Bài Văn 0 điểm hút hàng trăm nghìn lượt like

11:19 SA @ Thứ Bảy - 09 Tháng Tám, 2014

Nhận được yêu cầu tưởng tượng cảnh trường sau 10 năm, một học sinh đã viết: “Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không còn gì tả!”.

Với đề bài: “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”, trong thời gian 45 phút học trò này chỉ viết được vỏn vẹn một mặt giấy.

Bài làm được mở đầu bằng một cuộc điện thoại giữa hai người bạn xưng hô mày - tao để dẫn dắt câu chuyện trở về thăm ngôi trường xưa sau 10 năm.

Nhưng với việc tưởng tượng ra cảnh “cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi”, học sinh này đã đưa ra kết luận: “Không còn gì tả!” và kết thúc bài làm.


Bài văn tưởng tượng 10 năm sau trường bị sóng thần đánh sập.

Nguyên văn bài làm của học sinh này:

“ A lô! Mày hả? Ừ, tao nè, có gì không? Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không? Ok kiki.

Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. “Ôi một tiếng “ôi” của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau 10 năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!

Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không còn gì tả!

Hết”.

Bài kiểm tra này không chỉ nhận được điểm 0 mà giáo viên còn chỉ ra nhiều lỗi trong cách trình bày: “Không ghi thứ, ngày, tháng. Bố cục bài văn không rõ ràng (lạc đề)” và yêu cầu học sinh này “chép phạt 50 lần nội quy môn học, viết bản kiểm điểm lớn. Mai nộp cho cô!”.

Ngay sau khi xuất hiện trên Facebook T.T, bức ảnh này đã được đăng tải lại trên một diễn đàn dành cho giới trẻ và thu hút hơn 40.000 lượt xem.

Trên Facebook của một hot blogger, bài văn nhận được hơn 86.000 lượt thích, gần 6000 bình luận và 3.800 chia sẻ.

Điều khiến cộng cộng đồng mạng lam truyền chính là cách giải quyết vấn đề quá nhanh gọn của tác giả. Bài vừa mở đã đặt dấu chấm hết cho câu chuyện.

Theo hình ảnh được đăng tải trên mạng, đây là bài kiểm tra môn Ngữ văn của T.T.T học sinh lớp 9 trường T.V.K (TP.HCM).

Tuy nhiên, khi PV liên lạc trực tiếp với nhà trường để xác minh về bài làm này, phó hiệu trưởng cho biết: "Chúng tôi đã làm việc với giáo viên dạy văn của khối lớp 9 và không có ai ra đề như vậy. Đây chỉ là trò đùa của học sinh".

Nguồn:Zing
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bài văn cười ra nước mắt

    26/06/2010Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.
  • Từ “Bài văn lạ” đến “Bài văn điểm 10”

    26/10/2005Thanh LanMô phạm, khuôn mẫu là điều quan trọng và cần phải có nhưng đến một giai đoạn nào đó cũng cần phải hạn chế khu vực khuôn mẫu lại, không nên để khuôn mẫu trùm hết cả ý kiến cá nhân, cần mở một “vùng tự do" để học sinh có thể thoải mái bày tỏ chính kiến, thể hiện cái tôi của mình...
  • ĐH Huế công bố bài văn đạt điểm 10

    20/08/2005Chiều 19/8, ĐH Huế đã đồng ý công bố bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang. Đây là bài văn đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Dưới đây là nội dung nguyên văn bài thi này...
  • Bài văn "lạ" gây xôn xao làng giáo

    01/01/1900Một sự kiện gây xôn xao dư luận làng giáo dục: Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005, có em học sinh thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm như đề bài yêu cầu, đã viết rằng mình không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy văn và học văn trong nhà trường hiện nay.
  • Từ bài văn tả cây hồng...

    11/02/2003Lê Hoàng LanChính vì cái "Công nghệ đào tạo chuẩn" với các cách học tủ, học mẫu nên chúng ta có quá nhiều sinh viên đại học bị hổng kiến thức cơ bản; mới có chuyện các công ty nước ngoài dù rất muốn tuyển người bản địa cũng lắc đầu chán nản trước những ứng viên với vài ba bằng đại học, bằng ngoại ngữ,vi tính nhưng không thể vượt qua được vòng phỏng vấn với những câu hỏi giải quyết tình huống chẳng có gì quá phức tạp nhưng lại không nằm trong các loại "tủ", loại "mẫu" mà họ đã học.