Bản chất của quyền lực

09:52 SA @ Thứ Bảy - 13 Tháng Sáu, 2009

Bây giờ thì chúng ta đã tới được điểm chúng ta có thể hiểu bản chất của quyền lực. Đây là một vấn đề bị hiểu sai rất nhiều. Một lý do của sự hiểu sai này là có hai loại quyền lực - chính trị và tinh thần. Huyền thoại tôn giáo đã khổ sở vạch ra sự khác biệt giữa hai loại này. Chẳng hạn, trước khi Đức Phật sinh ra, các thầy bói đã cho thân phụ ngài biết rằng Đức Phật lớn lên hoặc sẽ trở thành vị vua quyền lực nhất thế gian hoặc sẽ là một người nghèo nhưng cũng là người lãnh đạo tinh thần vĩ đại nhất mà thế gian chưa từng biết đến. Một trong hai nhưng không phải cả hai. Còn Đức Kitô thì được Satan cho “tất cả các vương quốc trần gian và vinh quang của chúng”. Nhưng Người đã từ chối sự chọn lựa này để chết, một cái chết xem chừng bất lực, trên cây thập giá.

Quyền lực chính trị là cái khả năng ép buộc người khác, công khai hoặc kín đáo, để thực hiện ý muốn của mình. Cái khả năng này cư ngụ ở một chức vị, như ở ngôi vua hay chức tổng thống, hoặc ở nơi tiền bạc. Nó không nằm trong con người chiếm giữ chức vị đó hoặc sở hữu số tiền bạc đó. Vì vậy quyền lực chính trị không có liên hệ gì với sự thiệt hoặc sự khôn ngoan. Có những kẻ rất ngu đần và rất xấu xa đã từng làm vua trên cõi đời này. Nhưng quyền lực tinh thần thì nằm hoàn toàn trong cá nhân con người và không liên hệ gì đến khả năng ép buộc người khác. Người có quyền lực tinh thần to lớn có thể giàu có và đôi khi còn nắm giữ những địa vị chính trị của giới lãnh đạo. Nhưng họ cũng có thể là nghèo khó và không có một quyền thế chính trị nào. Vậy thì khả năng của quyền lực tinh thần là gì nếu không phải là khả năng ép buộc? Đó là khả năng đưa ra những quyết định với nhận thức tối đa. Đó là ý thức.

Đa số người ta, trong phần lớn trường hợp, đưa ra những quyết định với rất ít nhận thức về điều mình đang làm. Họ hành động với ít hiểu biết về những động lực thúc đẩy họ và không biết những hệ lụy do sự lựa chọn của mình. Chúng ta có thực sự biết mình đang làm gì không khi chúng ta đón nhận hay từ chối một khách hàng tiềm năng? Khi chúng ta đánh đập một đứa trẻ, thăng chức cho một thuộc cấp, tán tỉnh một người mới quen? Bất cứ ai từng làm việc lâu năm trong đấu trường chính trị đều biết rằng những hành động được thực hiện với những ý định tốt đẹp nhất thường đem lại kết quả ngược lại mong ước và kết cục tỏ ra tác hại; hoặc có những người xuất phát từ những động cơ xấu xa có thể xúc tiến một vụ việc xem ra là xấu nhưng vụ việc đó sau cùng lại trở thành xây dựng tích cực. Trong lãnh vực nuôi dạy con cái cũng vậy. Phải chăng làm một điều gì đúng với những lý do sai thì tốt hơn là làm một điều gì sai với lý do đúng? Chúng ta thường mù mờ nhất khi chúng ta biết chắc nhất, và sáng suốt nhất khi chúng ta hoang mang rối rắm nhất.

Lênh đênh trên biển u mê, chúng ta phải làm gì đây? Một số người theo chủ nghĩa hư vô nói: "Đừng làm gì cả." Họ chỉ đề nghị một việc là chúng ta nên tiếp tục buông trôi, như thể không thể nào vạch được một hải đồ trong một biển mênh mông ấy khả dĩ đưa chúng ta đến một nơi sáng sủa thực sự hoặc một điểm đến có ý nghĩa nào đó. Nhưng có những người khác, đủ nhận thức biết được mình đang bị lạc đường, họ dám hy vọng rằng có thể tự xoay xở thoát ra khỏi cái cõi u mê bằng cách phát triển nhiều hơn nữa nhận thức. Họ đúng. Điều đó có thể được, nhưng sự nhận thức nhiều hơn nữa như thế không đến với họ trong một tia lóe sáng giác ngộ. Nó đến chầm chậm, từng mảnh từng mảnh, và mỗi mảnh phải được trả giá bằng nỗ lực bền bỉ học hỏi và quan sát mọi sự, kể cả quan sát chính mình. Họ là những học trò khiêm tốn. Con đường trưởng thành tinh thần là con đường học tập suốt đời.

Nếu con đường này được đeo đuổi dài lâu và hăng say đúng mức thì những mảnh vụn kiến thức kia sẽ được lắp đặt đúng vị trí. Dần dần các sự việc bắt đầu có ý nghĩa. Đành rằng có những bế tắc, những bất trắc, nhưng những chuyện ấy chỉ đến để bị loại bỏ. Dần dần chúng ta sẽ hiểu, càng lúc càng sâu sắc hơn, ý nghĩa sự hiện sinh của mình. Và dần dần chúng ta, có thể đến được nơi, ở đó chúng ta biết được thực sự điều mình đang làm. Chúng ta có thể đi đến quyền lực.

Kinh nghiệm về quyền lực tinh thần chủ yếu là một kinh nghiệm của niềm vui. Có một niềm vui đi đôi với sự thông suốt. Quả thật, không có sự thỏa mãn nào to lớn hơn sự thỏa mãn của một chuyên gia, của người biết rõ mình đang làm gì. Những người trưởng thành tinh thần nhiều nhất đúng là những chuyên gia về cuộc sống. Nhưng còn có một niềm vui khác thậm chí to lớn hơn. Đó là niềm vui hiệp thông với Thiên Chúa. Vì khi chúng ta thực sự biết được chúng ta đang làm gì, chúng ta thông dự vào sự toàn trí của Thiên Chúa. Với sự nhận thức triệt để về bản chất của một tình thế, về những động cơ thúc đẩy hành động của chúng ta, và về những hậu quả cùng hệ lụy của hành động của chúng ta, chúng ta đã đạt đến cái mức độ nhận thức mà thông thường chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở nơi Thiên Chúa. Bản ngã ý thức của chúng ta đã thành công sắp ngang hàng với tâm thức của Thiên Chúa. Chúng ta cùng biết với Thiên Chúa.

Nhưng những người đạt được giai đoạn trưởng thành tinh thần này, tình trạng nhận thức cao này, luôn luôn thấm đượm một sự khiêm tốn vui tươi. Vì một trong những điều họ nhận thức sâu sắc là nhận thức rằng sự khôn ngoan lạ thường của họ bắt nguồn từ trong vô thức. Họ nhận ra mối quan hệ của họ với thân rễ và biết rằng sự hiểu biết của mình đến từ thân rễ thông qua mối quan hệ đó. Những nỗ lực học hỏi của họ chỉ là những lao lực khai thông mối quan hệ đó, và họ biết rằng thân rễ đó, vô thức của họ, không phải một mình họ có, mà thuộc về cả loài người, cả cuộc đời, thuộc về Thiên Chúa. Khi được hỏi về nguồn gốc của sự hiểu biết và sức mạnh nơi mình, bao giờ người có quyền lực thực sự cũng trả lời: mó không phải là quyền lực của tôi. Cái quyền lực nhỏ bé mà tôi có được ấy chỉ là một chút thể hiện của một quyền lực to lớn hơn nhiều. Tôi khỉ là một ống dẫn. Đó không phải là quyền lực của tôi gì cả, tôi đã nói rằng sự khiêm tốn này là vui tươi. Đó là vì, với nhận thức về sự nối kết mình với Thiên Chúa, những người có quyền lực thực sự cảm nghiệm được một giảm thiểu trong cảm thức cái tôi. “Xin cho ý của Người, không phải ý của tôi, được thể hiện. Hãy làm cho tôi trở thành khí cụ của Người.” Đó là ước nguyện duy nhất của họ. Một sự đánh mất cái tôi như thế luôn luôn đi kèm một niềm ngất ngây yên lành, không khác với kinh nghiệm yêu thương đã nói. Nhận thức về sự gắn kết mật thiết mình với Thiên Chúa, họ cảm nghiệm mình không còn cô đơn nữa. Có sự hiệp thông.

Mặc dù vui mừng hân hoan là vậy. Nhưng kinh nghiệm về quyền lực tinh thần cũng đáng sợ. Vì nhận thức của người ta càng sâu rộng thì càng khó hành động. Tôi đã đề cập đến điều này ở kết luận của phần thứ nhất khi đưa ra so sánh trường hợp của hai vị tướng, mỗi vị đều phải đưa ra quyết định nên hay không nên đưa một sư đoàn vào trận đánh. Vị xem sư đoàn đơn giản chỉ như một đơn vị chiến lược thì có thể ngủ dễ dàng sau khi đưa ra quyết định. Nhưng đối với vị kia, vì nhận thức mạng sống của từng ngạch lính dưới quyền ông nên quyết định kia sẽ gây khổ sở cho ông. Chúng ta tất cả đều là những vị tướng. Bất kỳ hành động nào của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình diễn tiến của văn minh. Quyết định thưởng hay phạt một đứa trẻ cũng có thể có những hệ quả to lớn. Hành động với tầm nhận thức hạn hẹp và mặc kệ hậu quả ra sao thì ra là chuyện dễ. Nhưng càng nhận thức sâu rộng thì chúng ta càng cần phải tiêu hóa và hội nhập càng lúc càng nhiều dữ kiện vào trong việc đưa ra quyết định. Chúng ta càng biết nhiều thì những quyết định càng trở nên phức tạp hơn. Nhưng chúng ta càng biết nhiều hơn, thì càng có thể tiên đoán được những hệ quả sẽ diễn ra như thế nào. Nếu chúng ta nhận lấy trách nhiệm cố gắng tiên đoán chính xác nơi diễn biến sự việc thì hình như chúng ta phải cảm thấy mình bị đè nặng bởi tính phức tạp của công việc đến nỗi phải rơi vào bất động. Thế nhưng, bất động tự thân là một đồng hành động, và trong khi không làm gì cả có thể là diễn biến tết nhất của hành động ở một số trường hợp nào đó, thì ở nhiều trường hợp khác đó có thể là tai họa và nguy hại. Như thế quyền lực tinh thần không chỉ là nhận thức, nó còn là năng lực duy trì khả năng đưa ra những quyết định với nhận thức càng lúc càng sâu rộng hơn. Và khả năng thần tính là khả năng đưa ra những quyết định với nhận thức triệt để. Nhưng không như người ta thường quan niệm, sự toàn tri không hề làm cho việc đưa ra quyết định thành dễ dàng hơn; đúng ra, nó trở nên khó khăn hơn. Càng tiến gần thần tính, người ta càng cảm thấy đồng cảm với Thiên Chúa. Thông dự vào sự toàn trí của Thiên Chúa cũng là chia sẻ sự đớn đau của Người.

Có một vấn đề khác có liên quan đến quyền lực: sự cô đơn ở đây có một sự giống nhau, ít ra là trong một chiều kích, giữa quyền lực tinh thần và quyền lực chính trị. Người đang tiến gần đến tột đỉnh của cuộc tiến hóa tinh thần giống như người đang ở tột đỉnh của quyền lực chính trị. Không có ai ở trên họ loè họ đùn đẩy trách nhiệm; không có ai để mà đổ lỗi; không có ai để bảo bạn phải làm việc này việc nọ như thế nào. Thậm chí không thể có một ai đó cùng đẳng cấp để chia sẻ khổ sở hoặc trách nhiệm. Người khác có thể góp ý, những quyết định và của một mình bạn. Một mình bạn chịu trách nhiệm. Mặt khác, sự cô đơn của quyền lực tinh thần thậm chí còn lớn hơn sự cô đơn của quyền lực chính trị. Bởi vì trình độ nhận thức của họ ít khi cao bằng vị trí cao trọng của họ, những người có quyền lực chính trị hầu như bao giờ cũng có những người ngang bằng về mặt tinh thần để mà giao tiếp. Vì thế các tổng thống và các vua chúa sẽ có bạn bè và thân hữu. Nhưng người đạt được trình độ nhận thức cao, người có quyền lực tinh thần, hình như không có ai trong số người thân quen để chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc như thế. Một trong những chủ điểm cảm kích nhất của các Sách Tin Mừng là tâm trạng ê chề thường xuyên của Đức Kitô vì thay rằng không có một ai có thể hiểu Người thực sự. Dù Người có cố gắng khó nhọc mấy đi nữa, có mở rộng mình ra nhiều đến thế nào đi nữa, Người cũng không thể nào nâng tâm trí các môn đệ lên đến trình độ của Người. Những người khôn ngoan nhất đã theo Người nhưng không thể nào bắt kịp Người, và tất cả tình yêu của Người đã không thể giải thoát Người khỏi sự cần thiết phải dẫn dắt bằng cách đi nước, hoàn toàn cô đơn một mình. Nỗi niềm cô đơn này được chia sẻ bởi tất cả những ai tiến bước xa nhất trên cuộc hành trình trưởng thành tinh thần. Đó là một gánh nặng không thể nào gánh vác được nếu không vì sự thật là khi chúng ta vượt xa anh chị em loài người thì mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa chắc chắn trở nên gần gũi hơn. Trong mối hiệp thông bằng ý thức tăng trưởng này, mối hiệp thông cùng biết với Thiên Chúa, có đủ niềm vui để nâng đỡ chúng ta.

1 Tôi phân biệt giữa cô đơn và cô độc. Cô độc là tình trạng không kiếm r được ai để giao tiếp trên bất cứ cấp độ nào. Người có quyền lực được vây quanh bởi nhiều người khác rất hăm hở giao tiếp với mình; vì thế họ ít khi cô độc và thậm chí họ còn khao khát sự cô độc. Nhưng cô đơn là tình trạng không kiếm được ai để giao tiếp ở cấp độ nhận thức của mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Quyền lực và văn hoá: Một màu bốn lợi ích cho Hà Nội

    07/02/2007Ngô Tự LậpVăn hóa hình thành cùng với một cộng đồng người và dù hay hay dở cũng gắn liền với cộng đồng ấy. Trong cuộc sống, thông qua những hoạt động đa dạng của mình, mỗi thành viên của cộng đồng đều tham gia vào việc xây dựng văn hóa. Tuy nhiên, trong một cộng đồng, cho dù là một cộng đồng dân chủ nhất, các thành viên không bao giờ bình đẳng tuyệt đối. Những thành viên có nhiều quyền lực hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến văn hóa cộng đồng...
  • Cái ghế mà biết nói năng…

    16/11/2006Quang MinhChuyện đồn đại về chiếc ghế vẫn diễn ra trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay, chỉ khác có điều là lúc thì công khai, lúc thì âm thầm nơi hậu trường, lúc bí mật đằng sau những cánh cửa khép kín. Vì sao lại có làm người chạy đua chỉ nhằm vào một chiếc ghế vậy?
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Quyền lực thứ năm

    27/08/2006Thục AnhNàng đẹp. Cái đẹp mà ngày xưa người ta bảo rằng “chim sa cá lặn”, “nghiêng thành đổ nước”... Còn ngày nay, đơn giản hơn chỉ cần nói “đẹp như hoa hậu”.
  • “Tài sản” quyền lực

    05/02/2006Bạn đang giữ một vị trí quản lý trong công ty? Có bao giờ bạn nhận thấy xung quanh mình có những người dù đang giữ những chức vụ có vẻ "không cao" nhưng ai cũng phải "ngước nhìn”. Tiếng nói của họ dường như rất có ảnh hưởng, rất có trọng lượng đối với mọi người, thậm chí cả với cấp trên...
  • xem toàn bộ