Nghiên cứu dài nhất lịch sử của ĐH Harvard đã tìm ra 6 yếu tố đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc

07:29 CH @ Thứ Hai - 22 Tháng Mười, 2018

Sau nghiên cứu kéo dài 80 năm, ĐH Harvard đã tổng hợp được 6 yếu tố giúp cho con người có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh hơn, trong đó không bao gồm sự giàu có như nhiều người lầm tưởng...

.

Nghiên cứu về sự phát triển của con người (The study of Adult Development) của ĐH Harvard đã kéo dài 80 năm trên gần 1.000 người cao tuổi ở Mỹ. Có 3 nhóm đối tượng được đưa vào theo dõi bao gồm 268 sinh viên tốt nghiệp ĐH Harvard sinh năm 1920, 456 nam giới bị thiệt thòi về mặt xã hội sinh vào khoảng những năm 1930 và 90 phụ nữ trung lưu có năng khiếu, sinh ra vào những năm 1910.

Đây được coi là nghiên cứu lâu dài nhất về tiến trình phát triển của người trưởng thành trên thế giới. Từ những số liệu khổng lồ này, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được 6 yếu tố chung nhất để bạn có một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc hơn, bao gồm:

1. Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích

Nghiên cứu chỉ ra rằng, lạm dụng rượu bia là nguyên nhân chứ không phải hệ quả của sự căng thẳng, trầm cảm… Lạm dụng các chất kích thích cũng không liên quan đến tuổi thơ không hạnh phúc mà thậm chí là dấu hiệu cho thấy một tương lai u tối.

Bên cạnh đó, những người không hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc sớm có tốc độ lão hóa chậm hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới tầm 50 tuổi nghiện thuốc lá nặng (hút nhiều hơn 1 gói/ngày trong suốt 30 năm) tuổi thọ thấp hơn hẳn so với những người bỏ thuốc sớm ở năm 45 tuổi (tức là hút nhiều hơn 1 gói/ngày trong suốt 20 năm). Đó là chưa kể đến những bệnh tật mà thuốc lá mang lại.

2. Số năm giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi trung bình nam giới xuất thân từ ĐH Harvard khỏe mạnh, hạnh phúc hơn những người có hoàn cảnh khó khăn, không được ăn học tử tế. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là nếu họ đi học và tốt nghiệp ở tuổi 70 thì họ cũng không kém gì những người 70 tuổi tốt nghiệp Harvard từ khi còn trẻ.

Điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào thu nhập hay IQ mà nó ở những thói quen tốt khi kiên trì theo đuổi tri thức. Càng học nhiều, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích thì họ càng có những thay đổi tích cực trong lối sống như ngừng hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống khoa học…

3. Tuổi thơ hạnh phúc

Trong quá trình trưởng thành, chúng ta phải trải qua rất nhiều dấu mốc và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều hoàn cảnh. Tất nhiên, ai cũng muốn có một gia đình hạnh phúc, một tuổi thơ đủ đầy nhưng thực tế khó khăn hơn nhiều.

Nghiên cứu cũng chứng minh một thời thơ ấu ấm áp có xu hướng đem đến cho người ta tương lai tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Nhưng nếu không may mắn có được một người cha giàu có hay một gia đình hoàn hảo thì sao?

Bất kỳ sự thiết sót nào cũng có thể bù đắp và nếu bạn thiếu thốn tình yêu thương thì một người bạn đời hay những người bạn bè tin cậy chính là “liều thuốc” để đánh bại quá khứ. Ở độ tuổi nào chúng ta cũng cần có tình yêu thương và nếu nó đến, đừng ngần ngại mà nhận lấy. Vì muộn còn hơn không bao giờ.

.

4. Giá trị của các mối quan hệ

Một trong những sai lầm của chúng ta khi nói về các mối quan hệ là gì? Đó là không tìm cách để tạo ra những cái mới trong khi cái cũ dần biến mất. Trong nghiên cứu của ĐH Harvard, năng khiếu xã hội – hay còn được gọi là trí thông minh cảm xúc có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của một người.

Làm cho người khác vui vẻ, giúp đỡ mọi người và được hồi đáp, cân bằng các mối quan hệ… chính là một phần để có được cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Dù ở tuổi 50 thì những mối quan hệ vẫn không ngừng được mở rộng, sự trưởng thành về tình cảm vẫn đang chờ bạn khám phá.

5. Các kỹ năng đối phó với thất bại

Bạn có thừa nhận rằng, khi gặp khó khăn hay thất bại, việc đầu tiên bạn thường làm là tìm cách đổ lỗi cho những người xung quanh mà không phải bản thân mình. Nhưng điều này có kéo dài được lâu? Nó có đem lại kết quả nào tốt đẹp?

Vậy làm thế nào để bạn đối phó với các vấn đề không thể tránh khỏi đó?

Đổ lỗi cho người khác, sống bị động, tiêu cực, phủ nhận, ảo tưởng… chính là những yếu tố dẫn đến cuộc sống tồi tệ. Những hành vi này có thể làm giảm cảm giác tồi tệ trong chớp nhoáng nhưng lại âm ỉ dẫn đến một tương lai u tối. Thay vào đó, những người hạnh phúc lựa chọn đối diện với khó khăn bằng lòng vị tha, sự thăng hoa, kiềm chế và sự hài hước. Đây là 4 kỹ năng đối phó với thất bại mà bạn nên học để có một cuộc sống tươi sáng.

6. Hãy cho đi

Chia sẻ là một cách để lan truyền hạnh phúc, dù ít hay nhiều. Bạn có thể chỉ là những người bạn tâm đầu ý hợp, nhưng cũng có thể trở thành một nhà tư vấn, cố vấn hay huấn luyện viên cho những người cần được chia sẻ.

Bạn có thể dành hết tuổi trẻ để xây dựng nền tảng cuộc sống vững chắc nhưng trong những năm sau, đừng ngần ngại để chia sẻ với người khác những gì bạn có và những gì bạn đã học được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Chúng ta ở đâu trên bản đồ “hạnh phúc”?

    19/03/2018Bích DiệpNgười dân sẽ hạnh phúc hơn khi họ cảm thấy, họ luôn được bảo vệ bởi pháp luật và trong cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu, công lý, lẽ phải luôn giành chiến thắng...
  • 6 bài học về hạnh phúc đích thực từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    10/10/2018Thu HoàiĐã đến lúc bạn cần hiểu những điều cơ bản nhất về hạnh phúc đích thực...
  • Tại sao người Việt Nam khó có thể hạnh phúc?

    28/05/2018Phó Đức TùngHiện nay, có nhiều thống kê cho rằng Việt Nam nằm ở bậc khá cao trên thế giới về hạnh phúc. Điều đó không khỏi dẫn tới tự mãn phần nào trong tư tưởng của nhiều người... Tuy nhiên, có mâu thuẫn nào đó giữa trình độ phát triển, nền kinh tế, trình độ văn hoá v.v. của Việt Nam trong tương quan với chỉ số hạnh phúc này.
  • Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: "Biết tự tại để sống hạnh phúc"

    13/05/2018Nhật Lệ (thực hiện)Không chỉ giỏi chữa bệnh, viết sách, làm thơ, vẽ tranh, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn được biết đến như một nhà tâm lý tài tình, hóm hỉnh... Những cuốn sách của ông gần như là những tạp bút ý vị, giàu tính triết lý mà dí dỏm, đầy tính nhân văn
  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • Hạnh phúc theo cách bạn chọn lựa!

    19/10/2017Diễn giả Quách Tuấn KhanhTừ bấy lâu, người phụ nữ Việt Nam vẫn được ca ngợi với đức tính cao cả: chịu thương chịu khó; là người mẹ, người vợ thầm lặng hi sinh tất cả, quên thân mình vì chồng con. Hình ảnh người phụ nữ nuôi tằm dệt tơ, bưng cơm rót nước cho chồng, thương yêu dạy dỗ con cái…
  • Triết lý sống của người Paris: Người hạnh phúc là người không có quá nhiều ham muốn

    05/04/2017An HòaNgười Paris luôn được thế giới biết đến là có phong thái lịch sự, văn hóa ăn mặc, giao tiếp đều rất trang trọng, lịch lãm… Ngay những ngôi nhà, bờ tường cũng thể hiện một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Nền văn hóa ấy phải chăng đã hình thành nên cả cách sống của người Paris?
  • Việt Nam xây dựng tiêu chí hạnh phúc: Đo kiểu Việt Nam

    30/03/2017Châu AnCó vẻ như người Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực quan hệ gia đình xã hội là chủ yếu, khác với phương Tây...
  • Hạnh phúc

    21/03/2017Nguyễn Trần BạtCon người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, công cụ mà loài người đã sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc là các quyền chính trị...
  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Talk: Sống Để Hạnh Phúc Hay Sống Để Tồn Tại?

    21/02/2017Sống để hạnh phúc hay Sống để tồn tại? Có lẽ đây là câu hỏi mà mỗi người ít nhất trong đời đã từng tự vấn mình nhưng không phải ai cũng tìm ra được đáp án khiến bản thân cảm thấy thỏa mãn...
  • Nay, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam là gì?

    21/02/2017Kỳ DuyênNay, hạnh phúc của dân tộc VN là gì? Nếu không phải là dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Hạnh phúc là được sống trong một XH lành mạnh, không tham nhũng, quản lý công khai, minh bạch gắn với những thang giá trị làm người, những thang giá trị văn hóa đích thực.
  • Vì hạnh phúc Người Việt: Cần cam kết một “khế ước văn minh”

    08/06/2014Võ Thị HảoSau một phần tư thế kỷ thực hiện chủ trương Đổi mới, thực hiện mở cửa, thể chế quản lý xã hội và sự đa phương hóa của chúng ta đã được cải thiện. Sự thay đổi này cũng có thể đánh giá như một hành vi khai sáng ban đầu được áp dụng ở tầm quốc gia...
  • xem toàn bộ