Ba lần cải cách, giáo dục vẫn nhiều yếu kém

03:08 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Ba, 2014

Ngành giáo dục đã qua ba lần cải cách nhưng chưa giải quyết được các yếu kém trong hàng chục năm qua bởi vẫn chưa đổi mới phương pháp dạy và học một cách thực thụ.

Các yếu kém đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nêu ra tại hội nghị “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” diễn ra hôm 6-1 tại TPHCM.

Kiến thức học nặng về hàn lâm, không gắn với yêu cầu thực tế của cuộc sống khiến học sinh và nhà trường quá tải, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của xã hội cho giáo dục”, ông đề cập đến những vấn đề mà ngành giáo dục đang phải đương đầu hiện nay.

Tại hội nghị này, ông Luận đã chỉ ra nhiếu yếu kém của ngành giáo dục là dạy thêm học thêm tràn lan, thiếu liên thông ở nhiều cấp học, lạc hậu trong phương pháp dạy học và kiểm tra dẫn đến việc quá chú trọng điểm số, chất lượng giáo viên và đội ngũ quản lý ngành giáo dục không đồng đều, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không hiệu quả….

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, cả ba lần cải cách giáo dục đều có mục tiêu và định hướng rõ ràng song không giải quyết được các yếu kém của ngành giáo dục do nặng về đổi mới chương trình giáo dục mà chưa chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy và học.

Vì sao nhiều yếu kém đã được chỉ ra nhưng nhiều năm qua ngành giáo dục không thể giải quyết được và căn bệnh yếu kém ngành càng trầm trọng thêm?”, ông Luận đặt câu hỏi.

Theo ông Luận, nguyên nhân sâu xa dẫn đến yếu kém của ngành giáo dục chính là sự nhận thức không đúng về giáo dục toàn diện dẫn đến sự quá tải cho người dạy cũng như người học. Do đó, ông Luận cho rằng ngành giáo dục cần một cuộc đại phẫu toàn diện và có hệ thống ở mọi cấp học mà trong đó đổi mới phương pháp dạy và học là đổi mới căn bản nhất.

Bước sang năm 2014, để thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện, ngành giáo dục và đào tạo sẽ điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; các trường được chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy trên cơ sở bảo đảm mục tiêu chương trình giáo dục và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tăng cường việc học đi đôi với hành, chú trọng kỹ năng mềm, tư duy tự học và tự nghiên cứu độc lập của học sinh.

Trước đây, chúng ta thường tư duy 'học được cái gì' thì nay phải suy nghĩ là làm sao học thì phải 'làm được cái gì' để tránh lãng phí trong đào tạo con người”, ông Luận nói.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khai phá và hoàn thiện con người tự do

    16/01/2019Thư Hiên (thực hiện)GS Hoàng Tụy cho rằng, sau hàng thập niên đi lạc hướng, giờ đây giáo dục Việt Nam đã có dấu hiệu tìm được đúng đường. Mục tiêu tổng quát của Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”, là một minh chứng rõ nét...
  • Muốn hưởng thụ được văn hóa thì phải có giáo dục

    20/02/2018Hoàng Thu Phố (thực hiện)Về các vấn đề của lễ hội, của tín ngưỡng đang diễn ra với người Việt những ngày tháng này bằng cái nhìn cặn kẽ và thấu đáo của một nhà nghiên cứu tôn giáo...
  • Thay đổi diện mạo nền giáo dục

    13/03/2014GS Hoàng TụyNăm 2014 sẽ là bước khởi đầu để thay đổi diện mạo nền giáo dục, hướng giáo dục đi theo con đường chung của nhân loại tiến bộ...