10 điều rút ra từ truyện Tấm Cám

09:22 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Hai, 2016

Câu truyện cổ tích Tấm Cám sở dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với cái Ác!

Trong truyên cổ tích Tấm Cám ,hai tuyến nhân vật Thiện -Ác phân ra rất rõ rệt. Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám. đây là hai nhân vật luôn có những hành động áp bức,bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc ,những hành động độc ác mất hết tính người. Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện, cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh :mẹ mất sớm ,bố nhu nhược ,bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp!

Dưới đây là 10 điều thú vị được đút kết từ câu truyện Tấm Cám:

1. Nước mắt là vũ khí tối thượng của phụ nữ. Chỉ cần biết cách khóc, sẽ có người hiện ra giúp đỡ.

2. Những kẻ chỉ biết ăn mà ko biết phân biệt ai cho mình ăn, sẽ có kết cục thê thảm. Con cá bống là điển hình.



3. Đừng làm việc khi chưa được giá. Con gà chỉ bới xương nếu cho nó thóc.

4. Phụ nữ đẹp nhờ có quần áo, trang sức. Chỉ vì không có mấy thứ đó bảo đảm nên Tấm không dám đến hội.



5. Lỡ nhận lời mà không làm được việc phải kiếm đứa khác nhỏ hơn, thấp cấp hơn, đổ cho nó. Bụt bắt bầy chim lựa thóc.

6. Đừng tin lời đàn ông. Họ nói yêu mình chứ có người khác mặc đồ giống mình thì họ cũng chịu.



7. Đàn ông có thể cưới người con gái này nhưng trong lòng vẫn nghĩ đến người con gái khác.



8. Nếu có ai muốn đưa mình lên cao, hãy cẩn thận, coi chừng nó đứng dưới chặt cây cho té chết.



9. Tuyệt đối không cho chồng chơi chim lạ.



10. Nếu bị hại, hãy ghim ở đó, chờ khi đủ quyền lực hãy trả thù. Vì lúc còn là thường dân, giết người sẽ ở tù, còn khi là hoàng hậu, giết người thì thôi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Tuân, xuân 1957 kể chuyện cổ tích

    25/02/2018Đọc lại báo cũ đôi khi tìm được những cái hay hay, ví dụ như đọc lại tuần báo Tổ quốc (cơ quan của Đảng Xã hội Việt Nam đã thôi tồn tại từ 1989) số tết Đinh Dậu 1957, gặp được cái truyện rất ngắn của Nguyễn Tuân (1910 – 1987) trong đó ông nhà văn này kể lại một chuyện cổ tích về một cuộc thi nói láo. Tác phẩm này hầu như chưa được đưa vào mấy bộ tuyển tập, toàn tập của tác gia Nguyễn Tuân, cho nên sự gặp lại câu chuyện này cũng có thể tạm coi là chuyện phát hiện lại được một tác phẩm cơ hồ bị lãng quên đến dăm chục năm rồi.
  • Đại học Chicago: 100 năm và độc lập như cổ tích

    28/05/2015Phó Đức TùngNghe danh đại học Chicago đã lâu, với những trường phái kinh tế, xã hội học, nhân học, tâm lý học v.v. hàng đầu thế giới. Hôm nay mới được qua xem tận nơi. Rất tiếc là trời hơi mưa, không đi bộ được, nên chỉ ngồi trên xe lượn quanh một vòng...
  • Chuyện cổ tích thời đại số

    13/03/2014Sưu tầmChuyện cổ tích hiện đại kể rằng, ngày nay có một hoàng tử rất đẹp trai. Nhưng không may, chàng bị một bà phù thủy phù phép nên mỗi năm hoàng tử chỉ nói được một từ duy nhất. Vì thế, chàng rất buồn vì không nói chuyện được với ai. Cũng như mọi câu chuyện cổ tích, có hoàng tử thì sẽ có một nàng công chúa...
  • Câu chuyện cổ tích thứ nhất

    07/09/2013Lê HoàngNgày xửa ngày xưa, có một ông vua. Vua trị vì một đất nước bằng cách ngồi trong cung điện. Đến mức khi vua đang ngắm tranh, đọc thơ hay đo chiều rộng các gian phòng, có người hỏi: - Thánh thượng đang làm gì đấy?
  • Dịch giả Trần Hữu Kham viết cổ tích đời mình

    28/07/2007Mỹ LệDiễn tả hai bước ngoặt đời mình, anh dẫn lời đứa cháu: Một, khi anh mới bị mù - như chạm vào tận cùng sự bất lực - "Cậu Kham sao giống con heo quá! Suốt ngày cứ ăn rồi ngủ". Một, khi anh lấy vợ - lại ở trạng thái ngược lại - "Cậu Kham mà cũng lấy vợ hả? Sao giống chuyện cổ tích vậy?"...