Bản hoan ca xưng tụng con người

02:22 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Mười, 2016
Giản dị nhưng lay động và ám gợi một cách siêu hình, nhà thơ sống ẩn dật Tomas Tranströmer đã được Hội đồng Hàn lâm Thụy Điển vinh danh giải Nobel Văn học 2011. Giới bình luận báo chí trên Le Figaro đã thốt lên: “Đấy là một sự ngạc nhiên đối với người Pháp chúng tôi! (1). Vì sao? Bởi họ chờ đợi một cái tên như Bob Dylan - nhà thơ, họa sĩ và huyền thoại âm nhạc, hay Adonis - nhà thơ kiêm nhà hoạt động chính trị Syrie…”.
.

.

Kỳ thực, Tomas Tranströmer đã nổi tiếng từ lâu. Những năm của thập niên 80, thơ ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới. Dù ông sống ẩn dật, lặng lẽ trên một hòn đảo, sau cú bệnh tật vào năm 1990 nhưng những vần thơ sâu sắc, giàu tính suy tưởng, cách luận giải mới mẻ về con người và cuộc sống đã vang khắp nhân gian. Người ta đọc thơ ông trên métro, trong giáo đường…

Tranströmer được giới thiệu ở Pháp bằng tuyển tập OEuvres complètes (1954-1994) de Tomas Tranströmer, chuyển dịch từ tiếng Thụy Điển bởi Jarques Outin do Nxb Le Castor Astral ấn hành vào năm 1996 với lời giới thiệu trang trọng của Marc Blanchet: “Đấy là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XX”(2). Còn ở Việt Nam, chúng ta được biết đến T.Tranströmer từ năm 2000 qua bản dịch tiếng Pháp của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh do NXB Văn học ấn hành. Và Tạp chí Sông Hương cũng đã từng hân hạnh giới thiệu một chùm thơ của ông vào năm 2006. Như vậy, T.Tranströmer đâu phải là nhà thơ xa lạ với chúng ta?

Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh Nobel cho Tomas Tranströmer bởi tác phẩm của ông đã đặt ra những vấn đề lớn lao của thời đại: “Về cái chết và lịch sử, về ký ức và thiên nhiên”. Tranströmer được mệnh danh là bậc thầy của phép ẩn dụ/ Maïtre de la métaphore. Thơ ông là kết hợp siêu hình, ám ảnh: “Những bí ẩn của thơ ca cư trú trong sự kết hợp bất ngờ của một tầm nhìn rộng lớn và một giác quan chính xác” (Terre à ciel des poètes/ Poésie d’aujourd’hui)(3).

Hình như Tomas Tranströmer đã quyến rũ bạn đọc bởi ba điều đặc biệt: sự khắc khoải của nỗi đau tội lỗi; sự dồn nén của ngôn ngữ câm lặng; sự du dương của những bản thánh ca tràn đầy nhục cảm trần thế?

Khi thơ ca là lời sám hối cho những tâm hồn tội lỗi

Tomas Tranströmer là một nhà thơ kiêm nhà tâm lý học. Ông từng làm việc trong các tổ chức từ thiện để giúp đỡ cho những người bệnh tật và lầm lỗi. Đối diện với nỗi đau của mặc cảm tội lỗi, thơ ông là niềm thấu hiểu sâu sắc về cuộc đời và con người. Những hoạt động trong trại tập trung Roxtuna (cải tạo trẻ em phạm tội, giới nghiện ma túy) là dịp để Tranströmer thể nghiệm thơ ca. Thơ ông đã cất lên từ những nỗi đau sám hối của loài người

Như khi ai đó đã chìm quá sâu trong giấc mơ
sẽ không bao giờ hắn có thể nhớ mình đã ở đó
lúc trở lại căn phòng.
Như khi ai đó đã ở quá sâu trong bệnh tật
những ngày tháng cũ trở thành những điểm nhấp nháy, một chùm,
lạnh lẽo và yếu ớt ở chân trời
(Đường ray)

Khi thơ ca vang lên từ chốn câm lặng…

Với T.Tranströmer, thơ ca là sự dồn nén của thế giới ngôn ngữ câm lặng (4). Trong chốn thâm u, huyền bí, thơ ca gợi ra niềm ẩn mật của tâm linh. Đối thoại với thế giới nội tâm, thơ ông đã đúc kết thành những triết lý sâu thẳm về thiên nhiên, con người giữa cõi nhân thế…

Ban đêm, bầu trời gào thét.
Không cho ai biết, chúng ta rút sữa từ hoàn vũ, để sống còn
(Những nét gạch xóa của lửa)

Phải chăng, cuộc sống ẩn dật khiến cho thơ ca của T.Tranströmer có một sức quyến rũ riêng? Cú ngã đột quỵ vào năm 1990 làm cho Tranströmer không còn diễn đạt ngôn ngữ như một người bình thường. Bàn tay phải cũng không thể cầm bút để sáng tạo như xưa. Trong nỗi đau câm lặng của bệnh tật, trong sự bất lực của niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, thơ Tranströmer đã vang lên bằng một thứ ngôn ngữ dồn nén khắc khoải. Đó chính là sự bí ẩn, kỳ thú mà chỉ những nghệ sĩ tài hoa, thượng đế mới ban tặng cho đặc ân này. Nỗi đau, sự khốn cùng thường là nơi chốn để thơ ca, nghệ thuật thăng hoa. Ít ai viết thành công trong niềm hân hoan hạnh phúc. Đó cũng là một nghịch lý thú vị của nghệ thuật với cuộc đời này: Dostoievski viết trong cơn động kinh man rợ, Balzac viết trong chốn nợ nần vây quanh, Nietzsche viết trong sự khốn cùng của nỗi đau bị đàn bà chối từ…

Hơn một phần tư cuộc đời, Tranströmer phải đối diện với cuộc sống bệnh tật. Lánh xa chốn nhân gian ồn ào,Tranströmer đã biến nỗi đau riêng tư thành sức mạnh của ngôn ngữ thơ ca. Ám gợi, siêu hình và mang tầm triết học, thông qua những biểu tượng, Tranströmer đã biểu đạt sự phong phú, kỳ bí của thiên nhiên và tâm hồn con người. Đó có thể là một thế giới bên kia, ngăn cách niềm giao cảm giữa nhà thơ với cuộc đời:

Tôi đã viết cho các bạn thật ít ỏi. Nhưng những gì tôi không thể viết
đã phồng lên và phồng lên như một khinh khí cầu kiểu xưa
và cuối cùng trôi đi qua bầu trời đêm.
(Gửi những người bạn ở bên kia một biên giới)

Đôi lúc, trong những khoảnh khắc xao động, Tranströmer đã hình dung về thế giới bằng một thứ ngôn ngữ mang màu sắc hiện sinh:

… Những kỷ niệm mơ hồ chìm xuống đáy đại dương
để sững lại dưới ấy - những pho tượng dị kỳ - Xanh rêu
là cây nạng của mi. Kẻđi biển trở lại hóa đá.
(Trầm tư xao động)

Khi thơ ca cất lên giai điệu của âm nhạc…

Tomas Tranströmer từng là một cây piano tài hoa. Ông am hiểu sâu sắc lĩnh vực âm nhạc, vì thế, thơ Tranströmer tràn đầy nhạc tính. Có những câu thơ dìu dặt, réo rắt lại có những câu thơ kéo dài, ngân nga như những bản sérénade; Có những câu thơ đứt gãy, vỡ vụn, tan ra trong không trung…

… Rơi rơi
mọi hành động của chúng ta
trong như pha lê
không vào một đáy sâu nào hết
ngoại trừ ở bên trong chính chúng ta.(Đá)

Tính triết lý, biểu tượng và sự du dương âm nhạc là những đặc điểm làm nên phong cách thơ của Tranströmer như các nhà phê bình Tây âu nhận xét.

Về con người Tomas Tranströmer?

Chào đời vào năm 1931 tại Stockholm nhưng lại sống gần như ẩn dật tại một hòn đảo sau cú bệnh tật oan nghiệt vào năm 1990. Trường trung học Latin Södra và tấm lòng nhân ái của người mẹ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thi ca của T.Tranströmer. Những vần thơ nhen nhóm khi còn tuổi ấu thơ. Tập thơ gây chú ý với độc giả khi Tranströmer đang là sinh viên tâm lý học, 17 bài thơ do NXB Bonners ấn hành 1954. Đó cũng là khởi phát cho nghiệp chướng và niềm đam mê thi ca của Tomas. Năm 1956, ông nhận bằng cử nhân tâm lý học và được tuyển dụng vào Viện Kỹ thuật tâm lý của Trường đại học Stockholm. Tuy nhiên, Tranströmer luôn bận tâm đến vấn đề nghệ thuật, thi ca và lịch sử. Chính điều này đã tạo ra một phong cách đa diện, phong phú trong nghiệp tác của Tranströmer.

Mặc dù đau đớn trong bệnh tật, Tranströmer vẫn miệt mài đam mê sáng tạo. Năm 2004, ông cho ra đời tác phẩm Bí mật của đời tôi. Ngoài ra, ông còn viết hồi ký. Tập Những kỷ niệm đang nhìn tôi đã được bạn đọc quan tâm bởi hình tượng tự thuật là tác giả.

Ngoài giải thưởng Nobel cao quý vừa được vinh danh tháng 10/2011, T.Tranströmer đã từng nhận được nhiều giải thưởng đặc biệt khác như giải: Bellman (1966), Prarque của Đức (1981), Neustadt International Prize for Literature của Mỹ (1990), Augustprisset năm 1996. Với những giá trị đã đạt được, T.Tranströmer được đánh giá là một trong những nhà thơ đương đại lớn nhất của thế kỷ XX. Tranströmer đã góp phần quan trọng để làm nên diện mạo thơ ca của dân tộc Thụy Điển và thế giới.

Trên hết, thơ T.Tranströmer là bản hoan ca về cõi nhân thế. Bằng tính quyền uy của ngôn ngữ, Tranströmer đã mở ra những giới hạn về con người và cuộc đời. Lay động, run rẩy và khắc nghiệt, thơ ông đã đánh thức từng giác quan của chúng ta trong thế giới vô cảm của xã hội hậu hiện đại. Viện Hàn lâm đã trao giải cho T.Tranströmer vì lời xưng tụng con người bằng một thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp đó. __________________________

(1) Tranströmer : « Une surprise pour nous les Francais », Le Figaro, htt://www.lefigaro.fr/livres

Các tư liệu trong bài được tổng hợp từ nguồn tiếng Pháp. Các bài thơ là bản dịch của Nguyễn Xuân Sanh. Chúng tôi có xem thêm bản tiếng Pháp của Jacque Outin trong tuyển tập OEuvres complètes (1954-1994) de Tomas Tranströmer, Éditions du Castor Astra, 1996.

(2) Le mensuel de la littérature contemporaine, htt://www.lmda.net/din/tit

(3) Terre à ciel des poètes -Tomas Transtrosmer, htt://terreaciel.free.fr/poetes/poetesttanstromer

(4) Le poète du silence, nguồn hh:/www.critiqueslibres.com.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc đời gửi lại trong thơ

    29/08/2019Lưu Khánh ThơXuân Quỳnh (1942-1988) là một gương mặt độc đáo trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Từ giã trần gian đã hơn 20 năm nhưng thơ chị vẫn luôn có mặt trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc...
  • Vài suy nghĩ về cái Tôi trong thơ từ cách nhìn Phật Giáo

    16/11/2017Nguyễn Điệp HoaTưởng rằng có cái TÔI tuyệt đối, cái tôi đích thực, đó là một trong những ảo tưởng lớn nhất của loài người. Nhưng xem ra, căn bệnh này ở những người làm nghệ thuật và các nhà thơ còn nặng hơn nhiều so với những người khác...
  • Vị đại tướng mê âm nhạc và làm thơ

    09/07/2011Nguyễn Huy ThôngĐại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người anh cả thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" và đại thắng mùa xuân năm 1975. Đại tướng có tài văn, võ, trí, dũng song toàn, giàu tình thương với binh sĩ và dồi dào chủ nghĩa nhân văn...
  • Tính nhạc của thơ và thơ phổ nhạc

    29/06/2011TS. Lê Thị Bích HồngTiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu- nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế hoà với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm. Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ… phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt.
  • Bài thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

    19/06/2011Lê Minh QuốcNguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi. Lúc mất, người ta đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc bài thơ Sống - Chết...
  • Trả lại tên cho một nhà thơ tiền chiến đất Thăng Long

    02/09/2010Hoàng Thư NgânTôi cầm trên tay tập thơ “Hương sắc Yên hòa” do phường Yên hòa-quận Cầu giấy xuất bản nhân kỷ niệm 10 năm thành lập CLB thơ (1995-2005). Không có gì đáng nói nhiều về tập thơ này, vì nó cũng như bao tập thơ khác sinh ra từ rất nhiều câu lạc bộ thơ tương tự ở các phố phường Thủ đô gần đây, nếu không có phần 2 của tập thơ nhan đề: “Hương xưa”(trang 187). Thoáng một chút thú vị , vì trong phần này có nhắc đến một người mà tên đã trở thành tên một đường phố của Hà nội : “Hoa-Bằng”...
  • Thơ là gì

    25/11/2009Phạm Quỳnh"Không biết rằng ngược xuôi bôn tẩu như vậy có ăn thua gì, chính là phải định tĩnh tinh thần, kết ngưng trí tuệ mới được. Ở người nào, ở vật nào là không có thơ? Nhưng cái hồn thơ ấy nó thâm trầm u ẩn, không phải bộc lộ ra ngoài, phải có chí, phải chịu khó mới tìm ra được.
  • Thơ ta thơ tây

    03/07/2009Phạm QuỳnhNhư muốn vẽ bức tranh thì con mắt phải nhìn trong cảnh vật mà thu lấy cái hình ảnh, rồi mới tìm cách truyền thần ra giấy ra lụa. Muốn làm bài thơ cũng vậy, trong trí phải tưởng tượng ra một cái cảnh, hoặc là cảnh thiên nhiên, hoặc là cảnh trong tâm giới, rồi dùng những âm hưởng thích đáng mà gọi, mà kêu nó lên, khiến cho người nghe cũng phảng phất tưởng tượng như thế. Hai đàng cùng là vẽ cả, một đàng là vẽ cách trực tiếp, một đàng là vẽ cách gián tiếp, nhưng đều muốn khêu gợi ra mối tư tưởng cảm tình trong tâm trí người ta vậy.
  • Thơ Baudelaire

    03/06/2009Phạm QuỳnhThơ có hai phần: một là âm điệu, hai là tình tứ. Âm điệu là phần hình thức, tình tứ là phần tinh thần. Âm điệu tức là cách dùng chữ xếp vần, cho có âm hưởng tiết tấu để đọc cho êm tai vui miệng. Tiếng mỗi nước một khác thì âm điệu cũng không giống nhau, nên thi luật của nước nào là riêng cho nước ấy, không thể chuyển dịch sang tiếng nước khác được.
  • Thơ, thay đổi để tồn tại

    13/03/2009InrasaraMỗi trường phái mới bằng mỗi thử nghiệm hay mỗi bước chuyển đều có sự thất bại hay thất thố bên cạnh bật lên các đại biểu xuất sắc của nó. Nhà phê bình không thể dùng tiêu chí thẩm mĩ này để đánh giá sáng tác thuộc hệ mĩ học khác. Càng không đánh giá sáng tác thuộc mĩ học mới qua những sản phẩm kém cỏi được. Nhà tư tưởng chỉ có thể bị vượt qua khi phần vô ngôn của tư tưởng ông ta được khai mở trọn vẹn, - Heidegger nói thế. Một trào lưu văn nghệ chỉ có thể bị vượt bỏ khi chính tác phẩm đại biểu xuất sắc của nó bị vượt qua. Vượt qua, không phải người đọc không còn thưởng thức nó nữa, mà là: người viết hết còn sáng tác theo vết mòn của nó!
  • Nhà thơ trong thiên văn học

    11/10/2006
  • Thơ và vật lý hiện đại

    13/06/2006Lê ĐạtVào những năm 60 của thế kỷ trước, một sự kiện văn học đã đẩy tôi vào một tình trạng hết sức trầm luân về vật chất cũng như tinh thần...
  • Thơ là giọng, là phong cách của tư tưởng

    07/04/2006Thiếu chúng ta, thế giới vẫn hoàn chỉnh. Một sự thật không thể khoan thứ. Nhà thơ đáp lại bằng cách nổi loạn, muốn chứng tỏ rằng không phải thế. Do lòng tự đại bị tổn thương, niềm tự hào ương ngạnh hoặc nhu cầu tuyệt vọng, nhà thơ kinh niên tranh cãi với sự thật, và một điều kinh ngạc xảy ra: một sự thật khác được tạo nên, giống như một thành tố mới có phần đối nghịch với điều không thể khoan thứ.
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • Thơ ca như một thứ tôn giáo

    21/10/2005Nhà thơ Trần Anh TháiKín đáo và ngại ngùng bởi không muốn nói nhiều về mình và tập thơ Trên đường vừa xuất bản, nhưng nhà thơ Trần Anh Thái tỏ ra cởi mở hơn khi đề cập đến thơ ca và công việc sáng tác của người nghệ sĩ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với nhà thơ...
  • Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri?

    08/09/2005Những lý thuyết về thơ từ những thời kỳ xa xưa đều xoay quanh ý niệm nhà thơ như người thợ thủ công khéo léo, như nhà tiên tri đầy cảm hứng, hay như một sự kết hợp thế nào đó của cả hai. Trong thế giới cổ đại, từ “thơ” nguyên nghĩa là “chế tác”, và bao gồm mọi hình thái sáng tạo sinh sôi của con người – chế tác những cái hũ cũng như chế tác những bài thơ. Nhưng nó sớm mang ý nghĩa nghệ thuật “chế tác” văn chương, sự trình bày có tính chất tưởng tượng về hành động, tính cách, và cảm xúc con người – thông qua từ ngữ. “Sự chế tác” như vậy bao gồm những tác phẩm kịch, ...
  • Thơ là gì ?

    30/09/2005Phan NgọcTrong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên....
  • xem toàn bộ