Xuất bản cuốn "Phạm Quỳnh - con người và thời gian"

08:07 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Mười Hai, 2011
Nhà xuất bản Thanh Niên vừa xuất bản cuốn “PHẠM QUỲNH - con người và thời gian” do Khúc Hà Linh viết, sách được nộp lưu chiểu tháng 6/2010

Sách gồm 8 chương :

  • Chương 1- Hoa Đường. đât cố hương, giới thiệu về quê hương Phạm Quỳnh.
  • Chương 2- Họ Phạm ở Hoa Đường, giới thiệu về dòng họ của Ông
  • Chương 3- Số phận một con người, giới thiệu về cuộc đời Ông
  • Chương 4- Phạm Quỳnh và Tạp chí Nam Phong, nói về văn nghiệp của Phạm Quỳnh và tâm huyết của ông trong việc phát triển chữ Quốc ngữ.
  • Chương 5-Phạm Quỳnh giữa đường đời, nói về gia đình ông
  • Chương 6- Bước đường hoạn lộ, nói về thời kỳ làm quan từ tháng 11/1932 đến tháng 3/1945 khi ông rời khỏi chính phủ Trần Trọng Kim
  • Chương 7- Những ngày ở ẩn, từ sau đảo chính Nhật 9/3/1945 đến khi ông mất 6/9/1945, những nỗi niềm và những trăn trở của ông khi làm quan, cái chết của Phạm Quỳnh.

Tác giả (Khúc Hà Linh) dành nhiều công phu tìm kiếm tư liệu, dành rất nhiều tình cảm với Phạm Quỳnh và gia đình ông, để hoàn thanh một cuốn sách giàu thông tin nhưng ngắn gọn, mạch lạc, về một nhân vật của lịch sử, một nhà văn, một học giả họ Phạm, đã gây súc động cho người đọc. Khúc Hà Linh đã góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về Phạm Quỳnh, về “một cuộc đời đầy sóng gió và chịu nhiều búa rìu dư luận, nghiệt ngã. Những cuộc tranh luận, phẩm bình về ông rất trái ngược nhau như hai mảng tối sáng trong một bức tranh thủy mặc”. Đây là cuốn sách viết riêng về Phạm Quỳnh được xuất bản chính thức đầu tiên trong hệ thống xuất bản của Nhà nước. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sach với bà con trong dòng tộc.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    25/03/2018Vương Trí NhànKhi một người có hoạt động thực sự trên lĩnh vực văn hoá, trở thành có đóng góp về văn hoá, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước. Ấy là niềm tin đến với chúng tôi khi lần giở lại Nam Phong. Nó cũng là nhân tố giúp chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quỳnh...
  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    11/08/2010Vương Trí NhànTừ Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch qua Phan Chu Trinh và các nhà nho hoạt động cho Ðông Kinh Nghĩa Thục, trong giới trí thức - thường gọi là các sĩ phu - của nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thấy nổi lên một loạt người có cách nhìn khác đi so với cách giải quyết thông thường các vấn đề xã hội.
  • Nhà chính trị và nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892- 1945)

    02/12/2009GS. NGND Trần Thanh ĐạmHơn 60 năm nay, ông là một câu hỏi lớn, một mối hồ nghi trong dư luận và nhận thức của bao nhiêu người ở bên này bên kia chiến tuyến. Giằng xé đó làm cho vấn đề Phạm Quỳnh càng trở nên rắc rối, phức tạp thêm. Cách mạng khó giải thích, thanh minh, phản cách mạng muốn khai thác, lợi dụng. Nỗi đau của gia đình ngày càng lớn vì sự oan khuất của ông.
  • Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932

    08/08/2009Cái văn bản Phạm Quỳnh mấy chục năm qua đã thoát hình hài trần thế để được thoả sức yêu cái đẹp thiên giới, nơi đó không còn triết học và thực dụng, không còn lo âu và toan tính, không còn ảo tượng và vỡ mộng. Văn bản đó sẽ để lại trong lòng người những tác phẩm như thế nào đây? Điều đó hoàn toàn là của riêng bạn đọc. Mấy lời giới thiệu phiến diện này cũng chỉ là một trong vô vàn tác phẩm mà thôi.
  • Phạm Quỳnh: Ngọn gió Nam

    15/07/2009Đỗ Lai ThúyNam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây. Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh.
  • Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký

    28/04/2009Đặng Hoàng Oanh...một loạt tác phẩm của Phạm Quỳnh, từ Th­ượng Chi văn tập, Luận giải văn học và triết học, M­ười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí cho đến Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 đã “tái xuất”, đến tay độc giả. Tuy chừng đó cũng cho thấy sự phong phú trong sự nghiệp tr­ước tác của một học giả một thời lừng lẫy và cũng một thời từng chịu nhiều tai tiếng. Đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng về Phạm Quỳnh, công việc đó đòi hỏi nỗ lực, thái độ công tâm và khoa học của nhiều ngư­ời...
  • Lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh

    21/04/2009Thạc sĩ Trần Văn ToànPhạm Quỳnh chính là tác gia lí luận và phê bình quan trọng nhất của văn học giao thời, và vì thế cũng là một trong những người mở đầu cho loại hình người viết lí luận và phê bình trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà. Sau ông, chỉ mãi đến 1929 ta mới thấy xuất hiện Phan Khôi, Trịnh Đình Rư nhưng những cây bút thực sự chuyên sâu - chuyên nghiệp thì phải tính từ mốc 1931 với Thiếu Sơn và sau đó là một loạt những gương mặt của Lê Thanh, Trương Tửu, Thái Phỉ, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan... Đó là một thực tế mà độ lùi của thời gian đã giúp ta có được sự điềm tĩnh cần thiết để có được một thức nhận và biện giải thật sự khách quan.
  • xem toàn bộ