế gian. Viên Đại pháp quan đã chất vấn Chúa: Chúa đã hứa hẹn với người đời thứ tự do mà người đời chất phác và bẩm tính càn rỡ không thể hiểu nổi…Con người quý trọng sự yên ổn và thậm chí cả cái chết hơn là tự do lựa chọn trong sự nhận thức thiện ác.

Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do lương tâm, nhưng cũng không có gì khổ ải hơn. Con người yếu đuối sẽ không kham nổi sức nặng khủng khiếp của tự do lựa chọn, họ sẽ đi tìm ai đó có phép lạ để trút bỏ gánh nặng tự do lựa chọn ấy mà làm nô lệ cho kẻ đó. Có thể có mấy chục ngàn người theo Chúa vì bánh mì trời, nhưng còn có hàng chục triệu người khác không đủ can đảm coi rẻ bánh mì trần thế; những người này sẽ mang tự do của họ đặt dưới chân chúng tôi và nói: “Chẳng thà biến chúng tôi thành nô lệ, nhưng cho chúng tôi ăn còn hơn”. Viên Đại pháp quan yêu cầu Chúa đi khỏi thế gian, đừng gây phiền nhiễu nữa.
Triết gia Nga N. Berdyaev trong tác phẩm Bàn về nô lệ và tự do của con người đã diễn giải ẩn dụ trên của Dostoevsky như sau:"Hai vấn đề nằm trong cơ sở của đời sống xã hội và không có gì khó khăn hơn việc giải quyết chúng cho thật hài hòa - vấn đề tự do và vấn đề bánh mì. Có thể giải quyết được vấn đề tự do bằng cách tước mất bánh mì của con người. Một trong những quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ ở sa mạc, là quyến rũ biến những hòn đá thành bánh mì.

Ở đây bánh mì biến thành sự nô dịch con người.

Tất cả ba quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ, đều nô dịch con người. Dostoevsky diễn đạt một cách thiên tài điều này trong Huyền thoại về viên Đại pháp quan. Nhưng sẽ là trá ngụy nếu diễn giải huyền thoại ấy như vấn đề bánh mì không có lời giải đáp tích cực và đành phải chỉ có được tự do thôi mà không có bánh mì.

Người ta nô dịch con người bằng cách tước đoạt bánh mì của họ.

Bánh mì là biểu tượng vĩ đại, và gắn với nó là đề tài xã hội chủ nghĩa, đề tài mang tính toàn thế giới. Con người không được trở thành kẻ nô lệ của "bánh mì", không được vì "bánh mì" mà giao nộp tự do của mình.
"

Ông còn nói:" Cuộc đấu tranh vì bản diện cá nhân, sự khẳng định bản diện cá nhân là đầy đau đớn. Tự thực hiện bản diện cá nhân giả định một sự kháng cự lại, đòi hỏi đấu tranh chống lại quyền lực nô dịch của thế gian, đòi hỏi không chấp nhận thói thụ động thích ứng theo. Việc từ bỏ bản diện cá nhân, việc chấp thuận hòa tan vào thế giới xung quanh có thể làm giảm bớt nỗi đau và con người dễ dàng đi theo lối đó. Chấp thuận làm nô lệ sẽ giảm bớt nỗi đau, không chấp thuận sẽ gia tăng nỗi đau.

Nỗi đau trong thế giới con người là sự khai sinh của bản diện cá nhân, là sự khai sinh cuộc đấu tranh vì hình tượng của nó. Ngay tính cá thể trong thế giới động vật đã biết đau đớn rồi. Tự do sinh ra đau khổ. Có thể giảm bớt đau khổ bằng cách chối bỏ tự do. Phẩm giá con người, tức là bản diện cá nhân, tức là tự do, đòi hỏi chấp nhận đau đớn, đòi hỏi khả năng chịu đựng nỗi đau.
"

Đến lúc này tôi mới hiểu được câu danh ngôn của Marx: "Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người".

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lịch sử phát triển của tư tưởng về Quyền Con Người

    10/12/2018Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ Phục Hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước của châu lục này, cũng như đến hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã có những đong góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới...
  • Vai trò của công dân

    30/09/2014Dr. Mortimer, J. AdlerĐịa vị công dân là một ý tưởng cách mạng. Nó rất mới mẻ khi ra đời ở Hy Lạp cổ đại, và vẫn còn mới mẻ ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Những quan niệm của chính chúng ta về tự do và bình đẳng chính trị vẫn gắn liền với ý tưởng tiến bộ này. Ngày nay ở phương Tây chúng ta thường xem những quyền công dân là điều đương nhiên, nhưng chuyện đó không phải lúc nào cũng vậy....
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Chính thể đại diện

    20/06/2011Nguyễn Văn TrọngChính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử...
  • Nền Dân Trị Mỹ

    11/02/2011Nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
    - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
    - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Bàn về Tự do

    09/01/2011Bùi Văn Nam SơnCuốn sách đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội. Toàn bộ nội dung tác phẩm Bàn về tự do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân...
  • 150 năm "Bàn về tự do"

    18/10/2009Nguyễn Trang NhungBàn về tự do của J. S. Mill đã phần nào tạo nên lực đẩy cho bước tiến ấy, khi góp phần không nhỏ vào những chuyển biến xã hội mang sắc màu dân chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước Tây phương. Toàn bộ tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự do của con người đối với sự phát triển của toàn xã hội. Một xã hội thực sự tự do là một xã hội đảm bảo không gian cho tính đa dạng của ý kiến, hành vi, và lối sống. Nhận thức đầy đủ về tự do là nhân tố căn bản để mỗi người đạt được cho mình sự tự do thực sự. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ tích cực tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng, cho quốc gia, và cho cả thế giới.
  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • Sách triết nhập cuộc

    12/06/2006Đặng Quý YênViệc các đầu sách triết học được đầu tư và đón nhận như hiện nay cho thấy nhu cầu và thị hiếu của độc giả Việt Nam ngày một cao...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • xem toàn bộ