Bài toán năng lực cạnh tranh

08:30 SA @ Thứ Bảy - 03 Tháng Ba, 2007

Trong những món "quà Tết” mà năm 2007 ban tặng cho chứng ta có một thứ mang tính chất hai mặt. Cái thứ mang tính chất hai mặt đó chính là cạnh tranh - cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà của chúng ta. Cạnh tranh là một thách thức, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Thách thức là vì chúng ta phải đấu nhau với cả những "gã khổng lồ" có tiềm lực to lớn và có kinh nghiệm đầy mình. Cơ hội là vì chúng ta có được một sức ép lành mạnh để vươn lên. Không có sức ép, chắc gì chúng ta đã chịu từbỏ cách nghĩ, cách làm cũ.

Thực ra, cạnh tranh không phải là một vấn đề. Năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn để đáng bàn. Năng lực cạnh tranh yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Có những nguyên nhân nằm ở cái sự "trẻ người, non dạ” của nền kinh tế thị trườngmà chứng ta đang trong quá trình xây đựng. Ví dụ, phần lớn trong hơn 200.000 doanh nghiệp tư nhân của nước ta vừa mới được hình thành sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời cách đây chưa đến chúc năm. Mà như vậy, thì các doanh nghiệp tư nhân, chủ thể quan trọng hàng đầu của kinh tế thị trường, nói chung đều khá nhỏ bé, năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều. Đó là chưa nói tới các truyền thống kinh doanh cha truyền con nối đã bị đứt đoạn và mới chỉ được chắp nối một phần. Những nguyên nhân như vậy chỉ có thể khắc phục được trong quá trình phát triển tiếp theo và qua chọn lọc tự nhiên của thị trường. Mọi sự "quá trẻ” đều chỉ là vấn đề của thời gian.

Có những nguyên nhân nằm ở cơ chế .Ví dụ thứ nhất, các doanh nghiệp Nhà nước thường vừa bị thiếu động lực chú sớ hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thời chậm được thay đổi, làm cho chúng thường rất kém hiệu năng. Ví dụ thứ hai, hệ thống hành chính giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Ví dụ thứ ba, các đầu tưcông kém hiệu quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế...Để loại bỏ những nguyên này điều cần thiết là phải đẩy nhanh qúa trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và tiến hành những cải cách sâu rộng về pháp luật và thể chế.

Có những nguyên nhân nằm ở mối quan hệ lao động. Các tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên có thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiều doanh nghiệp. Điều quan trọng ở đây là phải hình thành một văn hoá đối thoại giữa những người lao động với những người sử dựng lao động, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở thương thuyết và mặc cả. Muốn vậy tổ chức công đoàn phải mạnh và phải gắn bó với những người công nhân cả về quyền lợi và trách nhiệm. Chính quyền khó có thể áp đặt cách giải quyết của mình cho mọi cuộc tranh chấp lao động, nhưng có thể báo đảm một môi trường lao động lành mạnh và các khuôn khố pháp lý để dẫn dắt hành vi cho cá hai bên tranh chấp nhằm tránh xung đột và đổ vỡ.

Cuối cùng, có những nguyên nhân nằm ở hệ thống giáo đục và đào tạo. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại nhưng người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này.

Cuối cùng, với món quà cạnh tranh, chúng ta không thể không cám ơn hội nhập. Tuy nhiên, sau ơn huệ, điều quan trọng phải làm ngay là xây dựng và triển khai một chiến lược toàn điện để nâng cao năng lực canh tranh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường

    18/10/2014Vương Trí NhànLàm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn lại không hề cạnh tranh đến. Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu...
  • Tính cạnh tranh của nền pháp luật

    27/12/2005Nguyên LâmTính cạnh tranh của nền pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, phụ thuộc vào những người làm ra luật, tức là Quốc hội và một phần nào đó là Chính phủ...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Những phương kế trong cạnh tranh

    25/11/2005Gia HòaTrên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Nhà trường trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện thông tin đại chúng

    10/02/2003Hệ thống nhà trường trên toàn thế giới hiện nay đang đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao. Bởi vì gần với người học hơn cả trường học là truyền hình, Internet, video và các tạp chí chuyên ngành, các báo xã hội... Vậy nhà trường phải dạy cái gì, chương trình đào tạo nên như thế nào, trình độ của người thầy phải cao đến đâu để có thể hấp dẫn người học hơn các phương tiện nghe nhìn đang càng ngày càng hoàn hảo trong thế giới chúng ta đang sống?
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ