Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên

09:32 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Giêng, 2008

Lời nói đầu

Việc xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn đặt ra yêu cầu phải xuất phát từ mô hình nhân cách nào đó trên cơ sở làm rõ hiện trạng và xu hướng phát triển nhân cách phù hợp với những điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Mô hình này tuy đã được xác định từng bước qua những kết quả nghiên cứu của các Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX-07 "Con người là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội" (1991-1995), KHXH - 04 "Phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (1996-2000), nhưng mới chỉ là bước đầu và chưa đề cập tới vấn đề con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2001 - 2020.

Trong bối cảnh đó, mục đích nghiên cứu của đề tài KX05 - 07 là điều tra đo đạc những đặc điểm giá trị nhân cách của một số tầng lớp người Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra những nhận định làm cơ sở cho những kiến nghị, giải pháp đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế. So với các đề tài trước, đề tài KX05.07 có đặc trưng độc đáo là lần đầu tiên những người nghiên cứu đã áp dụng phương pháp đo đạc tâm lý đang thịnh hành nhất trên thế giới NEO PI-R có sửa chữa và bổ sung cho phù hợp với mục tiêu của đề tài và thực tế của Việt Nam, góp phần đưa nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực này tiếp cận hội nhập được với thế giới. Hơn nữa ngoài số lượng mẫu điều tra đo đạc lớn (trên 5000 người) trong nước, lần đầu tiên đề tài cũng đã thực hiện việc điều tra với 450 người Việt Nam định cư ở nước ngoài qua thư điện tử khiến cho kết quả nghiên cứu phong phú hơn và cũng mở ra một hướng mới trong phương pháp điều tra ứng dụng kỹ thuật tin học, khắc phục những hạn chế về tài chính, không gian và thời gian.

Kết quả đo đạc điều tra nhân cách của một khối lượng lớn số mẫu đại diện cho các tầng lớp người Việt Nam (học sinh, sinh viên, nông dân, công nhân, giáo viên, trí thức, doanh nhân) và một số điển hình thành đạt đã tạo cơ sở rút ra những nhận định chung về mặt mạnh, mặt yếu của người Việt Nam hiện nay. Có thể nói hiện trạng và xu thế phát triển nhân cách của thế hệ trẻ ngày nay mang một tiềm năng tâm lực rất phong phú sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhưng vẫn còn một số điểm cần khắc phục, cần giải phóng mọi tiềm năng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng người, cộng đồng và xã hội.
Trên đây là một phần thành quả nghiên cứu của đề tài KX05 - 07, với việc lần đầu tiên đưa vào áp dụng phương pháp trắc nghiệm tâm lý thịnh hành trên thế giới. Hy vọng kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo bổ ích cho nhiều bạn đọc. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự góp ý phê bình của bạn đọc.


Mục lục

Lời nói đầu

Chương I: Cơ sở lý luận
I. Chủ nghĩa Mác - Phương pháp luận nghiên cứu con người
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và nhân cách con người Việt Nam
III. Nghiên cứu nhân cách người Việt Nam
IV. Vài nét về tình hình nghiên cứu con người đầu thế kỷ XXI
V. Quan niệm về con người: Khái niệm con người, cá thể, cá nhân, nhân cách
VI. Cách tiếp cận nghiên cứu nhân cách
VII. Khái niệm giá trị
VIII. Giá trị nhân cách
IX. Về nhân cách theo định hướng XHCN

Chương II: Phương pháp nghiên cứu

A. Trắc nghiệm điều tra nhân cách NEO PI-R
I. Thuyết 5 nhân tố lớn của nhân cách
II. Trắc nghiệm NEO PI-R
III. Thích nghi, bổ sung trắc nghiệm nhân cách NEO PI-R vào Việt Nam
IV. Tổ chức điều tra thử để thử nghiệm công cụ
V. Độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm NEO PI-R có điều chỉnh và bổ sung
VI. Tiến hành trắc nghiệm

B. Phương pháp phỏng vấn sâu
I. Đối tượng phỏng vấn
II. Phương pháp phỏng vấn

C. Điều tra giá trị người Việt Nam định cư ở nước ngoài
I. Điều tra diện rộng
II. Điều tra diện hẹp

D. Tổng hợp số lượng nghiệm thể và địa bàn điều tra

E. Cách tính (Xử lý số liệu)
I. Một số thuật ngữ dùng trong thống kê
II. Trắc nghiệm giá trị nhân cách NEO PI-R

Chương III: Kết quả nghiên cứu

A. Kết quả nghiên cứu nhân cách qua trắc nghiệm
I. Kết quả nghiên cứu nhân cách học sinh
II. Kết quả nghiên cứu nhân cách sinh viên
III. Kết quả nghiên cứu nhân cách lao động trẻ
IV. Một số nhận định chung từ kết quả trắc nghiệm

B. Kết quả nghiên cứu nhân cách qua phỏng vấn sâu
I. Trường hợp doanh nhân thành đạt
II. Trường hợp trí thức thành đạt
III. Trường hợp nông dân thành đạt
IV. Điểm mạnh, điểm yếu của người lao động thành đạt
V. Một số nhận xét về các điển hình lao động thành đạt

C. Kết quả nghiên cứu định hướng giá trị người Việt ở nước ngoài
I. Điều tra diện rộng
II. Kết quả điều tra diện hẹp
III. Một số nhận xét về định hướng giá trị của người Việt Nam ở nước ngoài

Chương IV: Nhận xét và kiến nghị

I. Vài nhận xét chung về giá trị của các nghiệm thể
II. Kiến nghị, giải pháp giáo dục, xây dựng và phát triển con người Việt Nam

LinkedInPinterestCập nhật lúc: