25 bài học đáng giá từ cụ ông sống gần một thế kỷ

07:42 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười, 2015

Cụ Andy Anderson là kho báu chứa đầy lời khuyên quý giá sau 99 năm trải nghiệm cuộc đời. Chưa một lần bước chân vào đại học, cụ vẫn quản lý thành công một chuỗi cửa hàng thực phẩm.

Sắp bước sang tuổi 100 vào tháng 5 tới, cụ ông người Mỹ không tỏ vẻ bận tâm về việc già đi. Ông cụ bảo mình thấy “vẫn ổn” và hào hứng học hỏi trải nghiệm mỗi ngày.

“Hiện tôi đã 99 tuổi nhưng vẫn tiếp tục học được nhiều điều mới mẻ mỗi ngày. Tuổi tác không chỉ là một con số khô khan, nó còn giống như một huân chương ghi dấu cho tất cả kỷ niệm tôi có trong đời”, cụ Andy chia sẻ.


99 năm nếm trải tất cả mọi cung bậc từ tình yêu, sự thành công cho tới mất mát và thất bại, cụ Andy vẫn một lòng tin vào “tình yêu sét đánh” và hào hứng cho việc học thêm điều mới mỗi ngày. Ảnh: PopSugar

99 năm nếm trải tất cả mọi cung bậc từ tình yêu, sự thành công cho tới mất mát và thất bại, ở vào tuổi xưa nay hiếm, cụ Andy vẫn một lòng tin vào “tình yêu sét đánh”. Bởi đó cũng là khởi đầu cho cuộc hôn nhân kéo dài gần 70 năm của cụ. Cụ ông gặp người phụ nữ đặc biệt ấy vào một ngày thứ bảy và rồi đám cưới diễn ra chóng vánh chỉ một tuần sau đó. Họ có với nhau 2 người con, nhận nuôi thêm một bé trai, gắn bó bên nhau cho tới khi cụ bà trút hơi thở từ biệt cuộc đời ở tuổi 67.

Đi suốt chặng dài cuộc đời, bài học quan trọng nhất cụ rút ra được là sự thiêng liêng của gia đình. “Gia đình vô cùng quý giá. Gia đình là điều có ảnh hưởng nhiều nhất đến bạn kể từ giây phút chào đời cho tới khi chết đi. Chính gia đình sẽ làm nên con người bạn”, ông cụ chiêm nghiệm.

Dưới đây là 25 bài học mà cụ ông 99 tuổi rút ra từ sự từng trải của mình. Những bài học tuyệt vời này đã truyền cảm hứng cho nhiều người về ý nghĩa của cuộc sống mỗi người được trao tặng.

1. Luôn giữ sự hài hước.

2. Đừng bao giờ nghĩ mình quá tốt nên không thể bắt đầu từ con số 0.

3. Hãy luyện tập thể thao mỗi ngày, dù bạn có thích hay không.

4. Không tiêu pha nhiều hơn số tiền kiếm được.

5. Uống nước cam mỗi ngày.

6. Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên không phải chỉ có trong truyện ngụ ngôn.

7. Có một công việc tồi còn hơn không có gì để làm.

8. Ăn hết phần ăn, đừng lãng phí thức ăn.

9. Gia đình là điều quý giá nhất bạn có trong đời.

10. Ăn xúc xích mỗi ngày - điều này có lợi cho bản thân.

11. Cuộc sống rất mong manh, và nếu không quan tâm tới bản thân mình, bạn sẽ dần bị phá hủy.

12. Đừng bao giờ sợ phải là chính mình.

13. Mọi người có quá nhiều quần áo. Mặc những gì mình có và đừng mua nhiều hơn.

14. Bạn phải biết cách tha thứ, dù lắm khi đây sẽ là thử thách rất khó khăn.

15. Tiết kiệm tiền bây giờ để dùng về sau.

16. Tình yêu không bao giờ là dễ dàng, đôi khi bạn phải dành rất nhiều tâm sức cho nó.

17. Luôn tìm kiếm niềm vui trong mọi tình huống.

18. Nếu phải đối diện với một khó khăn, đừng trì hoãn việc giải quyết. Nhưng nếu cuối cùng vẫn không có cách gì khả dĩ, tốt nhất là quên đi.

19. Chắc rằng bạn đang làm điều mình yêu thích, đừng sợ hãi theo đuổi ước mơ của riêng mình.

20. Giáo dục là rất quan trọng nhưng không phải bao giờ cũng cần thiết. Cuộc đời chính nó cũng đã là một trường học quý giá.

21. Khám phá thế giới của bạn và luôn tò mò.

22. Cố gắng không quan trọng hóa mọi việc.

23. Tên đầy đủ của tôi là William Bradford James Anderson, và chữ cái đầu (W) luôn nhắc nhớ tôi câu hỏi “Sao chỉ là một ai đó?”

24. Hãy hành động có suy xét và luôn cố gắng nghĩ ra câu trả lời hợp lý nhất cho mọi tình huống.

25. Cuộc sống là một món quà mà bạn phải là người mở. Những thứ bên trong sẽ dẫn đến hạnh phúc hay đau buồn? Tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận của chính bạn. Bạn là người có quyền năng ra quyết định cho chính mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bài học rèn nhân cách của người Việt xưa

    28/03/2019Chí MinhTôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật...
  • Triết lý về con người trong văn học dân gian Việt Nam

    04/12/2017NGƯT. Đặng HiểnTrong một cuộc chuyện phiếm, tôi nghe một ông trí thức nói: “Nông dân làm gì có triết học”. Tôi lấy làm lạ bèn về giở từ điển ra xem thì thấy định nghĩa: “Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là khoa học hợp nhất toàn thể trí thức con người về thế giới khách quan và về bản thân con người....”
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

    02/10/2017Diệu Linh (từ Ucraine)Khủng hoảng kinh tế là quy trình thông thường. Quan trọng là phải rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích...
  • Triết lý làm quan

    05/06/2017Võ Đắc KhôiTruyện Tam Quốc mô tả việc Lưu Bị phải ba lần đến mời, Khổng Minh mới chấp nhận về làm quân sư. Qua câu chuyện này, nhiều người ca ngợi Lưu Bị là người biết tôn sư trọng đạo, chiêu mộ nhân tài. Và câu chuyện cũng góp phần tô điểm cho tài danh của Khổng Minh, hẳn là người tài năng lỗi lạc mới được chiếu cố đặc biệt như thế.
  • Bi hài của triết lý

    12/06/2016Nguyễn Tất ThịnhMột vị giáo sư được xem là danh tiếng, cuối đời sự nghiệp đI đến đâu dù trên giảng đường hay lúc chuyện trò bông phèng, đều giả lả rằng: Khi còn trẻ thì thỉnh giáo linh tinh học, đến bây giờ thì đI giảng sinh sự học. Lớp trẻ cười thích thú với những điều ông nói về cuộc sống, quan hệ nhân quần rất mang màu sắc triết học...
  • Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển

    10/04/2016Cao Việt DũngNền giáo dục Việt Nam nơi đào tạo ra rất nhiều đứa trẻ được nuông chiều nhưng không thực sự được tôn trọng, tự tin vì rất nhiều thứ khác ngoài nền tảng kiến thức và bản lĩnh cá nhân, chắc chắn cần có các thay đổi. Lời gợi ý đúng đắn rất có thể sẽ đến từ những cuốn sách như thế này.
  • Bài học đường đời

    03/04/2016Nguyễn Tất ThịnhBằng hữu nói: chúng tớ có thú vui chụp ảnh, vẽ vời, chơi đàn…trước là cho mình thôi…thì sự viết của Bạn có lẽ cũng vậy, đi qua mọi sự đi, thích thì gõ vài dòng cho thư giãn, thoải mái tưởng tượng, giải phóng tư tưởng. Tôi đã vốn nghĩ : viết là một cách lao động ‘tải đạo đời’ ..lại nghĩ về cuộc sống với phương châm ‘truyền bá – reo rức – thức tỉnh’….
  • Bốn trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO?

    09/09/2014Vũ Cao ĐàmMột số nhà nghiên cứu cho rằng, nội dung “Bốn trụ cột” là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 chính là nội dung triết lý giáo dục của UNESCO. Nhưng có nhiều đồng nghiệp đọc xong “Bốn trụ cột” đó nghi ngờ: “Có phải như thế là triết lý giáo dục không?”...
  • Gọi tên triết lý giáo dục

    14/05/2014TS. Giáp Văn DươngTriết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ. Đây là cái sai nghiêm trọng nhất trong những cái sai của hệ thống giáo dục này.
  • Bài học nửa vời

    02/04/2016Trần Cao DuyênTrước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.
  • Bài học quý giá từ lá thư của người ông quá cố

    25/03/2014Thiên Thảo (theo HuffPost)"Đừng bao giờ nói với ai rằng cháu yêu họ khi sự thực không phải thế", ông James viết trong thư gửi cho các cháu chỉ vài tháng trước khi qua đời...
  • Triết lý giáo dục của người Việt

    02/11/2012Tống Văn CôngCách đây mấy thập kỷ, khi giáo dục bắt đầu lâm vào khủng hoảng, người ta cho phục hồi câu “tiên học lễ, hậu học văn”, một triết lý giáo dục của nho giáo từng được cả châu Á vận dụng, nhưng lần này đã không cứu vãn nỗi đà xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam...
  • Triết lý giáo dục

    24/02/2012Kim ĐịnhVấn đề giáo dục và văn hóa khỏi nói ai cũng nhận là quan trọng. Vì vậy ngoài bộ quốc gia giáo dục còn có nhiều hội nghị giáo dục cũng nhóm họp để tìm giải đáp cho những vấn đề liên hệ...
  • Bài học quyền con người, quyền công dân

    29/07/2011Bùi Quang MinhHiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người..." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm "... thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người..." ...
  • Học lại “một bài học"

    28/06/2011Nguyễn GiaỶ mạnh, hiếp yếu, lấy thịt đè người vốn là câu chuyện không lạ. Con sói độc đuối lý, nhưng nó biết rằng nó có nanh vuốt nên đủ sức làm hại chú cừu kia. Nhưng hãy nhớ, đó là “xã hội” của loài vật, của những loài ăn thịt tham lam, vốn chỉ quen với luật rừng.
  • Những bài học trả bằng nước mắt

    11/01/2011Ngô Minh thực hiệnỞ Huế, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là một người "chịu" đọc và thường có "phản ứng" nhanh trên mặt báo. Từ Hà Nội về, ông mang theo một cuốn sách cũ - Những con chim hồng hộc (NXB Phụ Nữ, Trần Đĩnh dịch) dày gần 500 trang...
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • xem toàn bộ