6 thói quen của một nhà quản lý thành công

03:12 CH @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười Hai, 2007

Lời giới thiệu

Giá trị của những "kỹ năng về con người" trong việc tổ chức quản lý đã được thừa nhận rộng rãi, nhưng đôi khi những kỹ năng này bị bỏ sót khi các doanh nghiệp xem xét về việc: "Chúng ta làm cách nào để những nhà quản lý có thể thực hiện tốt hơn vai trò của họ?". Nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp thường tập trung những khía cạnh chuyên môn trong công việc của một nhà quản lý vì nó dễ đào tạo. Và kết quả là, những doanh nghiệp này hướng những khóa đào tạo của họ vào việc lấp những lỗ hổng về kiến thức, chẳng hạn như đưa ra các phương pháp thực hành tốt nhất, giới thiệu công nghệ mới cải tiến năng suất, rà soát lại những bản cập nhật về chính sách của công ty và những việc tương tự như thế. Có lẽ, dù không nói ra nhưng người ta tin rằng những nhà quản lý có hay không có kỹ năng giao tiếp, thì chiến lược này không nhắm đến việc đào tạo các kỹ năng về nhân sự, mà nhắm vào việc tuyển được đúng người có khả năng bẩm sinh về quản lý nhân sự đặt những người này vào các vị trí quản lý nơi mà họ có thể xây dựng được các mối quan hệ bền vững, giúp nâng cao hiệu quả công việc và mang lại lợi ích cho công ty.

Hiển nhiên, doanh nghiệp của tôi và những doanh nghiệp khác cũng sẽ giống như thế, trong những phần đăng tuyển và mô tả công việc chúng tôi luôn quan tâm đến việc tuyển dụng những cá nhân, có sự nhạy cảm và thiên hướng xã hội, và đề bạt họ lên những vị trí quản lý để thực hiện công việc quản lý nhân sự một cách hiệu quả. Và chúng tôi hết sức nỗ lực để chọn ra được những người mà chúng tôi tin rằng họ sẽ thành công với vai trò quản lý trong công việc. Nhưng bằng việc gán cho họ những khả năng về quản lý nhân sự, mà ở một mức nào đó không duy trì được lâu dài này, liệu đó có phải là một cách ngầm hiểu những khả năng này có thực và có thể phát triển hay không? Một mô hình có thể chỉ ra được điều này. Nếu các doanh nghiệp và cá nhân mong muốn cải thiện kết quả quản lý của mình, có lẽ họ nên chú trọng đến những lời khuyên và định hướng về việc phát triển các kỹ năng ve quản lý con người.

Thực sự, có một số câu hỏi rất thú vị được đặt ra khi người ta cân nhắc việc đầu tư thời gian và sức lực cho việc học hỏi thêm về nhân sự trong việc quản lý.

• Những kỹ năng về nhân sự thực ra là gì?
• Làm thế nào để một người có thể làm việc tốt hơn trong vai trò quản lý nhân sự, đặc biệt nếu điều đó gây khó khăn cho họ, vì khả năng của họ thiên về kỹ thuật hoặc kiến thức chuyên môn.
• Và trong quá trình làm việc để trở thành một nhà quản lý giỏi, làm thế nào để người đó có thể tập trung toàn bộ thời gian và sức lực một cách tốt nhất? Họ bắt đầu từ đâu, và họ nên làm những gì từ bước cơ bản cho đến những bước kế tiếp?

Điều mà tôi tâm đắc nhất trong cuốn 6 Thói quen của một nhà quản lý thành công đó là cuốn sách này đã cung cấp cho tôi những câu trả lời thực tế, cụ thể và chính xác cho những câu hỏi trên. Không đưa ra những lời nói mơ hồ hay những câu chuyên chung chung, cuốn sách này mang đến cho người đọc một hướng dẫn rõ ràng và hàng loạt những đề xuất hữu ích về cách làm thế nào để thực sự tạo dựng và rèn luyện được những kỹ năng về nhân sự.

Kohn và O'connell đưa ra các thói quen chính một cách tinh tế - sáu thói quen hay những hành vi gắn liền với những quan điểm mà họ cho rằng đó là những vấn đề chủ chốt nhất. Thông điệp của họ thống nhất với cách tư duy hợp lý về việc làm thế nào để thực hành các kỹ năng hay các quy trình làm việc một cách hiệu quả hơn. Cuốn sách cũng cho chúng ta biết những khả năng nào là quan trọng nhất, và cách phát triển chúng để trở nên thành thạo hơn.

Thêm nữa, cuốn sách này rất để đọc. Tôi thích cái cách mà Kohn và O'connell đưa ra những ví dụ tình huống rất thực tế. Đây là một cuốn sách tuyệt vời giúp bạn có cơ sở vững chắc về những thói quen làm nên thành công của những nhà quản lý.

Cuối cùng, nếu bạn đã chọn cuốn sách này và đang đọc nó, chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút vào những tình huống được đưa ra trong sách. Và vì vậy, bạn cũng đang tự nhận thức về chính mình - thói quen đầu tiên của "Nhà quản lý thành công" được Kohn và O'connell tán thành. Bạn sẽ nhận biết được những vấn đề về con người, và việc làm chủ được chúng là một dự án học tập suốt đời. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích bạn nuôi dưỡng sự tò mò về bản thân mình. Điều đó không những làm cho bạn trở thành một nhà quản lý hiệu quả, mà còn giúp bạn trở thành một con người thành công trong việc xây dựng những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của mình.

Chúc bạn mọi điều tốt đẹp.
Ray Steitz
VP Global HR, Warner Chilcott Labs
Rockaway, New Jersey


Mục lục

  • Lời nói đầu
  • Lời giới thiệu
  • Chương 1: Chiến lược nhân sự thực tiễn
  • Chương 2: Những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề quản lý con người
  • Chương 3: 6 thói quen của một nhà quản lý thành công
  • Chương 4: Thói quen thứ nhất: Tăng cường sự tự nhận thức
  • Chương 5: Thói quen thứ 2: Rèn luyện sự thấu hiểu
  • Chương 6: Thói quen thứ 3: Tuân theo những “quy tắc vàng”
  • Chương 7: Thói quen thứ 4: Duy trì những khoảng cách phù hợp
  • Chương 8: Thói quen thứ 5: Nghệ thuật phê bình
  • Chương 9: Thói quen thứ 6: Ứng xử “linh hoạt” với những típ người khác nhau
  • Lời kết: Bạn đã đến phần kết – và có thể đây là một khởi đầu mới
LinkedInPinterestCập nhật lúc: