Ngũ hành nhịp điệu sáng tạo

02:07 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Giêng, 2009

Tên sách: Ngũ hành nhịp điệu sáng tạo
Tác giả: Thu San Nguyễn Thế Hùng
NXB: VH-TT
Năm xuất bản: 2008
Số trang: 152
Khổ sách: 13x19cm

Mục lục

Lời giới thiệu
Chương I: Lý thuyết Ngũ Hành
1.1 Tại sao cái gì cũng được gắn với Ngũ hành
1.2 Nghiên cứu về thở
1.3 Khái quát một số đặc tính của Ngũ hành

Chương II: Những nhịp điệu trong tự nhiên
2.1 Nhịp điệu của hòn đá
2.2. Nhịp điệu của trái cây
2.3 Nhịp điệu của con chim
2.4 Nhịp điệu của con người
2.5 Thô và tinh trong nhịp điệu tích/tản
2.6 Tích tản của một tập hợp người

Chương III: Phật – Nho – Lão
3.1 Không và sắc trong Phật giáo
3.2 Tam giáo đồng hành tại Việt Nam
3.2.1 Thực hành triết lý cơ bản của Phật giáo
3.2.2 Thực hành những lời khuyên của Khổng Tử
3.2.3 Đạo Lão
3.2.4 Sự đồng hành của Phật – Nho – Lão tại Việt Nam

Chương IV
: Vật lý học hiện đại
4.1 Học thuyết tương đối rộng của Einstein
4.2 Vật lý nội nguyên tử
4.2.1 Những hạt cơ bản đã tìm thấy
4.2.2 Sự tồn tại một loại “ Hạt cơ sở mới”
4.3 Lực hấp dẫn

Chương V
: Bản thể luận
5.1 Bản thể luận
5.2 Tâm một cơ quan tích tản siêu đẳng

Chương VI
: Sự phát triển
6.1 Sự phát triển con người
6.2 Sự phát triển của một vùng

Tài liệu tham khảo


Lời giới thiệu

Học thuyết Ngũ hành có thể xuất phát từ một nền văn hóa lớn như Trung Hoa, cũng có thể xuất phát từ Việt Nam, nơi sản sinh truyền thuyết Thánh Gióng. Học thuyết này kết hợp với học thuyết Âm Dương, có thể cho phép chúng ta đi sâu vào nhiều vấn đề quan trọng của nhận thức. Trước hết ta thấy cái nhịp điệu tích/tản (hai hành đầu tiên trong Ngũ hành) có mặt khắp nơi, từ sự thở của con người đến sự nóng lạnh của đời sống chính trị, từ sự tích tụ dày mãi của lớp khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu, đến các dao động ở nội nguyên tử… Cái nhịp điệu phổ quát ấy là hai thành: tích vào là hành Kim, tản ra là hành Thủy. Trong tập sách mỏng trước, cuốn Ngũ hành và khoa học - NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2007, chúng tôi đã trình bày một cách giản lược về Ngũ hành theo quan điểm mới và ứng dụng nó để nghiên cứu một số vấn đề về xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam. Trong tập này chúng tôi đào sâu hai hành Kim và Thủy, gọi nó là nhịp điệu tích/tản, để nghiên cứu một số vấn đề mang tính cơ bản và sâu sắc hơn.

Chương I, chúng tôi giới thiệu lại các định nghĩa cơ bản của Ngũ hành, để các bạn chưa đọc cuốn đầu có thể theo dõi mà không lẫn về khái niệm. Theo các định nghĩa “động” về Ngũ hành chúng ta có thể xem truyền thuyết Thánh Gióng gồm năm đoạn và “ngộ đoán” rằng tổ tiên dân tộc Việt Nam là một trong những tộc người nhận biết sớm nhất về quy luật Ngũ hành.

Chương II, chúng tôi phân tích hai hành Kim/Thủy, tức nhịp điệu tích/tản trong giới tự nhiên và con người. Qua đó nhận thấy mọi vật thể "trong tự nhiên đều có nhịp điệu tích vào/tản ra, hay “thở”. Hơn nữa, những cấu trúc càng phức tạp thì càng có nhiều nhịp thở “đặc sắc”. Thở sẽ sinh sáng tạo, vì còn thở là còn sống. Có lẽ các nhà khí công, các nhà yoga, các thiền sư nữa, họ đã nhờ vào phép luyện thở trung gian (thở không khí) mà điều khiển được thứ trường nhịp điệu tích/tản trường tế vi) và thở thông tin (nhịp điệu tích/tản thông tin). Vì vậy họ có quyền năng vô biên chăng?

Chương III, Chương này trả lời một cách bình dân thế nào là không và sắc, hữu và vô, những khái niệm nền tảng của Phật giáo. Tiếp theo, vẫn dùng Ngũ hành, đặc biệt hai hành Kim và Thủy, chúng tôi phân tích quá trình tích/tản trong ba đạo lớn ở Việt Nam là Nho - Lão - Phật, giải thích vì sao ba đạo ấy lại có thể đồng hành với nhau trong tâm của chỉ một con người. Sự đồng hành ba đạo lớn trong một con người làm nên cốt cách tâm hồn Việt Nam, vừa nhân ái, vừa trí tuệ, tại rất dũng mạnh.

Chương IV, Tập trung nghiên cứu về Vật !ý học hiện đại. Trước hết chúng tôi lướt qua một số khập khiễng trong hai thuyết lớn nhất của Vật lý học hiện đại là cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng của Einstein, đề xuất mô hình về nhịp điệu co giãn vĩ đại của vũ trụ. Nhịp co giãn vũ trụ ấy là nền tảng cho tất cả các nhịp điệu khác, và cũng là cơ sở của sự hài hòa, sự đồng bộ, sự sinh khắc của muôn vàn nhịp điệu khác. Sau đó chúng tôi trình bày, trên cơ sở nhịp điệu tích/tản của Ngũ hành, một dự đoán về sự tồn tại của một loại hạt cơ bản mới. Hạt này được xem là nền tảng cấu tạo mọi loại vật chất trong vũ trụ.

Chương V. Tổng hợp tất cả các kiến giải trong các chương trên để đề xuất một định nghĩa mang tính trực cảm về bản thể vũ trụ. Một cách ngắn gọn chúng tôi đưa ra trả lời cho các câu hỏi về bản thể luận, như Tồn tại là gì? Con người là gì? Cái gì là chung nhất cho mọi tồn tại? Cuối cùng, quay lại với cuộc sống thực tế trên đất Việt Nam chúng tôi đưa ra vài nhận xét về con TÂM. Vì cha ông ta thường khuyên bảo hãy hành động theo lương tâm, hơn nữa ngày nay nhiều người cũng treo chữ TÂM trên tường. Họ thờ chữ TÂM hay họ treo một bức tranh thư pháp cho đẹp nhà?

Chương VI, ứng dụng nguyên lý tích/tản để nghiên cứu về sự phát triển con người và về sự phát triển của một vùng kinh tế. Chương này đề cập đến các kỹ năng cần thiết mà một người phải rèn luyện để tự mình phát triển chính mình, vì không ai có thể phát triển thay cho cá nhân, nếu anh ta không tự lực. Mở rộng ra, muốn phát triển một vùng kinh tế phải dựa vào những năng lượng nội tại của vùng ấy. Năng lượng nội tại chỉ có thể thông qua một quá trình tích/tản một cách khéo léo, bền bỉ và thông minh. Sự điều khiển quan trọng nhất cho một vùng có thể phát triển trong điều kiện hội nhập chính là sự điều khiển dòng tiền tệ tích vào và tản ra khỏi vùng ấy. Nếu người làm chủ sự tích/tản tiền tệ là các tác nhân bên ngoài thì vùng này sẽ không có độc lập kinh tế, do đó dần dần sẽ mất các quyền độc lập khác còn quan trọng hơn.

Vì sách này mỏng nhưng lại đề cập đến nhiều vấn đề nóng, biết sức mình có hạn, nên cuối mỗi chương chúng tôi đều có một số câu hỏi thảo luận. Chúng tôi hy vọng thông qua các thảo luận ấy vấn đề có thể sáng sủa hơn, và đặc biệt nhờ thảo luận mỗi người chúng ta đều có thể ứng dụng môn Ngũ hành một cách dễ dàng. Hơn nữa, thông qua thảo luận chúng tôi cũng sẽ thấy các sai lầm của mình, vì vậy chúng tôi xin bày tỏ trước sự biết ơn đến các độc giả về các thảo luận đó.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn cũ và mới, cả các bạn ở rất xa, đã động viên chúng tôi trong quá trình biên soạn cuốn sách này . Đặc biệt cám ơn GS-TS Trần Đình Trí đã có các phản biện rất sắc bén và chân thành. Chúng tôi cũng xin cảm ơn KS Lương Thanh Tịnh và Cử nhân Tống Võ Lệ Hà đã đọc bản thảo, sửa chữa, và góp các ý kiến quý báu.

Hà Nội, mùa hè năm Mậu Tý

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngũ hành và khoa học

    09/11/2015PhD. Nguyễn Thế HùngHọc thuyết Ngũ Hành có vài ngàn năm tuổi. Cái tuổi đó được xem là bền vững. Nhưng Học thuyết ấy rất huyền bí, bị khoa học hiện đại xem là nhảm nhí, đôi khi phản khoa học nữa. Thực tế, chúng ta đang quay lưng lại với Ngũ Hành và quay lưng lại với một "khái niệm văn hóa đã và đang bền vững"...
  • Giáo dục và Ngũ hành

    11/07/2008Thu San Nguyễn Thế HùngTừ phương diện tổng thể xã hội, chúng ta còn có thể so sánh đại học với một số mô hình khác, chẳng hạn theo mô hình Ngũ hành...
  • Luận thêm về thuyết Ngũ hành

    19/06/2008PhD. Nguyễn Thế HùngMột cách tự nhiên nhất và khoa học nhất chúng ta có thể hỏi: Tại sao cổ nhân cứ qui các vật, các khái niệm trên đời này về Ngũ hành? Tại sao phép gán đó lại có thể là chỗ dựa cho các tư duy? Tại sao thầy thuốc dùng Ngũ hành lại có thể chẩn bệnh chính xác, chữa bệnh hiệu quả?
  • Thuyết âm dương - ngũ hành trong “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác

    11/05/2007Đoàn Quang ThọThuyết âm dương - Ngũ hành sau khi vào Việt Nam đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng hết sức sáng tạo trong thực tiễn. Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết âm dương - ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh,gồm 28 tập, 66 quyển.