10 điều nên học từ Albert Einstein

02:31 CH @ Chủ Nhật - 18 Tháng Mười Một, 2018

Tất cả những sự vĩ đại có khi được tạo nên từ những điều cực kì đơn giản trong cuộc sống.

1. Theo đuổi sự tò mò:

“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”
Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành công của ta đấy.

2. Tính kiên nhẫn là vô giá

“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!

3. Tập trung cho hiện tại:

“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm.
Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

4. Trí tưởng tượng là sức mạnh:

"Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.

5. Hãy mắc lỗi

“ Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.

6. Sống với hiện tại:

“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”

Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.

7. Sống có giá trị:

“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”

Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến.

Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người.

Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.

8. Đừng trông mong những kết quả khác:

“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”

Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.

9. Kiến thức là nhờ kinh nghiệm:

“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”

Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gì”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.

10. Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn:

“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”

Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này, thành công là của ta đấy !!!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Einstein - chiến sĩ vì hòa bình

    26/04/2019GS-TS Lê Minh TriếtNgày nay, không ít người cho rằng Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân là do sự ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 2/8/1939 khuyến cáo Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch dây chuyền urani dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Einstein và "đứa con của nông dân" nói về giáo dục

    13/02/2014Dù lĩnh vực khác nhau, ở hai tầm thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, và dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng cả hai bài viết đều bàn về dạy người. Đủ biết giáo dục vẫn luôn là mối bận tâm, là niềm day dứt mà thiết tha của con người, dẫu là nhà bác học hay đứa con của nông dân, khi trái đất vẫn tiếp tục sinh ra trẻ em.
  • Từ Newton đến Einstein

    19/11/2005Nguyễn Văn TrọngẢnh hưởng của hai thiên tài Newton và Einstein được thừa nhận là những thiên tài khoa học lớn lao nhất mà nhân loại từng biết đến. Đóng góp của các ông tạo nền móng cho tòa lâu đài vật lý học hiện đại và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều ngành khoa học khác. Các thành tựu khoa học đã dẫn đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • xem toàn bộ