Ám ảnh Hoa hậu Xứ Mường: Con đường trở thành người... nghiện

03:25 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Mười Một, 2014

Lúc về già, bà Tẻo và mẹ tôi thường dệt những tấm thổ cẩm rất đẹp, rồi đi bộ ra các chợ vùng Vụ Bản, Mai Châu, Vạn Trò, lên tận Sơn La để bán. Hoa hậu xứ Mường rất khéo tay, nên các vuông thổ cẩm bao giờ cũng rực rỡ, bán khá chạy. Bán được, bà lại mua thuốc phiện, vo viên lại rồi nuốt, cứ bỏ vào miệng như kiểu người ta ăn bánh dẻo ấy. Dáng bà hom hem, trông rất khổ. Đến năm 1984, thì bà chết trong nghèo khổ”.

Tôi phỏng đoán: là người con gái tinh tế, sắc nước hương trời, lại được giáo dục theo cái lối của xã hội tỉnh Mường thời kỳ thuộc Pháp, rộn hương khoe sắc đúng vào thời kỳ “ba mươi bốn lăm” ảnh hưởng quá nhiều tư tưởng lãng mạn phương Tây, chắc chắn cô gái Quách Thị Tẻo có một cái Tôi rất lớn trong quan niệm tình yêu và hôn nhân. Và sự thật là cô đã không thể chấp nhận tình yêu, hôn nhân kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đương thời, càng chưa chắc cô đã muốn làm vợ ông hoàng phóng đãng như Bảo Đại khi được Quách Vị biến thành đồ “cung tiến”.

Cô bé Tẻo, dường như không nề hà cái việc yêu và sống như vợ chồng với con trai của chính bố nuôi mình..., trước khi có đám cưới. Hình như cô Tẻo và anh chàng Quách Hàm (con trai Quách Vị) đã tràn lấn lên nhau, đã quyết tâm đẩy ông quan đầu tỉnh Quách Vị vào cái thế sự đã rồi, để họ được là vợ chồng. Dẫu là, Hoa hậu xứ Mường Quách Thị Tẻo làm vợ thứ 4 của quan Tri châu hơn mình những 14 tuổi.

Quan Tri châu Lạc Sơn Quách Hàm là người hào hoa phong nhã, lại là con trai trưởng của bà vợ cả - theo tập tục, đó mới là người thừa kế chính thức dòng lang, bổng lộc, gia tài của Quan Chánh lang (Tuần phủ) Quách Vị. Bố con Quách Hàm, đúng là quyền lực nghiêng ngả núi rừng Hòa Bình. Thượng lá cây, hạ ngọn cỏ, chỗ nào chả là chốn hưởng lộc giời của anh ta.

Quan án sát Quách Vị (sau này ông ta mới làm Tuần phủ) gửi Quách Hàm về Hà Nội học trường Tây. Hàm nói tiếng Pháp nhanh hơn tiếng Mường, học đủ cả văn cả võ, ăn đồ Tây mặc quần áo Tây, càng lớn, Hàm càng oai phong, hàng ria con kiến, mắt hơi trố, áo cổ Tàu, rất hách. Vì thế, mới ngoài 20 tuổi, Quách Hàm đã được bổ làm Tri châu Lạc Sơn, thay đúng vào cái ghế của bố mình, khi “ông cụ” còn dẫn lính sơn dõng đi đánh nhau với các cánh quân khởi nghĩa của các bậc trượng phu ái quốc Tổng Kiêm, Đốc Bang.

Cha truyền, con nối dòng lang, lại còn nối cả cái ghế Tri châu “ăn hết phần thiên hạ” nữa, cha con Quách Hàm đều mong mỏi cái ngày Hàm sẽ thay bố làm đến Chánh Lang. Xứ Mường, khởi từ đời Hùng Vương truyền lại, vẫn có 4 dòng họ lớn, cai trị “con dân”. Bốn Mường lớn nhất (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Mường nào cũng ganh nhau với cuộc đua không mệt mỏi, đôi khi đầy mưu mẹo thâm độc để dành vị thế của các dòng lang. Vì thế, việc làm quan đầu tỉnh, không chỉ là việc vinh thân phì gia cho Quách Vị hay Quách Hàm, mà vấn đề còn là quyền lực của dòng lang, của xứ Mường phát tích của họ nữa.


Người đẹp xứ Mường đăng quang Hoa hậu năm 1933 (bên trái) (Ảnh: Internet).

Lại nói chuyện giai nhân Quách Thị Tẻo. Sau khi đăng quang hoa hậu, Tẻo càng trở nên nhuận sắc hơn bởi son phấn trang điểm tinh tế mà các bà đầm trao tặng, cùng những bộ trang phục vừa Mường vừa... Pháp dịu dàng như hoa cỏ ven sông Đà. Quan Tri châu Lạc Sơn Quách Hàm từ ngày đầu mày cuối mắt với Tẻo, rất năng ra tỉnh thăm cha. Anh ta bỏ bê cả việc công đường của một Tri châu, cứ “công cán” lân la ở tỉnh suốt, dù chả có sự vụ gì.

Lúc đầu Hàm và Tẻo đi chơi với nhau, rồi Tẻo lên châu thăm Hàm, rồi họ sống với nhau mặn nồng như vợ chồng. Quan Chánh lang Quách Vị biết tin đã nổi đóa vác ba toong toan nện gãy giò thằng con trai “đổ đốn” Quách Hàm. Ngăn phá tình yêu khi họ đã nếm mật ngọt từ nhau rồi, thì có khác gì đổ thêm dầu vào lửa.

Nhất là, khi tằng tịu với Hoa hậu xứ Mường, Quách Hàm đã biết đủ ngón ăn chơi Hà thành, đã có tới 3 người vợ, vợ hơn tuổi, vợ kém tuổi không thiếu thứ gì (đấy là chưa kể đến các cái vợ giăng hoa của một quan lang muốn “bắt” cô nào ở lãnh địa của mình cũng được!) - giữa lúc ấy, Hàm lại bập vào một cô Hoa hậu xứ Mường xuất thân Hà Nội, đã đẹp lại mới 17 tuổi. Hàm không dứt ra được. Mà Tẻo gái tơ gặp trai giang hồ, lại càng giống “chim mắc giò khó gỡ cho ra”. Đám cưới được tổ chức trong cái nỗi tím ruột bầm gan của Chánh lang Quách Vị.


Hoa hậu xứ Mường cùng chồng là Quách Hàm, Quan tri châu Lạc Sơn.

Ông Quách Vị tức lồng lộn. Mũ áo vua ban quyền lực nghiêng ngả núi rừng để làm gì, Hoa hậu xứ Mường lộng lẫy xa hoa để làm gì, khi mà đứa con nuôi yêu hơn cả con đẻ của mình lại làm vợ chính con trai mình? Nhiều người cho rằng, quá đau đớn vì điều đó, sau này, nhân vụ cãi nhau với quan Công sứ Móclơva mới lên nhậm chức ở Hòa Bình, ông Quách Vị đã liều lĩnh văng tục, rồi bỏ về Đồi Thung mai danh ẩn tích cho đến cuối đời. Cuối đời ông Vị vẫn không tha thứ cho cái thằng con trai “ngỗ ngược” Quách Hàm. Như thế là báng bổ luật lệ nhà Lang, là làm muối mặt quan Chánh lang.

Mặc lời ra tiếng vào, Quách Thị Tẻo vẫn đẹp lồng lộng. Đẹp đến mức, Tẻo lại còn khiến em trai Quách Hàm, lang Quách Lu mê bà chị dâu đến điên dại. Nhiều tư liệu cho thấy, mâu thuẫn anh em Hàm - Lu cực kỳ gay gắt, đến mức ông Vị phải cho họ ở riêng ra, mỗi người “hưởng lộc” một cõi thật xa nhau. Quách Lu mặt lạnh như găngxtơ, đi ghệt, ống quần bó chặt như khúc giò lụa, tướng võ quan dữ dằn, ăn chơi trác táng khét tiếng. Khét tiếng phong tình nữa.

Gia đình hiện nay và nhiều tư liệu đã công bố cho biết: Quách Lu có ít nhất 17 người vợ. Anh ta từng vác súng đuổi đòi bắn chết anh trai Quách Hàm. Có lần Lu đuổi Hàm về tận tư dinh, Quách Hàm sợ quá, khi Quách Thị Tẻo đang bụng mang dạ chửa nặng nề, mặc váy Mường rộng thùng thình trắng toát, Hàm hết lối cùng đường phải chui tọt vào váy vợ ngồi im. Quách Lu sững sờ trước vẻ đẹp của bà bầu Quách Thị Tẻo rồi chẳng nhớ gì, không còn nhìn thấy ông anh trong váy vợ nữa, Quách Lu xách súng lặng lẽ xuống thang gác bỏ đi...

Quách Hàm và Quách Thị Tẻo sống với nhau trong nhung lụa tột cùng. Các quan thầy người Pháp thường hôn tay, ôm hôn Tẻo rất lâu mỗi lúc có dịp gặp Tẻo. Nhiều bức ảnh gia đình còn giữ được đến hôm nay, bao giờ trong các cuộc tiếp kiến người Pháp (bề trên của nhà lang!), Hoa hậu Quách Thị Tẻo cũng là một bông hoa núi rừng làm sang, làm mạnh cho nhà Lang Quách Hàm.


Bức ảnh chụp hoa hậu Quách Thị Tẻo trong một lần chiếc xe ô tô của Quách Hàm, (Tri châu Lạc Sơn, chồng hoa hậu Quách Thị Tẻo) bị hỏng giữa đường.

Có bức ảnh đầy hàm ý: quan thầy Pháp, các bà đầm váy ngắn rung rinh, đàn bà con gái người Mường lành hiền, gương mặt khó hiểu của các quan lang thời mất nước, tâm điểm bức ảnh, là rực rỡ gương mặt Hoa hậu xứ Mường. Nàng luôn trang nhã với màu trắng khăn áo Mường. Bên trên đám người là dòng chữ Hán trịnh trọng, vương giả: “Pháp Việt Bác Ái”.

Nhiều người già ở Mường Vang bây giờ còn tin rằng, cái câu “ca” sau đây đã ra đời là vì nhan sắc “khi nàng tắm suối, đá cũng phải nở thành hoa” của Tẻo (thật ra không phải vậy), dịch từ tiếng Mường, câu đó có nội dung như sau: “Trăm thứ hoa, không hoa nào bằng hoa con gái/ Trăm thứ trái, không trái nào bằng trái bông com (lúa)/ Trăm thứ hương thơm, không hương nào bằng hương con mái (gái)”.

Quách Hàm tổ chức cuộc sống của mình xa hoa như một ông hoàng, ngoài sự giàu sang vốn có, ông ta còn quyết tâm trang hoàng dinh thự, sắm xe hơi, võng lọng cho xứng tầm “vương giả” khi đã lấy được một bà vợ bé là Hoa hậu xứ Mường! Khi cưới chồng, Tẻo mới 19 tuổi. Chúng tôi từng nghe quá nhiều lời kể về cuộc sống của đôi vợ chồng Tri châu Lạc Sơn. --PageBreak--

Phượng Vũ, sau quá trình đi thực tế với niềm say mê Mường Vang vô cùng, đã viết rất cụ thể về cuộc sống sau hôn nhân của Hoa hậu xứ Mường (cuốn sách được Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình xuất bản năm 1986, trong một lần tái bản, nó còn có tên là “Đất Mường” do ông Văn Cao vẽ bìa).

Có thể ít nhiều chi tiết đã được “tiểu thuyết hóa”, nhưng những người hiểu chuyện thì đều cho rằng, ông Vũ đã viết trên cơ sở cực kỳ tôn trọng sự thật lịch sử có được sau các chuyến điền dã (nay so sánh lại các nguồn tư liệu sau sưu tầm, càng cho thấy điều đó): Quách Hàm sống sung sướng hơn quan đầu tỉnh (bố ông Hàm). Ông ta thuê đầu bếp từ Hà Nội lên nấu nướng trong dinh phủ. Ngày ba bữa, phải ăn ba kiểu khác nhau, theo lối người Mường, người Tây và người Tàu. Bởi vì vợ Quách Hàm, là hoa hậu, là người gốc Hoa, nên nhất thiết phải cho mỹ nhân ăn món của cố hương nàng. Rượu Tây là của Pháp hẳn hoi.

Giữa đêm, quan đòi ăn bít tết, đầu bếp bảo hết thịt bò, quan Tri châu ra lệnh: hãy ra vườn, khoét ngay miếng mông con bò béo nhất của đàn bò đang ngủ, mang về nấu cho quan ngài đã, mai tính sau. Thuốc phiện và gái đẹp tràn ngập, “chán con mái này lại có con mái khác, như ở cung vua” (từ ngữ nguyên văn).

Xung quanh nhà vằn vèo núi xanh, rừng thẳm, suối uốn lượn, chăn đệm quý ngập nhà, sàn trải thảm tứ bề, một ngày “bà nàng” Tẻo tắm nước thơm cho mát thơm da thịt mấy lần. Bà nàng say mê chồng, lại say mê luôn cả mùi thuốc phiện trác táng bên bàn đèn của chồng và những người bạn ông ta. Những bức ảnh Hoa hậu Tẻo với xe hơi sang trọng ngay ở núi rừng Lạc Sơn đã cho thấy, nàng lên xe hơi từ hơn... 70 năm trước.

Nghe nói, khi Quách Hàm mua xe hơi, người Mường Vang phải góp lợn, góp trâu hầu ngài đến méo mặt. Con đường Mường Vang chưa bao giờ có xe hơi lăn bánh, thì nay xe mui trần của ngài ria con kiến với người đẹp như mộng lướt êm ru. Họ như một bá tước Tây phương thật sự. Nhiều lý trưởng trong vùng thậm chí đã từng bị phạt vạ, cách khỏi chức vụ, chỉ bởi cái tội không kịp đốc thúc “thần dân” của mình sửa sang đường sá khi mà còi xe ôtô của quan Tri châu đã bóp toe toe.


Ông Quách Vị tại triều đình Huế (người đứng giữa).

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Quách Hàm được Ban Cán sự tỉnh Hòa Bình cử làm cố vấn. Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông Quách Hàm được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Hòa Bình (tương đương với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bây giờ). Thời gian này, Quách Hàm đã có công vận động các nhà quan lang cùng tầng lớp thống trị đang tiếc nuối bổng lộc xã hội cũ ở khắp xứ Mường tham gia kháng chiến.

Hòa bình lập lại, năm 1954, ông Hàm về nghỉ hưu, rồi mất tại quê nhà vào năm 1956. Ông Hàm mất, để lại bà Tẻo cùng 3 người con (2 gái, 1 trai), hiện nay 2 trong số 3 người này vẫn sống tại tỉnh Hòa Bình. Riêng người con là Quách Cường, vừa sinh ra ít ngày thì ông Hàm đã chết (cùng năm 1956), nên Hoa hậu Tẻo vô cùng vất vả nuôi đàn con, nhất là vào thời điểm đó, khi mà hòa bình đã lập lại (sau năm 1954), bao nhiêu xa hoa của dòng dõi quan lang đã tan biến hoàn toàn.

Ngẫm lại, dẫu có 15 năm làm vợ Quách Hàm với những quyền quý không nhỏ, song thời gian nhung lụa của Hoa hậu xứ Mường cũng chẳng được bao nhiêu. Bởi đầu những năm 40 thế kỷ XX, thế lực của nhà lang đã lung lay.

Thời gian như vặt lông vịt, ái ố hỉ nộ rồi cũng qua đi, hai cái nắm xương tàn của “ông hoàng” Quách Hàm và Hoa hậu xứ Mường Quách Thị Tẻo đều đã nằm lại với đất Mường Vang quyến rũ. Mỗi lúc nhớ lại bà cô lộng lẫy và cũng tội nghiệp của mình, nghệ sĩ Hà Nguyệt Nga (cháu ruột bà Tẻo, đã hơn 70 tuổi) lại ngồi trong căn gác nhỏ khu vực 38 Phố Huế để nén tiếng thở dài.

Khi cả Hà Nội còn lạ lẫm với cái ôtô, thì bà Tẻo đã một bước lên xe hơi, một bước xuống ngựa quý, người quỳ đằng trước, kẻ lạy đằng sau, suốt ngày không đổ một giọt mồ hôi. Từ sự quyền quý lạ lùng, từ sự xa hoa khét tiếng, bà Quách Thị Tẻo đã rơi tọt xuống sự khốn khó, túng quẫn quá thể do nghiện ngập và thời thế (bà nghiện thuốc phiện cùng với chồng).

Ông Quách Minh Thu, cháu gọi ông Quách Hàm là bác ruột, năm nay 68 tuổi, sống ở Mường Vang, kể: bà Tẻo nghiện từ năm 1937, khi Hoa hậu xứ Mường sinh ra người con gái đầu tiên (tên là Quách Thị Khanh, đang sống ở Hòa Bình). Lúc đầu, bà Tẻo chỉ hút thuốc phiện bằng bàn đèn như ông Hàm và rất nhiều người nhà lang khác thôi. Sau rồi, khi nghiện nặng, bà Tẻo không bao giờ dùng bàn đèn nữa. Bà ăn từng cục thuốc phiện dẻo màu đen như hạt gạo, hạt đỗ. Khi khốn khó, bà bán dần đồ trang sức quý, từng cái vòng bạc vứt lăn lóc ở góc xó nhà sàn cũng dần dà được vo viên thành “cơm đen”. Đại gia đình cùng lụn bại.

Lúc về già, bà Tẻo và mẹ tôi thường dệt những tấm thổ cẩm rất đẹp, rồi đi bộ ra các chợ vùng Vụ Bản, Mai Châu, Vạn Trò, lên tận Sơn La để bán. Hoa hậu xứ Mường rất khéo tay, nên các vuông thổ cẩm bao giờ cũng rực rỡ, bán khá chạy. Bán được, bà lại mua thuốc phiện, vo viên lại rồi nuốt, cứ bỏ vào miệng như kiểu người ta ăn bánh dẻo ấy. Dáng bà hom hem, trông rất khổ. Đến năm 1984, thì bà chết trong nghèo khổ” - ông Thu nói.

Còn bà Hà Nguyệt Nga (bố bà Nga là anh ruột của Hoa hậu xứ Mường) thì sậm sùi buồn: “Khi khốn khó, ngoài bán nữ trang đi ăn dần, bà thường xuyên xuống Hà Nội vào nhà chúng tôi. Bà ở nhà, nhớ thủ đô, nhớ hoa lệ, mới lại dắt các mế người Mường cùng đi xe khách xuống phố Huế thăm tôi. Chúng tôi đem cho cô tôi và các mế già, có khi là quần áo cũ, các bà thích nhất là mỳ sợi, vì bấy giờ nó là thứ còn lạ lẫm với người vùng cao”.


Nụ cười sơn nữ từng đóng khung vĩnh viễn trong bao trái tim của kẻ si tình...

Một đám tang buồn bã, lèo tèo diễn ra năm 1984 ở góc núi ấy, Hoa hậu xứ Mường đã hom hem nằm trong đất lạnh, khép lại một phận mỹ nhân nổi chìm đến khó tin. Bầu má non tơ, đôi mắt hớp hồn, váy áo Mường suốt đời tinh khôi; đứa con bị bán lên rừng rú, con gái rượu của Chánh quan lang, Hoa hậu xứ Mường, vợ quan Tri châu... - nhan sắc và sự nổi nênh của người phụ nữ ấy, nó khiến tôi phải thổn thức!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những cô hoa hậu thông minh

    08/08/2016Lê HoàngCác cuộc thi sắc đẹp ngày càng nở rộ, phần thi ứng xử ngày càng được quan tâm. Dư luận đã từ lâu hồi hộp, khao khát và bàng hoàng trước những câu hỏi đầy trí tuệ và những câu trả lời đầy táo bạo, ngẫu hứng của nhiều người đẹp. Trong cuộc thi gần đây, chúng tôi đã ghi lại được một số câu hỏi và trả lời...
  • Sắc đẹp và tiền bạc

    25/10/2014Vô DanhMột cô gái xinh đẹp đã đăng đàn tìm kiếm một người chồng giàu. Câu trả lời của một chủ nhân ngân hàng thật là lý thú!
  • Lưu Thị Diễm Hương đăng quang Hoa hậu thế giới người Việt 2010

    22/08/2010Tổng hợpLưu Thị Diễm Hương, cô gái 20 tuổi đến từ TP.HCM, người được báo chí bầu chọn có gương mặt ăn ảnh nhất đã trở thành chủ nhân của chiếc vương miện trị giá 1 tỷ đồng, lên ngôi Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010.
  • Bộ ảnh Hoa hậu Việt Nam 2010 mới đăng quang

    15/08/2010Đặng Thị Ngọc Hân, cô gái Hà Nội đã trở thành tân chủ nhân của vương miện Hoa hậu Việt Nam 2010 trong Đêm chung kết Hoa hậu VN 2010. Bắt đầu từ 15/8/2010, cô sinh viên năm thứ 5 ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp HN đã trở thành hoa hậu...
  • Văn hóa sắc đẹp

    21/05/2009Chàng BáoNgười ta bảo, bản thân cáiđẹp đã là một tài năng. Và nhiệm vụ của hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chỉ là... đẹp thôi. Đừng khó tính bắt bẻ họ làm gì mà tàn nhẫn...
  • Giá của sắc đẹp

    24/05/2008Nguyễn Việt HàĐến thời của hôm nay, thời của trong sáng văn minh, cái giá để trả cho sắc đẹp đã hết biến động, những chuyện tiêu cực kể trên hoàn toàn tuyệt diệt. Hầu như các đàn bà đẹp đều sống rất dai và nhan nhản tồn tại ở đỉnh cao vô số lĩnh vực...
  • Thư của má cô Á hậu gửi má cô Hoa hậu

    16/03/2008Lê HoàngThưa bà,
    Tôi buộc lòng phải ngồi viết thư cho bà đây. Tôi không thích thú gì khi làm việc này nói riêng và làm tất cả những việc liên quan tới bà nói chung. Nhưng vì con gái của chúng ta đã cùng dự một cuộc thi, tôi và bà đã cùng chạm trán, chạm mũi và chạm răng với nhau nhiều lần nên tôi buộc phải nói lên thái độ của mình đối với bà một cách cương quyết nhất...
  • xem toàn bộ