Nhà nước của dân, do dân, vì dân

09:03 SA @ Thứ Bảy - 09 Tháng Mười, 2010
Xem thêm:

Một Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân.


Bao nhiêu quyền hạn đều của dân!

Ngay từ năm 1927, trong tác phẩmĐường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm sao cách mệnh rồi thì chuyển giao cho cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc".

Sau khi nước ta giành được độc lập, Người khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước, của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là "công bộc" của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.

Nhưng có những "vị đại diện" đã lầm lẫn sự ủy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền... Chính cơn khát quyền lực ấy đã đẻ ra biết bao chuyện đau lòng mà Bác Hồ từng phê phán: "Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân".

Nhà nước do dân là nhà nước do dân chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ". Nghĩa là khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.



Cán bộ vừa là lãnh đạo vừa là đầy tớ của dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh..." Người viết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân".

Đến đây, nảy sinh mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với người cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền. Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là "cha mẹ dân", đè đầu cưỡi cổ dân.

Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ đã lật ngược mối quan hệ đó. Người nói: "Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng".

Bác Hồ nhiều lần kéo các quan chức từ hàng "dân chi phụ mẫu" xuống hàng đầy tớ. Hai chữ "đầy tớ" Người dùng gốc từ hai chữ "công bộc", vốn có nghĩa là người phục vụ chung của xã hội cũng là một cách dùng để chỉ hàng ngũ quan lại, dưới chính thể phong kiến hay tư sản đều có dùng, chứ không hề có ý miệt thị các chức vụ này.

Nhưng đối với cán bộ nhà nước, Bác Hồ không bao giờ chỉ nhấn mạnh một vế. Là người phục vụ, cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Người nói: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì Nhân dân không ai dẫn đường". Trong Di chúc, Người nhắc nhỏ cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Có ý kiến cho rằng: đã là đầy tớ thfi lãnh đạo sao được? Mới nghe qua tưởng như đây là một nghịch lý, nhưng thực ra không có gì mâu thuẫn. Phải hiểu ý Bác Hồ. Là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ... Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài... Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.

(Theo tài liệu của Hội đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Nếu tao là nhà nước…”

    26/11/2019Thảo HảoY., Tao mới đi rừng Cúc Phương về. Ðẹp kinh khủng. Cây to, lối mòn sạch, chim hót, ve ran, bướm bay từng đàn từng đàn, và không khí trong veo, mát lạnh như thể mày bôi dầu gió vào người rồi chạy xe máy vậy.
  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng “lãnh đạo”

    25/07/2010Minh BùiMột nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm
    một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi
    theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất
    chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan
    sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa...
  • Tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước

    31/05/2010Nguyễn Ngọc HàoBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước xét từ mối quan hệ “thuần khiết giữa hai giai cấp: giai cấp có tư liệu sản xuất và giai cấp không có tư liệu sản xuất, trong một xã hội “thuần khiết chỉ có hai giai cấp đó. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin, tác giả đã đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này để trao đổi với độc giả, với những ai quan tâm tới tính giai cấp, tính nhân dân của nhà nước và mối quan hệ của chúng.

  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Cần một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp

    10/06/2009TS. Nguyễn Sỹ PhươngNhân viên, quan chức chuyên nghiệp, công nghệ vận hành nhà nước hiện đại, không phải cứ chủ trương là có được, trong thế giới hiện đại, nó chỉ hình thành với một mô hình nhà nước pháp trị, vốn bắt buộc mọi nhân viên, quan chức, mọi cơ quan công quyền đều buộc phải và chỉ chịu sự điều chỉnh và chế tài của pháp luật. Những nhân viên, quan chức không hành xử đúng luật phải được đào thải thay thế, coi đó là một quy luật chọn lọc tự nhiên.
  • Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)

    21/05/2009Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, với văn phong hài hước sẽ giúp các cháu học sinh đồng nhất mình với các nhân vật được trình bày. Mà nhân vật ở đây chính là Quốc hội, các nhà hoạt động Nhà nước và cả Tổng thống nữa.
  • Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội

    16/10/2008Nguyễn Văn ThứcBài viết góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Theo tác giả, vai trò đó của Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: 1) Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội, 2) Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội, 3) Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

    01/01/1900Nguyễn NiênXã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.

  • Nhà nước làm đến đâu?

    26/09/2006Nguyễn Quang ATrên thế giới người ta tranh cãi nhiều vềNhà nước nên làm gì và làm đến đâu, tranh cãi về Nhà nước to, Nhà nước nhỏ. Chúng ta, những người Việt Nam đã sống nhiều chục năm dưới thời Nhà nước lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, miếng cơm manh áo. Chúng ta đã và vẫn quá ỷ lại vào Nhà nước. Cái gì chúng ta cũng đòi Nhà nước can thiệp, đòi Nhà nước phải lo, phảilàm. Vậy Nhà nước nên làm gì và làm đến đâu?
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • xem toàn bộ