Bài hát truyền thống của thanh niên - “Tự nguyện”

08:51 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Năm, 2011

“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng/Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương/Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm/Là người tôi sẽ chết cho quê hương…”. Đây là lời hát của bài hát Tự nguyện, tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ, nhà báo Trương Quốc Khánh (1947 - 1999) sáng tác trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe năm 1968.

Lời hát nhắc nhở thanh niên chúng ta hãy chiến đấu cho quê hương, cho đất nước thân yêu của mình. Lời hát càng ý nghĩa hơn khi thanh niên ngày nay, ngoài việc lo công ăn việc làm, lo đồng tiền bát gạo… không tìm được ý nghĩa, mục đích, lý tưởng cuộc đời đúng đắn để quyết tâm phấn đấu, chiến thắng.

Đã nhiều người nói, lời hát dựa theo ý thơ của một người chiến sĩ Cộng sản thời chiến tranh thế giới thứ II: “ Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương/Nếu là đá hãy là đá hoa cương/Nếu là chim hãy là bồ câu trắng/Nếu là người hãy là chiến sĩ Cộng sản”. Trương Quốc Khánh đã sáng tác bài hát này trong cuộc tấn công và nổi dậy của quân dân ta Tết Mậu Thân tháng 2-1968. “ Chiến đấu cho quê hương” lúc ấy là chiến đấu để giành độc lập, giành tự do, để thống nhất đất nước. Lời bài hát trong sáng, lãng mạn nhưng vẫn giàu tính chiến đấu thôi thúc thanh niên Việt Nam.

Bài hát dễ hát, dễ thuộc, được lan truyền sâu rộng và nhớ lâu. Đó là tiếng lòng của thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân. Làm thanh niên, con người của thời đại mới, của đất nước đã độc lập, chúng ta vẫn không khỏi day dứt theo lời bài hát: Làm gì, chiến đấu chống lại điều gì để cho mai sau, cho quê hương ta?

Kỷ niệm Ngày 26-3, cuộc chiến tranh oanh liệt của dân tộc đã lùi xa, cùng nhau hát vang bài “Tự nguyện” cùng Trương Quốc Khánh như tìm lại lời nhắn nhủ của anh tới thế hệ trẻ hôm nay.

Tự nguyện

Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình

Là mây theo làn gió tôi bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời
Là người xin được một lần nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giữ lấy đức tin bền vững

    24/02/2021Vương ThảoCó những tác phẩm sẽ đi qua nhiều thời đại và có thể mãi mãi. Bởi tình yêu, khát vọng và đức tin sẽ cho con người ý nghĩa để sống và để dâng hiến. "Tình ca" của Hoàng Việt đã được đặt trong tình yêu với tự do, hòa bình của cả một dân tộc và của mọi con người.
  • Bản giao hưởng anh hùng của thế kỷ 20

    22/05/2020Hà Linh QuânNăm 1941, một mùa thu Nga đặc biệt quyến rũ trang điểm cho các công viên thành phố Leningrad bằng “vàng lá và đồng đỏ”. Thế nhưng, những tiếng gầm của đại bác đã xua chim bay đi hết. Phố xá đổ nát với các cửa sổ mở toang như những con mắt trống rỗng...
  • Một bài ca về nhân cách sống

    23/06/2017Minh LuậnBài hát Một đời người một rừng cây của nhạc sỹ Trần Long Ẩn viết về một con người cụ thể. Con người đó đã sống một cuộc sống chân thực, đấu tranh chống lại thói ích kỷ và lòng tham của con người, con người đó đã sống đến phút cuối của cuộc đời cho cộng đồng của mình, con người đó mang cái tên thân thuộc: Võ Văn Kiệt...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Cần phải chiến đấu cho Tự Do

    07/02/2014Charlie Chaplin (Anh)Charlie Chaplin (1899-1977), là một nhà nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, ông sinh ra ở London, từ diễn viên của một đoàn kịch câm ông trở thành diễn viên điện ảnh. Phần lớn những bộ phim ông thủ vai đều do ông tự dàn dựng và đạo diễn, hình ảnh một anh chàng Saclô trong phim bị khinh miệt, bị người khác làm tổn hại phần nào vạch trần và đả kích tội ác của giai cấp tư sản...
  • Diệt phát xít - Bài ca ghi đậm dấu ấn lịch sử

    26/05/2011Nhạc sĩ Phan Thanh NamNhạc sĩ Phan Thanh Nam, tham gia cách mạng từ năm 1945, lúc tròn 18 tuổi. Nhớ về những ngày cách mạng hào hùng của dân tộc cách đây 59 năm, ông viết cho Báo Người Lao Động về ca khúc này...
  • Từ bờ Hiền Lương tới bài ca thống nhất

    30/04/2011Khánh ChâuTừ Hội nghị Geneva 1954 chia cắt đất nước cho tới năm 1960, khi những hy vọng cuối cùng của việc thống nhất hai miền tắt hẳn, đã có bao nhiêu bài hát ghi lại nỗi niềm khắc khoải nhớ thương của người dân hai nửa quê hương, cùng mơ ước một ngày mai sum họp. Một dòng ca khúc của tình Bắc - Nam và thời chia cắt đã ra đời như thế.
  • Tình em như sông dài...

    09/04/2011Quỳnh TấnNhững bản tình ca trên chiến tuyến dường như chưa khi nào cũ, càng nghe càng nhớ. "Tình em" của cố nhạc sĩ Huy Du đã chạm vào nỗi niềm của hàng triệu lứa đôi thời lửa đạn khiến tôi nhớ tới "Tình yêu trong xa cách ví như ngọn lửa trong gió. Gió thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thối bùng ngọn lửa lớn" của Bussy Rebutin...
  • Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

    02/09/2010Nguyễn Đăng TấnAi cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình...
  • xem toàn bộ