Sức mạnh của toàn tâm toàn ý

03:29 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Chín, 2009

Tên sách: Sức mạnh của toàn tâm toàn ý
Tác giả: Jim Loehr - Tony Schwartz
Dịch giả: Đỗ Kiện Ảnh
Phát hành: Công ty Sách Alpha – NXB Lao động – Xã hội
Năm phát hành: 2009
Số trang: 359
Khổ sách: 13x20.5cm


Khác với nhiều cuốn sách trong chủ đề self – help, Sức mạnh toàn tâm toàn ý của hai tác giả Jim Loehr và Tony Schwartz không đưa ra những tình huống khái quát, mà trình bày dưới những dẫn chứng cụ thể được nâng lên thành mô hình, để bạn đọc tìm thấy mình trong những kiểu người như thế. Nó thú vị, bởi người ta sẽ nhận ra được rất nhiều điểm tương thích của bản thân mình với những con người được liệt kê trong cuốn sách, tìm thấy sự gần gũi, tương đồng giữa những con người thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay Việt Nam.

Ngay trang đầu cuốn sách, các tác giả đã khẳng định: chính quản trị năng lượng chứ không phải (quản trị) thời gian mới là yếu tố then chốt để mỗi người đạt hiệu suất cao và tái tạo sinh lực cá nhân. Nhưng quản trị năng lượng không đơn thuần tập trung vào năng lượng thể chất, mà quan trọng không kém, thậm chí trong nhiều trường hợp, có sức mạnh gấp trăm lần, chính là năng lượng tinh thần, trí tuệ và tình cảm. Các dòng năng lượng đó tồn tại song song, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Để đạt hiệu suất cao và duy trì chúng lâu dài, việc rèn luyện bản thân không thể thiên lệch sang dạng năng lượng nào, tùy từng trường hợp mà phát huy mỗi nguồn năng lượng nhiều hơn hay ít hơn.

Cách thức hai tác giả đưa ra để gợi ý mỗi người rèn luyện nhằm nâng cao nguồn năng lực cá nhân rất thú vị, đó là việc mỗi người tự đặt ra các câu hỏi và trả lời (Bản Kế hoạch phát triển cá nhân được đăng tải cuối cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tìm ra, hiểu rõ vấn đề của mình hơn). Chẳng hạn như:

- Hãy tưởng tượng vào lúc cuộc đời mãn chiều xế bóng, bạn thấy 3 bài học nào là quan trọng nhất mà bạn học được và tại sao chúng lại quan trọng đến thế?
- Hãy nghĩ đến người nào đó mà bạn rất kính trọng. Hãy tả lại 3 tính cách của người đó mà bạn mến mộ nhất.
- Câu đề tặng nào mà bạn mong muốn được thấy trên mộ chí của bạn có thể lột tả được chính con người thực của bạn khi còn sống?

Không phải là những câu hỏi trực diện, đại loại: vấn đề của bạn là gì, bạn có mất thời gian làm những việc vô ích không, bạn có thể làm gì để cải thiện chúng; từ đó đưa ra những lời khuyên chung chung, như: bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý, làm việc a, b,c trước việc x,y,z… Bằng kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực tâm lý giáo dục, nghiên cứu hơn 80 vận động viên hàng đầu thế giới như Pete Sampras, Monica Seles, Jim Courier, v.v…, các tác giả xem xét tỉ mẩn, thấu đáo từng trường hợp một, mỗi con người là một trường hợp riêng, có những khó khăn, hạn chế và ưu điểm riêng. Chẳng hạn Bruce là một người quá nghiện công việc, đến nỗi không thể tìm được sự cân bằng giữa công việc và đời sống; Frank lại là một người dễ cáu giận và thô bạo, không có khả năng chịu được áp lực; Erica là một luật sự rất thành đạt, nhưng rào cản hiệu suất của chị lại nằm ở việc chị quá khắt khe với người khác và thường lo lắng đến kết quả công việc; hoặc có những người lại rơi vào trạng thái hời hợt với người khác, ít quan tâm đến xúc cảm của người xung quanh, sống khiên cưỡng, không tìm được niềm vui trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, v.v… Cho dù mỗi cá nhân là một trường hợp riêng lẻ, nhưng cách thức luyện tập lại được thu vào một vấn đề chung bao trùm: Mục đích trong cuộc sống của bạn là gì?

Khi đã xác định được mục tiêu cuộc sống (thành công trong công việc, được sống bên người mình yêu thương, được người khác kính trọng về trí tuệ và phẩm chất; sống đạo đức, vị tha, v.v…), mỗi người sẽ tìm được cách thức để đi tới mục đích cao nhất của cuộc đời.

Ngày nay, cuộc sống quá sức bận rộn, công việc quá tải, thiếu thốn về mặt trao đổi tình cảm dẫn con người đi đến suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc sau những nỗ lực quá sức, và sự chán chường cũng như nỗi thất vọng, cô đơn, bực bội với bản thân và người khác, đến mức chính mình không nhận ra con người hiện tại này là mình nữa. Nếu lâm vào tình trạng như vậy, hãy dừng lại, tự hỏi bản thân mình, đâu là điều quan trọng nhất với bạn? Từ đó, cố gắng tập trung bản thân để thực hiện thật tốt điều mà ta trân trọng đó. Sự thay đổi không đến ngay lập tức. Bạn không thể thay đổi được những thói quen cố hữu - những thói quen ảnh hưởng rất xấu đến hiệu suất làm việc và sự trao đổi tình cảm với người khác, chỉ trong một vài ngày. Điều quan trọng, là hãy kiên nhẫn hết sức, thực hiện từng bước thay đổi một, theo chu trình đều đặn, và động lực chính là lòng mong mỏi đạt tới hạnh phúc với những gì ta trân trọng nhất. Sau những câu chuyện mà hai tác giả đưa ra trong từng trang sách, người đọc nhận ra rằng: rốt cùng, mục đích cao nhất của con người là lòng mong mỏi sống cuộc đời hạnh phúc bên những người mình yêu thương. Những cố gắng trong công việc, lòng vị tha, đức kiên nhẫn… là động cơ, là nền tảng để ta vươn tới hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Sức mạnh của toàn tâm toàn ý là một câu chuyện cảm động được viết ra, dành cho những ai mong mỏi cuộc sống của mình và người xung quanh tốt đẹp hơn, khỏe khoắn, trí tuệ và đầy yêu thương.


Mục lục

Phần 1: Động lực của sự toàn tâm toàn ý

1. Năng lượng chứ không phải thời gian – mới là Nguồn lực quý giá nất
2. Cuộc đời rệu ra của Roger B
3. Nhịp điệu của hiệu suát cao: Cân bằng giữa căng thẳng và hồi phục
4. Năng lượng thể chất: Tiếp thêm nhiên liệu
5. Năng lượng tình cảm: Biến nguy cơ thành thử thách
6. Năng lượng trí tuệ: Tập trung đúng mức và Lạc quan có cơ sở
7. Năng lượng tinh thần: Người có mục đích sống

Phần II: Phương pháp luyện tập

8. Xác định mục đích: Nguyên tắc Chuyên tâm
9. Đối diện với thực tế: Bạn đang quản trị năng lượng của mình ra sao?
10. Bắt tay vào hành động : Sức mạnh của những thói quen tích cực
11. Cuộc đời được chấn chỉnh lại của Roger B

Tài liệu nguồn

Tóm lược phương pháp luyện tập Toàn tâm toàn ý
Các động lực – năng lượng của tổ chức
Những chiến lược quản trị năng lượng thể chất quan trọng nhất
Đôi lời về các tác giả

Nguồn:Alphabooks
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm đúng việc tốt hơn là làm việc đúng

    01/05/2019Trong một đợt tập huấn về quản lý thời gian cá nhân để nâng cao hiệu quả công việc, một giám đốc dự án đã rất bực bội khi thấy kết quả kiểm tra không như mong đợi. Các nhân viên xuất sắc nhất của ông không đạt kết quả cao về tính hiệu quả trong quản lý thời gian....
  • Sức mạnh của sự tập trung

    11/09/2013Jack Canfield - Mark Victor Hansen - Les HewittGuồng quay liên tục của cuộc sống khiến chúng ta dường như chao đảo và căng lên như dây đàn. Hàng ngày, luôn có một núi công việc chờ chúng ta giải quyết, từ việc học tập kinh doanh, họp hành, gặp gỡ đối tác... cho đến những công việc nhỏ lẻ và vụn vặt trong gia đình như rửa bát, dọn dẹp, nấu ăn... Không chỉ vậy, trong thế giới đầy cạnh tranh và thay đổi chóng mặt ngày nay, nếu bạn không tạo được sự khác biệt và xuất sắc hơn người khác, bạn sẽ không thể thành công và có được nguồn tài chính đảm bảo.
  • Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công

    07/09/2009TS Nguyễn Chí ThuậtChúng ta đang sống trong thời đại đầu óc bị phân tán thường xuyên do rất nhiều thứ xung quanh. Phân tán tư tưởng ngăn cản chúng ta trong học tập, làm giảm khả năng phát triển bản thân, nhưng trước hết những lời khẳng định của giáo sư Mihaly Csikszentmihalyi, nguyên trưởng khoa tâm lý học, Đại học Chicago (Mỹ), mất năng lực kiểm soát năng lượng tâm lý cản trở ta cảm nhận sự sung sướng đích thực, cảm nhận hạnh phúc đích thực. Vì vậy, năng lực tập trung đầu óc ngày nay có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết.
  • Tìm kiếm sự cân bằng hợp lý

    08/05/2006Ngọc Lan ChiCái gì làm cho cây trồng sinh trưởng tốt? Đó là các yêu cầu như lượng nước vừa đủ, ánh nắng mặt trời, phân bón, sự chăm sóc của con người. Quá nhiều nước hoặc ít chăm sóc, hay thiếu ánh sáng mặt trời sẽ có tác động tiêu cực đến cây trồng...
  • Những thành phần chủ yếu của tâm lý

    01/04/2006Lê Vân LongHoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy...

  • Chương 3. Phong cách khoa học trong học tập

    14/07/2005
  • Chương 2. Phong cách khoa học trong lao động

    14/07/2005
  • xem toàn bộ