25 website chắc chắn sẽ làm bạn thông thái hơn

04:55 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Mười Hai, 2014

Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã khiến công cụ này thành một nguồn tri thức vô tận cho những ai biết tận dụng.

Thay vì dành toàn bộ thời gian cho Facebook, bạn có thể tìm hiểu 25 website dưới đây để học hỏi thêm được nhiều điều từ Internet một cách hoàn toàn miễn phí.


1. Code Cademy:


Bạn có thể học các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS hay Javascript với công cụ trực tuyến phong phú và mang tính tương tác cao Code Academy hoàn toàn miễn phí.

2. Coursera:


Với hơn 800 khóa học miễn phí phủ rộng nhiều đề tài khác nhau từ lịch sử Internet đến kỹ sư tài chính, Coursera có thể giúp bạn xây dựng kiến thức ở gần như bất cứ lĩnh vực nào.

3. edX:


Tương tự Coursera, edX cũng là nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều các khóa học từ nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới.

4. Digital Photography School:


Business Insider đánh giá sau khi đọc hết các bài viết trên Digital Photography School, kỹ năng nhiếp ảnh của bạn sẽ tăng lên đáng kể, kể cả khi bạn chỉ là một người mới tìm hiểu môn nghệ thuật này. Tại đây còn có cả một diễn đàn nơi bạn có thể kết nối với các nhiếp ảnh gia khác.

5. Duolingo:


Duolingo tạo cho người dùng một môi trường học ngoại ngữ tương tác theo đúng phương châm thân thiện "học mà chơi" để không tạo áp lực và gây nhàm chán. Những bài học mà Duolingo mang đến được đánh giá là mang tiêu chuẩn như những gì bạn có thể nhận được ở các lớp học chuyên nghiệp.

6. Factsie:


Trang Factsie mang đến cho người dùng ngẫu nhiên các sự thật về lịch sử hoặc khoa học mỗi lần truy cập. Đặc biệt là tất cả các kiến thức này đều được dẫn nguồn đầy đủ để bạn tìm hiểu thêm.

7. 30-Second MBA (Fast Company):


Được thiết kế dưới dạng các video ngắn, nhiều lời khuyên và bài học bổ ích từ những người thành đạt có thể được học hỏi thông qua chuyên mục 30-Second MBA của trang thông tin Fast Company.

8. FreeRice:


Vừa học từ mới, vừa làm việc tốt là sứ mệnh khiến FreeRice ra đời. Với mỗi một từ vựng học được và trả lời đúng trên website này, bạn đã góp 10 hạt gạo cho cuộc chiến chấm dứt nạn đói trên thế giới.

9. Gibbon:


Gibbon là một công cụ khác khiến Internet có thể trở thành một nơi tuyệt vời để học tập. Tại đây người dùng sẽ tạo các "playlist" bao gồm các bài học hoặc video về một lĩnh vực nào đó để chia sẻ.

10. Instructables:


Thông qua các đoạn video vui nhộn và các hướng dẫn đơn giản, bạn có thể học được cách làm rất nhiều thứ sau khi làm quen với Instructables. Bên cạnh học hỏi, người dùng cũng hoàn toàn có thể chia sẻ cách họ làm được những vật dụng thú vị với người dùng khác.

11. Investopedia:


Tại Investopedia, bạn có thể học được mọi thứ về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.

12. LearnVest:


LearnVest là một trang web tài chính cá nhân mang đến cho người dùng các thông tin, lớp học và các tài liệu có liên quan giúp bạn biết những điều cơ bản về cách quản lý tài chính hợp lý.

13. Khan Academy:


Không chỉ mang đến cơ hội được tiếp cận với kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, Khan Academy còn có các tính năng cho phép người dùng luyện tập và theo dõi các số liệu liên quan đến việc học của mình. Khan Academy được đánh giá là một công cụ tuyệt vời hoặc để củng cố những gì bạn đã biết hoặc để học thêm một điều mới mẻ nào đó.

14. Lifehacker:

Trên website hết sức thú vị này, bạn có thể tìm thấy nhiều thủ thuật, "bí kíp" hoặc các công cụ tải về có thể rất hữu ích trong cuộc sống.

15. Lumosity:

Lumosity có thể giúp bạn "huấn luyện" não bộ với nhiều trò chơi khoa học nhưng đậm chất vui nhộn. Người dùng có thể tạo ra các bài luyện tập phù hợp cho riêng mình để cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và theo dõi tiến trình phát triển.

16. MIT Open Courseware:

Bạn muốn trở thành sinh viên trường Đại học danh tiếng MIT? Hãy ghé thăm website này!

17. Powersearching with Google:

Kỹ năng tìm kiếm ngày một trở nên quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin và Powersearching with Google là một công cụ có thể giúp bạn làm chủ kỹ năng tìm bất cứ thứ gì với công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh này.

18. Quora:

Khi tham gia mạng xã hội Quora, bạn sẽ có cơ hội nhận được câu trả lời cho các thắc mắc của mình từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hoặc chỉ đơn thuần dạo quanh mạng xã hội này và đọc những gì mình bắt gặp cũng là đủ để bạn học hỏi thêm được nhiều điều.

19. Recipe Puppy:

Nhập vào tên tất cả những nguyên liệu bạn đang có trong bếp và công cụ tìm kiếm này sẽ mang đến cả danh sách dài các công thức nấu ăn bạn có thể làm với chúng.

20. Spreeder:

Bạn muốn đọc nhanh hơn? Hãy dán đoạn văn bản mình cần đọc vào Spreeder và để tiện ích này làm những điều còn lại cho bạn.

21. Stackoverflow:

StackOverFlow là một trang hỏi đáp hữu ích dành cho cộng đồng lập trình viên.

22. TedEd:

TedEd là một dự án nằm trong chương trình TED với phương châm truyền tải "những bài học đáng để sẻ chia". Theo đó, TedEd muốn làm khơi dậy sự tò mò của những học viên vòng quanh thế giới bằng cách tạo ra một thư viện các bài giảng được đánh giá cao.

23. Udemy:

Tương tự Coursera, Khan Academy hay edX, Udemy cũng là một nền tảng học trực tuyến. Người dùng ngoài ra còn có thể mở các lớp dạy học thông qua Udemy.

24. Unplug the TV:

Unplug the TV là một website thú vị mang đến cho bạn những video chứa nhiều thông tin hay.

25. VSauce (YouTube):

Kênh YouTube VSauce cung cấp cho người xem nhiều sự thật có thể làm bạn cảm thấy bất ngờ.

(Tham khảo: Business Insider)

Nguồn:Kênh 14
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Niêu Thạch Sanh thời công nghệ

    05/07/2016Minh ĐoànCó lẽ không sai nếu người ta ví von Internet là cái “niêu” không đáy của thế giới, hàng tỉ thông tin được “ủn” lên mỗi ngày chưa bao giờ làm nó bội thực. Tuy nhiên, cái niêu tập thể này đăng gặp phải nhiều tranh cãi…
  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Học tập là mục tiêu tự thân

    20/04/2018Đỗ Quốc Bảo. Việc cần thiết là phải xác định động cơ học tập đúng đắn. Các nhà giáo, trước khi dạy tri thức, rèn luyện kỹ năng, phải dạy cho người học biết rằng: Học tập là mục tiêu tự thân.
  • Không nên cầu dễ... trong học tập

    27/09/2016Vương Trí NhànĐối với một đất nước vừa ra khỏi chiến tranh như nước mình, để khắc phục một tình trạng lạc hậu đến đau xót, mà hàng ngày ai cũng cảm thấy - làm gì có con đường nào khác là phải bảo nhau khổ học, học cho nhanh chóng bằng người?!
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • 12 chuyện nhỏ về học tập

    05/09/2014Họa sĩ, nhà văn Lưu DungNếu đường đời có núi cao, có đồng bằng thì lúc hoang mang nhất là khi ở đồng bằng chứ không phải ở núi cao. Bởi khi trước mắt là núi cao, chúng ta chỉ phải lo nghĩ cách leo lên; còn khi ở giữa đồng bằng mênh mang, chúng ta lại phân vân không biết theo hướng nào...
  • Hỏi và Đáp - hai thao tác cơ bản trong học tập và nghiên cứu

    11/04/2014Bùi Quang MinhHỏi và Đáp là hai mặt căn bản của quá trình con người tư duy. Đứng trước những điều chưa biết, chưa hiểu, hay hiểu chưa chắc chắn, rất tự nhiên chúng ta đều tự đặt ra cho mình một hay nhiều câu hỏi...
  • Học tập, chế tác hay nhái?

    23/04/2010Thi Huỳnh (TP.HCM)“Đạo”, “nhái” gần như là chuyện chưa bao giờ nguội trong làng văn nghệ Việt Nam. Thời gian gần đây, khi chuyện “đạo nhạc” không còn khiến người ta phải giật mình nữa (có lẽ vì đã giật mình quá nhiều tới mức...quen?), thì lại đến hàng loạt các ý tưởng nghệ thuật bị khán giả “bóc mẽ” trên các diễn đàn.
  • Cách mạng học tập

    21/04/2010Cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề rất rộng, được thể hiện bằng văn phong báo chí, trình bày dễ hiểu, đồng thời nhiều ví dụ và số liệu cụ thể được cung cấp để người đọc có thể vận dụng cho mục đích cá nhân. Cuốn sách dành cho mọi độc giả: là giáo sư đại học, hoặc giáo viên mẫu giáo, là một người làm việc ở bất kì nghề nghiệp nào tới một học sinh phổ thông, là cô gái hay chàng trai trẻ, hoặc người nội trợ, hay bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
  • Hơn 50% sinh viên không… hứng thú học tập

    26/09/2008Mai MinhMột nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó, có không ít con số rất “giật mình”.
  • Sinh viên ta mắc bệnh thụ động trong học tập!

    01/01/1900Trương HiệuBước vào năm học mới 2003 – 2004, trên 100 sinh viên trường ĐH Nông lâm TP.HCM đành phải cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học từ ban giám hiệu trường. Không chỉ thế, trong năm học 2002 và 2001 trước đó, hàng ngàn sinh viên từ các trường ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM… cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên bị buộc thôi học, thầy Trần Đình Lý (trường ĐH Nông lâm TP.HCM) thẳng thắn nhận xét: “Trở ngại lớn nhất của sinh viên hiện nay là ý thức học tập quá thụ động!”. ...
  • xem toàn bộ