Ngày xuân bàn chuyện dùng người

05:09 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Hai, 2011

Người ta kể lại rằng, vua Quang Trung lên ngôi đã có chiếu cầu hiền tài giúp nước. Có bao nhiêu là chuyện về việc chiêu hiền đãi sĩ của các bậc đế vương từ xưa.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Lê Thánh Tông). Trong thiên hạ người hiền tài không thiếu. Tuy mạnh yếu có khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có (Nguyễn Trãi).

Sách cũ còn ghi lại, vua Lý Anh Tông (1135-1175) định chọn con cả làm thái tử thay mình làm vua. Nhưng vì thái tử là người ăn chơi bừa bãi hư hỏng nên vua đã phế truất làm thứ dân, bảo người như vậy cai trị dân thế nào được. Và cho lập con thứ mới 3 tuổi lên thay.

Khi vua mất thái hậu muốn lập thái tử cũ lên và đem châu báu vàng bạc hối lộ cho vợ Tô Hiến Thành. Nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết từ chối. Thái hậu lại vời Tô Hiến Thành đến và khuyên dỗ trăm đường. Tô Hiến Thành nhất quyết không nghe và nói: Làm điều bất nghĩa mà được phú quý, người trung nghĩa không làm. Huống chi, lời tiên đế dặn lại còn vẳng bên tai, tôi đâu dám cãi lời. Bởi vậy, Tô Hiến Thành cẩm bình, phụ quốc dân chúng trong nước đều quy phục không ai dám mưu gì khác.

Khi Tô Hiến Thành bị bệnh sắp mất. Có quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm chăm sóc. Còn quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận việc nước ít đến. Một lần, thái hậu hỏi: Nếu sau có mệnh hệ gì, ai sẽ thay ông; Tô Hiến Thành bảo: có quan Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên bảo: Vũ Tán Đường là người ngày đêm chăm sóc sao không cử? Tô Hiến Thành trả lời: Nếu hỏi người chăm sóc thuốc thang thì còn ai hơn Vũ Tán Đường nữa. Nhưng hỏi người giúp việc nước thì phải là Trần Trung Tá.

Người đời sau xem ông như là Gia Cát Lượng Vũ hầu giúp vua nhà Hán vậy. Xem thế, người đời xưa đã dùng người chính xác như thế nào?

Ở ta hiện nay đã thấy bao nhiêu việc xảy ra và nhân dân bàn luận. Ở những cơ quan nhỏ mà dùng người không đúng thì thiệt hại nhỏ, ít người biết. Nhưng ở các cơ quan lớn mà dùng người không đúng thì thiệt hại thật nặng nề. Những vụ việc như vụ Năm Cam, Vinashin và bao vụ lớn nhỏ khác phải chăng là do việc dùng người?

Sau đại hội 6 của Đảng, trên báo Nhân Dân có 1 bài bình luận có câu: Có người làm công tác tổ chức sau bao nhiêu sai lầm, về phần mình không nhận bất kỳ một sai lầm nào cả. Bài bình luận còn nói: Đối với người phụ trách phạm sai lầm, đương nhiên là phải chịu trách nhiệm. Nhưng người giới thiệu người đó làm việc cũng phải gánh chịu trách nhiệm của mình. Thế mới biết phạm sai lầm và sửa sai là khó bao nhiêu. Tin và dùng người không đúng đã dẫn đến 1 số lãnh đạo Tập đoàn Vinashin, PMU 18 phải vào tù. Thực tế cho thấy: định kiến và ngược đãi 1 số văn nghệ sĩ, trí thức một thời đã làm mất uy tín của người phụ trách. Đúng như người xưa đúc kết trong cổ học tinh hoa: Yêu người không đúng làm hại người ta. Ghét người không đúng là làm hại mình.

Hồ Chủ tịch nói: Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, gỗ nhỏ, cong, thẳng đều tùy chỗ mà dùng được. Tất nhiên dùng phải dựa trên cơ sở lợi ích của dân, của nước. Và được lòng dân sẽ được nước, mất lòng dân sẽ mất nước (Tăng Tử). Người xưa nói: Chúng chí thành thành, ý chí của dân là thành trì kiên cố. Đó là cái thành cần bảo vệ và giữ gìn (Trần Hưng Đạo). Người xưa cũng nói: Con người ta nếu không lo nghĩ xa thì nhất định có sự lo buồn gần (Khổng Tử). Lại nói: Có thể cưới cờ, đoạt tướng giữa 3 quân. Nhưng không thể cướp đoạt ý chí của người dân bình thường (Khổng Tử).

Thật kỳ lạ, trước họa tru di lên đầu, Nguyễn Trãi có những câu thơ như dự báo: Họa phúc hữu môi phi nhất nhật (họa phúc có manh mối không phải chỉ 1 ngày). Lời người xưa cũng nhắc: Làm điều lành trời báo cho bằng phước. Làm điều chẳng lành trời báo cho bằng họa (Khổng Tử). Chính ông trùm đạo nho này cũng nói: Người quân tử sợ nhất là mệnh trời. Và Hồ Chí Minh thường nói: ý dân là ý trời. Trước những thử thách mang tính tồn vong của dân tộc, của đại sự, vua nhà Trần đã mở hội nghị Diên Hồng để nghe ý dân. Nhà vua đã dùng Trần Hưng Đạo thống lĩnh 3 quân nên đã 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

Câu chuyện dùng người là câu chuyện đã xưa nhưng ngẫm nghĩ vấn đề chuyện mới, thời cuộc, chuyện trong đời sống. Đó là họa hay phúc cho dân tộc, cho đất nước, cho mỗi địa phương hoặc cơ quan.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Hiền tài

    17/03/2017Nguyễn Tất ThịnhỞ bài này tôi viết về Hiền Tài ( như cách nói xưa về Người Giỏi có Đức - mà nếu ai đó thiếu một trong hai điều này thì nguy cơ gây hại cao hơn nhiều so với cơ hội mà họ có thể mang lại cho Xã hội – vì sự ảnh hưởng của Tài hoặc Đức với công chúng không hề nhỏ ). Tôi suy tư về trường hợp của Người Xưa, cô đọng lại thật ngắn, nén lại cho tư tưởng tôi muốn truyền tải: Hiền tài luôn là yếu tố khởi động, trung tâm, dẫn dắt cho mọi sự nghiệp phát triển của Xã hội- Trước tác của họ chính là Công quả được Đời ghi nhận, gọi là Tư Tưởng…
  • Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại

    09/10/2010Vương Trí NhànTrong giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, khi mà việc xây dựng nổi lên hàng đầu - "phát triển thật ra là một cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia" - thì việc trở lại với Chiếu dời đô của tiền nhân, luận giải bằng ngôn ngữ văn hóa chính trị thời hiện đại lại có một ý nghĩa riêng, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đặt vấn đề...
  • Thuật dùng người và sức cảm hóa kỳ diệu

    18/05/2010Phạm Khắc Hòe, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn HuyênBác Hồ là một con người khoan dung, độ lượng, không định kiến với quá khứ, Bác nhìn nhận từng con người cụ thể, dám sử dụng cả các quan lại cũ, khai thác những tiềm năng nhỏ nhất ở họ. Mục đích của Bác là nhằm mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, làm sao có lợi cho sự nghiệp chung...
  • Người tài phải tự sử dụng mình

    09/03/2009Khánh Bằng (Thực hiện)Từng đảm nhận trọng trách Phó rồi Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, nhưng chỉ đơn giản nhận mình là dân làm khoa học, tận đến bây giờ, mỗi khi cần trọng tài phân xử hay tư vấn cho một khúc mắc gì đó về công nghệ thông tin, các phóng viên trẻ Hà Nội lại thường đến tìm sự tiếp viện nơi tiến sỹ Nguyễn Quang A…
  • Hiền tài là nguyên khí quốc gia

    29/08/2008Phạm BìnhChuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...
  • Những kịch bản thất thoát người tài

    12/06/2007Hải AnNhân tài là nguyên khí quốc gia. Thật đau lòng khi thấy đất nước, dân tộc đang để tuột khỏi tay những tài nguyên vô giá...
  • Hiền tài là nguyên khí Quốc gia

    13/12/2006Lê Hoài NamNgười hiền tài trước hết phải là người có trí thông minh và niềm khát vọng. Hai yếu tố đó giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Người hiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợ thất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ro, tìm mọi phương cách làm cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất...
  • Trọng dụng hiền tài

    07/11/2006Vương Hiên NgoạiCâu “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia" trích trong văn bia QuốcTửGiám đã nhanh chóng trở thành câu đầu lưỡi của các quan chức (kẻ sử dụng hiền tài) và trí thức (kẻ hiền tài) nước ta. Và thế rồi phong trào tìm hiền tài và phấn đấu trở thành hiền tài được khởi động.
  • Sợ người tài!

    21/09/2006Vũ ĐảmNước ta nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiển tranh, thiên tai, tài nguyên khoáng sản khan hiếm, khoa học kỹ thuật lại kém phát triển vì thế nhân tài là tài sản vô giá, là động lực quan trọng nhất để từng bước đưa ta thoát khỏi nghèo đói. Con người Việt Nam bản chất cần cù và thông minh, bởi thế nhân tài nước ta thời nào cũng có. Thế nhưng có một nghịch lý là người tài ở nước ta trong lúc được trọng dụng ở nước ngoài thì ở trong nước lại chìm nghỉm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do căn bệnh sợ người tài.
  • Giữ chân người tài bằng văn hoá

    04/04/2006Thuỳ ÂnPhần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà Văn hóa lớn của dân tộc

    09/01/2006Anh ChiLà người yêu dân yêu nước thiết tha, khi ở ngôi, Thánh Tông tỏ ra là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự cường dân tộc hết sức mạnh mẽ.
  • Singapore thu hút hiền tài

    22/10/2005Nguyễn Minh VũChưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Việt Nam cũng không thể không nghĩ đến vấn đề “lưu thông chất xám”.
  • Thế nào là người tài?

    09/07/2005Nhìn thấy trước một tài năng là điều rất khó. Một tài liệu của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị của các nhà giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra những quan sát nhằm phát hiện người tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường...
  • xem toàn bộ