Cuộc cách mạng tâm lý Gnosis

Sao Mai dịch
10:14 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Giêng, 2009

Lời nhà xuất bản

Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển gần như đột biến, lượng của cải vật chất được sản xuất mỗi lúc một nhiều, giá rẻ và vô cùng tiện lợi, khiến cho con người dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy của những tiện nghi vật chất.

Vào gần cuối thế kỷ XX, xuất hiện một hiện tượng, mà các triết gia đặt cho nó cái tên là "Chủ nghĩa tiêu dùng". Ở đó, những khát vọng vật chất tiện nghi của con người mỗi lúc một tăng, khiến cho con người khổ sở vì sự mua bán tiện nghi, gần như một thứ nô lệ của đồ đạc.

Gnosis là một trào lưu triết học - tôn giáo - xuất hiện ở phương Tây từ thế kỷ XX, đã sớm cảnh báo con người về những vấn đề trên. Hiện nay, có thể nói, thế giới là một thị trường với các siêu thị mọc lên như nấm, cổ vũ con người đua tranh mua sắm hàng tiêu dùng, và không dứt ra được vì vừa mua xong đã cũ, lại phải mua tiếp như một thứ luân hồi không lối thoát.

Samael Aun Weor là người sáng lập Gnosis có tính cận đạn. Chìa khóa của Gnosis mà ông đưa ra, thứ nhất là bí mật của giới tính và thứ hai là theo điều này sẽ làm cho tâm lý sạch sẽ (Work mang tính tâm lý).

Trước những năm 60, ông bắt đầu viết sách. Các sách của ông đã viết được dịch sang nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Nhật...

Gnosis theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "sự hiểu biết". Hiểu biết để làm chủ mình, để con người là con người, không bị lôi kéo theo những khát vọng tầm thường, khiến con người trở thành công cụ, nhằm theo đuổi tiện nghi vật chất. Triết lý phương Đông có câu "Biết đủ thì đủ". Đúng vậy, không biết đủ thì có thừa thãi vẫn là thiếu. Thiếu thì sinh ra thèm khát, để mỗi lúc càng thiếu hơn.

Hy vọng cuốn sách này giúp bạn đọc có những sự hiểu biết về tâm lý, để "biết đủ thì đủ". Tuy nhiên, gọi là "Cuộc cách mạng" thì nghe có vẻ to tát, nhưng nếu cho rằng "Tự mình chiến thắng chính mình" là chiến thắng vĩ đại nhất, thì gọi là "Cuộc cách mạng" cũng không sai.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Mục lục

Chương 1. Các cấp độ tinh thần
Chương 2. Cầu thang tuyệt vời
Chương 3. Cuộc cách mạng mang tính tâm lý
Chương 4. Essence (Hồn)
Chương 5. Kiện bản thân mình
Chương 6. Nhân sinh (Cuộc đời của con người)
Chương 7. Trạng thái bên trong
Chương 8. Trạng thái tâm lý nhầm lẫn
Chương 9. Quá trình có tính diễn biến cá nhân
Chương 10. Các loại Ego (bản ngã) khác nhau
Chương 11. Ego thân ái
Chương 12. Sự thay đổi mang tính gốc rễ
Chương 13. Việc quan sát, việc bị quan sát
Chương 14. Tư duy Negative
Chương 15. Cá tính
Chương 16. Kinh về sinh mệnh
Chương 17. Vật sáng tạo có tính máy móc = con người
Chương 18. Thức ăn siêu thực chất (Bánh mỳ)
Chương 19. Chủ nhà tốt
Chương 20. Hai thế giới
Chương 21. Quan sát bản thân
Chương 22. Chuyện gẫu
Chương 23. Thế giới của những mối quan hệ
Chương 24. Bài hát tâm lý
Chương 25. Hồi quy và sự lặp đi lặp lại
Chương 26. Ý thức của đứa trẻ
Chương 27. Người thu thuế và kẻ đạo đức giả
Chương 28. Ý chí
Chương 29. Cắt cổ
Chương 30. Trọng tâm có tính lâu dài
Chương 31. Esotenic work của Gnosis (Công việc mang tính bí truyền)
Chương 32. Những cầu nguyện trong công việc có tính tâm lý

Chương 1. Các cấp độ tinh thần

1. Chúng ta là ai, từ đâu đến, rồi sẽ đi đâu và sống vì cái gì?

2. Chúng ta là những Intellectual animal (động vật có lý tính) khốn khổ bị nhầm lẫn và được gọi là "Con người" cũng không biết ngay cả sự thực là: ta không những không biết rằng mình bất lực mà thậm chí cũng không biết điều đó.

3. Khó cứu chữa hơn nữa là trạng thái thực sự kỳ dị và khó khăn mà hiện tại chúng ta đang bị đặt vào. Chúng ta cũng không biết về nguyên nhân của tất cả các bi kịch của chúng ta mà lại tin chắc và không nghi ngờ rằng chúng ta biết tất cả.

4. Hãy thử dẫn một người - "động vật có lý trí" này, hơn nữa là người tự phụ rằng mình là người có quyền lực, ví dụ như là đến sa mạc Sahara và quan sát từ trên cao xem anh ta sẽ làm gì?

5. Không phải là không có gì để nói. Sự thật sẽ chứng minh cho điều đó một cách tự nhiên. "Loài người có tri thức dù có tự cao cho rằng mình mạnh mẽ đến bao nhiêu, tin rằng cái đầu của mình thông minh hơn loài động vật bao nhiêu thì thực tế lại cực kỳ kém cỏi bấy nhiêu.

6. Một trăm phần trăm "Động vật có lý tính" đều ngu đần, cho dù có nghĩ rằng mình giỏi đến đâu thì sau khi học xong mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, rồi tốt nghiệp đại học thì cũng chỉ được mọi người gọi là những ông bố chuẩn mực chứ không thể thay đổi được việc mình vẫn là một kẻ xuẩn ngốc.

7. Ngay cả những người có học thức, tế nhị, có chức tước và giàu có nếu chỉ hơi đau dạ dày một chút thôi là bị rơi ngay vào trạng thái tinh thần khốn khổ, cảm thấy ủ rũ, bất hạnh. Như vậy cuối cùng chúng ta lại là những con người bất hạnh và khốn khổ như đã nói ở trên.

8. Từ quan điểm này nếu ta nhìn lại lịch sử thế giới, có thể chúng ta sẽ nhận thấy rằng so với con người chưa được khai hóa thời xa xưa, chúng ta ngày nay chẳng thay đổi gì cả, không những không tiến hóa thêm mà ngược lại còn thoái hóa đi.

9. Tất cả những việc buôn bán, chiến tranh, mại dâm, suy đồi về giới, ma túy, nghiện rượu, những hành vi ghê tởm vượt quá sức tưởng tượng và vô số những tội ác cực kỳ ghê rợn vô nhân đạo... tồn tại trong thế kỷ 20 này đều phản ánh cái tinh thần của loài người chúng ta, nên cho dù có nhầm lẫn đi chăng nữa thì cái gọi là "Phồn vinh" cũng không phải là những cái như chúng ta đã gọi.

10. Quan niệm cho rằng theo thời gian vạn vật sẽ tiến hóa hơn thực sự là một quan niệm ngu ngốc. Thật đáng tiếc, những học giả "có học thức mà lại vô tri" ấy vẫn bị trói buộc với lý thuyết đã định của Thuyết tiến hóa*).

*)Là học thuyết sinh học được nhà sinh học người Anh Darwin hệ thống dựa trên cuốn "Nguồn gốc muôn loài" (1859). Trong đó cho rằng các sinh vật nguyên thủy đã tiến hóa rất nhiều để cho ra đời nhiều sinh vật cao cấp hơn. Thông thường, các phe phái đi vào giải thích đời sống sinh hoạt xã hội và sinh hoạt tinh thần theo tư tưởng học thuyết này được gọi là phe Tiến hóa chủ nghĩa.

11. Những trang sử đen tối của nhân loại muôn đời không thay đổi, nó bị nhuốm màu của tội ác xấu xa và chiến tranh bi thảm. Tuy nhiên, "con người siêu văn minh" của ngày nay không nghi ngờ mà tin chắc rằng chiến tranh... là điều thứ yếu, là sự cố mang tính nhất thời và không liên quan gì với văn minh hiện đại cả.

12. Điều quan trọng là cách tồn tại của mỗi chúng ta. Chúng ta - kẻ thì nghiện rượu, có người lại kiêng rượu, có người chính trực thì cũng có kẻ không biết nhục nhã.

13. Công chúng là một tập thể của cá nhân. Cách tồn tại của mỗi cá nhân là cách tồn tại của cả tập thể và quyết định cách tồn tại của chính phủ. Mặt khác, tập thể là phóng đại của cá nhân. Sẽ không thể có sự biến đổi của xã hội và quốc dân nếu không có sự thay đổi của từng cá nhân.

14. Trong xã hội của chúng ta tồn tại nhiều tầng lớp khác nhau: nhà tôn giáo, gái mại dâm, thương nhân, nông dân... Cùng với nó, các cấp độ tinh thần bên trong mỗi chúng ta cũng khác nhau.

15. Cái dáng vẻ bản chất của chúng ta là sự cao quý hay nhỏ nhen, liêm khiết hay quỷ quyệt, ôn hòa hay quê mùa, trinh tiết hay đầy gợi dục... Tùy vào sự khác nhau trong cấp độ tinh thần đó mà mỗi cá nhân có thể tập hợp được những hoàn cảnh đa dạng quanh mình.

16. Nếu là người đầy dục tính, thường thì anh ta sẽ đòi những trò háo sắc, có lẽ đôi khi thậm chí gây ra cả những bi kịch của sự dâm đãng vô độ. Nếu là người thích rượu, tất nhiên họ sẽ đòi rượu, họ sẽ ghé vào quán bar hoặc quán rượu. Đó là một điều rõ ràng.

17. Ví dụ như người cho vay nặng lãi thì sẽ kéo theo điều gì? Là người ích kỷ (egoist) chăng? Phải chăng sẽ nhận sự đố kỵ, hận thù từ người khác? Rốt cuộc, cuối cùng có lẽ sẽ là nhà tù hay rủi ro.

18. Dù nói rằng như vậy nhưng những người mệt mỏi do vất vả, đã nếm nhiều đắng cay của cuộc đời thì họ đang mong ước thay đổi điều gì đó. Họ mong muốn thay đổi trang đời của chính mình.

19. Hỡi những con người đáng thương, cho dù các bạn ước muốn đổi đời, bạn không biết được phương thức thay đổi nó. Bạn không biết thay đổi cuộc đời bằng cách gì và theo các bước như thế nào. Hoàn toàn là trạng thái không có lối thoát.

20. Việc xảy ra hôm qua thì hôm nay vẫn xảy ra, ngày hôm sau vẫn tiếp tục mà không rút ra bài học. Thậm chí bao lần phạm những sai lầm giống nhau và trải qua nhiều năm, con người vẫn không học được bài học cuộc đời.

21. Mọi việc cứ lặp đi lặp lại trong cuộc đời. Nói giống nhau, làm như nhau, đau buồn vì những việc giống nhau. Liệu sự lặp đi lặp lại của những vở kịch, những màn bi, hài kịch nhàm chán thế này còn tiếp tục đến bao giờ?

22. Nó sẽ vẫn tiếp diễn, bên trong chúng ta còn tồn tại những yếu tố không mong đợi như: sự giận dữ, tham vọng, ham nhục, đố kỵ, tự phụ, lười nhác, háu ăn...

23. Những tiêu chuẩn về mặt đạo đức của chúng ta, nói chính xác là cấp độ (tiêu chuẩn) tinh thần của chúng ta hiện tại đang ở mức nào?

24. Trong những cấp độ tinh thần này không thay đổi thì những màn kịch bi thảm, những cảnh rủi ro sẽ mãi mãi lặp lại. Bởi vì không thể khác, tất cả sự việc xảy ra quanh ta chính là sự phản ánh cấp độ tinh thần bên trong chúng ta.

25. Chúng ta có thể quả quyết rằng "Bên ngoài là phản ánh của bên trong". Chỉ khi con người thay đổi về mặt bên trong, và sự thay đổi đó là mang tính triệt để thì đó là lần đầu tiên hoàn cảnh, cuộc sống xung quanh của người đó đạt được sự thay đổi.

26. Mới đây (năm 1974), chúng ta đã thử quan sát những kẻ đã tùy tiện xâm nhập vùng đất của người khác. Ở Mexico, những kẻ này được biết đến với cái tên thông tục "đội lính dù" **). Gần nhà tác giả cũng có vô số "đội lính dù" xâm nhập, nên ông có thể quan sát rất sát.

**)Sở dĩ có tên gọi này là do người ta không biết những kẻ này từ đâu tới. Từ sau những năm 1970 họ tự động dựng những nhà nhỏ tồi tàn bằng gỗ và tấm lợp bằng kẽm trên những khu đất trống để sống mà không được cho phép. Họ là những người dân từ nông thôn du nhập lên thành thị.

27. Nghèo - tuyệt nhiên không phải là điều xấu. Đó cũng không phải là điều gì quan trọng. Cái quan trọng là cấp độ tinh thần.

28. Những người này cãi cọ, say xỉn, chửi bới nhau hàng ngày, đôi khi còn tàn sát lẫn nhau. Nhữn căn nhà tồi tàn mà họ sống, theo đúng nghĩa từng chữ, tràn ngập sự hận thù.

29. Tác giả đã nghĩ suy rất nhiều lần. Nếu một người trong số những người như thế có thể loại bỏ được từ bên trong anh ta các tính hận thù, giận dữ, hoang dâm vô độ, men rượu, nói xấu, sự tàn bạo, tính ích kỷ, sự vu khống, đố kỵ, tự phụ, thì đương nhiên, có lẽ anh ta sẽ gần với loại người khác hẳn với anh ta hiện nay. Một cách đơn thuần, chỉ vơi những quy luật của tính đồng cảm trong tâm lý - ngưu tầm ngưu, mã tầm mã - thì anh ta có thể quen biết được những người đã được thanh tao về tinh thần, nhờ đó, có thể thay đổi được cuộc sống cho anh ta cả về mặt kinh tế và xã hội.

30. Làm như vậy, anh ta mới có thể ra khỏi căn nhà bẩn thỉu và đầy thù hận như dưới cống ngầm ấy.

31. Nếu như chúng ta thật sự muốn đổi đời một cách triệt để thì trước tiên, bước thứ nhất, tất cả chúng ta không phân biệt màu da trắng, đen hay vàng, vô học hay có học thức đều cần phải lý giải sự khác biệt của các cấp độ tinh thần.

32. Cấp độ tinh thần thực sự có ở đâu, chúng ta đã có lần nào thử nghĩ về vấn đề này chưa? Nếu không biết cấp độ tinh thần của chính mình trước thì ta không thể chuyển nó sang cấp độ khác được.

Chương 2. Cầu thang tuyệt vời

1. Trước tiên, con người phải khao khát thoát ra khỏi cuộc sống chán ngắt và đơn điệu, khỏi cuộc đời mang tính máy móc và nhàm chán, khao khát một sự thay đổi thực sự.

2. Để làm được điều đó, cái đầu tiên ta phải lý giải rõ là: tất cả các tầng lớp, cho dù là tầng lớp trung lưu, tầng lớp lao động, kẻ giàu hay người nghèo đều có cấp độ tinh thần riêng của mỗi người.

3. Cấp độ tinh thần của kẻ nghiện rượu đương nhiên khác với người kiêng rượu, cấp độ tinh thần của những cô gái điếm khác với cấp độ tinh thần của các trinh nữ, đây là một sự thật hiển nhiên, không thể phản bác được.

4. Trong chương 2 này, ta hãy thử tưởng tượng đến cái cầu thang dài, từ thấp đến cao, ở đó có vô số bậc thang.

5. Chúng ta đang ở vị trí nào đó trong vô số nấc thang này. Có những người ở bậc thang dưới bậc thang của chúng ta, và cũng có những người ở bậc thang trên bậc thang của chúng ta.

6. Trên đường vuông góc này, ta có thể nhìn thấy cấp độ tinh thần của tất cả mọi người, việc mỗi người đang ở mỗi vị trí khác nhau là rõ ràng.

7. Con người ấy, ngoại hình đẹp hay xấu thực sự không liên quan. Tất nhiên tuổi tác cũng không phải là vấn đề.

8. Ở đây, vấn đề thời gian như con người được sinh ra, trưởng thành, kết hôn, có con, già đi rồi chết là vấn đề được giới hạn trên đường nằm ngang.

9. Trên "Cầu thang tuyệt vời", có nghĩa là trên đường vuông góc này không bao hàm khái niệm về thời gian. Trên cầu thang này chỉ tồn tại các cấp độ tinh thần của mỗi người.

10. Cái hy vọng máy móc rằng thời gian càng trôi đi con người càng tiến bộ, thật đáng tiếc là chẳng giúp ích gì cho chúng ta được. Tổ tiên chúng ta trước đây cũng đã nghĩ như vậy. Tuy nhiên, thực tế là những điều ngược lại đang được chứng minh.

11. Điều quan trọng là cấp độ tinh thần, là chiếc cầu thang thẳng đứng, và mỗi người ở một bậc thang, và có khả năng leo lên bậc thang cao hơn.

12. Chính cái đó là "Cầu thang tuyệt vời". Từng bậc, từng bậc của nó là các cấp độ tinh thần khác nhau và rõ ràng là không liên quan gì đến thời gian trên đường nằm ngang.

13. Liên tục không dừng, ngay phía trên chúng ta có cấp độ trên, không phải là thứ tồn tại trong tương lai của đường nằm ngang xa xăm, mà tồn tại ở ngay địa điểm hiện tại này, và đường thẳng này sẽ tồn tại trong bản thân chúng ta.

14. Rõ ràng, để ai cũng có thể hiểu, hai đường "đường nằm ngang" và "đường vuông góc" này, từng giây từng phút, sẽ giao nhau và tạo nên một hình chữ thập trong tâm lý bên trong chúng ta.

15. *Nhân cách (Personality) được phát triển và tiến triển trên đường nằm ngang của đời người, nó được sinh ra và kết thúc trong khoảng thời gian trên đường đó. Nói tóm lại, nhân cách là thứ sẽ chết, không có tương lai cho nhân cách của người đã chết. Nhân cách không phải là hồn.

*)Biểu hiện nhân cách được hình thành nhờ vào ảnh hưởng của hoàn cảnh, gia đình, nhà trường, đất nước từ lúc được sinh ra. Đó là những hành động, biểu hiện, bầu không khí mang tính bề mặt nhất của con người.

16. Bản thân hồn không phụ thuộc vào thời gian, theo đó cũng không liên quan gì đến đường nằm ngang. Hồn, hiện giờ đang nằm trên đường vuông góc bên trong bản thân chúng ta. Chắc chắn không có người nào lại đi tìm hồn (là nguồn gốc của sự tồn tại) của bản thân ở bên ngoài mình cả.

17. Nếu như vậy, có lẽ bạn sẽ thấy rõ việc sau: Các đánh giá về thế giới vật chất nằm bên ngoài chúng ta như chức tước, học vị, sự thăng tiến... nhất định không trở thành những đánh giá về hồn để có thể leo lên cấp độ tinh thần.

Chương 3. Cuộc cách mạng mang tính tâm lý

1. Đến đây chúng tôi muốn các bạn nhớ đến "Điểm" mang tính toán học, vẫn tồn tại trong mỗi chúng ta.

2. "Điểm" này tuyệt nhiên không phải là những việc tồn tại trong quá khứ, nhưng cũng không phải là cái có trong tương lai. Những người cho rằng muốn phát hiện "Điểm" thần bí này sẽ phải tìm ngay bây giờ, ở chỗ hiện tại này mặt trong chính bản thân chúng ta. "Bây giờ" không phải là một giây trước đó, cũng không phải là một giây sau đó.

3. "Điểm" này A là tiếp điểm của đường vuông góc và đường nằm ngang, tạo thành hình chữ thập (+) thần thánh. Nói vậy có nghĩa là chúng ta từng giây từng phút bị bắt buộc đứng trước hai con đường: đường vuông góc và đường nằm ngang.

4. Con đường của đường nằm ngang, nói chung, là con đường tầm thường, rõ ràng là đại đa số con người đi bộ mà thậm chí không nhận ra sự tồn tại của đường vuông góc.

5. Đường vuông góc khác với đường nằm ngang. Đó là con đường của những nhà cách mạng, là con đường của những người phản nghịch có sự hiểu biết.

6. Khi các bạn cho rằng quyết không quên bản thân mình, khi bạn nỗ lực muốn làm mất các khuyết điểm của mìnhbằng cách nào đó, khi bạn nhìn một cách khách quan những nỗi khổ đau của thế giới vật chất, thì lúc đó bạn đã bắt đầu đi trên con đường vuông góc.

7. Chắc chắn rằng việc không đánh mất bản thân mình trong trạng thái u ám Negative, trong rất nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như: buôn bán, vay nợ, chi trả... là điều không dễ dàng.

8. Đối với những người thất nghiệp đã đánh mất việc làm vì một lý do nào đó, thì việc không lo lắng tới thu nhập và nhìn một cách khách quan các vấn đề xảy ra đối với mình là khó đến mức đáng kinh ngạc.

9. Những con người đang khổ đau, những con người đang khóc lóc, chịu sự phản bội của người khác, hành vi vong ân bội nghĩa, bị vu khống, bị lừa dối, những người ở trong vòng xoáy của các vấn đề đó đang bị chôn vùi trong những vấn đề và quên mất bản thân. Một cách hoàn toàn, họ nhìn đồng nhất các bi kịch đạo đức bên ngoài với bản thân mình. Họ không nhớ ra sự tồn tại của hồn trong chính mình.

10. Việc tác động vào bản thân là cơ sở để ta leo cao trên con đường vung góc. Nếu ta không tác động vào bản thân thì cho dù là bất cứ ai thì chúng ta cũng không thể bước đi trên con đường của các nhà Cách mạng vĩ đại này.

11. Sự tác động tức là Công việc (Work) mà chúng ta muốn nói đến ở đây chỉ những điều về mặt tâm lý. Đó là sự biến hóa và sự thay đổi của một loạt trong chốc lát và chúng ta cần phải học việc sống một cách chân thực từng giây từng phút.

12. Ví dụ, những người đã mất hy vọng trong các vấn đề nào đó, dù là vấn đề mang tính tình chảm, mang tính kinh tế hay mang tính chính trị, thì rõ ràng là họ đang quên mất chính bản thân mình.

13. Ở trường hợp này bạn dừng lại trong một chốc với ý nghĩ "Xin đợi một chút", bạn quan sát tình huống của mình và cố gắng lấy lại bản thân mình. Và hử cố gắng lý giải ý nghĩa của hành động và thái độ của mình. Những nỗ lực này đều là Công việc (Work).

14. Nếu bạn thử suy nghĩ một cách bình tĩnh đến điều đó dù chỉ một chút thôi, bạn sẽ lý giải được một điều là mọi thứ đều sẽ trôi đi. Nếu chúng ta thử chết một lần, nếu thử nghĩ rằng mọi phù phiếm trong thế giới đều tiêu tan như tro bụi thì chính cuộc đời mới thật là trống rỗng và hão huyền.

15. Thậm chí nếu hiểu được rằng một vấn đề, thực ra cũng đơn giản như đốt một chiếc chiếu cói, nó có thể sẽ tắt ngay, thì dù chỉ có thế, có lẽ ta sẽ thấy tình hình sẽ thay đổi. Việc làm cho các phản ứng máy móc của con người biến đổi là có thể dựa vào sự đối chiếu có tính lý luận và sự phán đoán bình tĩnh.

16. Rõ ràng là con người sẽ phản ứng một cách máy móc trước các loại sự việc của cuộc đời. Hỡi những con người đáng thương, thường khi được ai đó nịnh nọt vài lời, hẳn chúng ta sẽ thấy ngây ngất, và cũng đau đớn lắm nếu bị làm cho xấu hổ. Nếu bị chửi thì chửi lại. Nếu bị gây thương tổn thì cũng trả lại bằng thương tổn. Ta không thể được tự do dù chỉ là một lần. Vui buồn, hy vọng hay thất vọng đều theo đúng suy nghĩ của người khác.

17. Những người mà đi trên con đường nằm ngang giống y như một nhạc cụ. Vì khi đó sẽ vang lên âm thanh mà người khác gẩy nên.

18. Những người học việc thay đổi những phản ứng có tính máy móc này, trên thực tế, có thể nói rằng họ đã bước vào con đường vuông góc.

19. Đây là những thay đổi có tính cơ bản trong cấp độ tinh thần của chúng ta, là sự khởi đầu tuyệt vời của "Cuộc cách mạng mang tính tâm lý".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạnh phúc là nhìn thấy điểm dừng

    20/10/2014Đỗ Phương TiếnKết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực kinh tế học, tâm lý, khoa học thần kinh, xã hội học, triết học và chính sách xã hội, giáo sư kinh tế tại Đại học kinh tế London Richard Layard đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Bàn về Tự do

    09/01/2011Bùi Văn Nam SơnCuốn sách đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội. Toàn bộ nội dung tác phẩm Bàn về tự do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh

    20/01/2009Trần Văn ĐìnhMục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất. Khoa học và tôn giáo được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Điều này dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.
  • Tôi là ai?

    03/12/2008Hùng AnhHiện nay chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI và càng ngày càng có nhiều người đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Nhiều người luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình và với các bậc thầy của mình “Tôi là ai?” “Tôi từ đâu đến?” “Tôi sẽ đi về đâu?”. Càng gặp khó khăn, càng gặp hoạn nạn con người càng cố tìm đến các thế lực siêu hình, tìm những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn vốn đã được quan tâm bấy lâu nay.
  • Những cạm bẫy tư duy

    06/08/2008Chúng ta thường vắt kiệt sức mình vào việc theo đuổi những phiền toái không mang lại giá trị gì cho mình, bất kể chúng có thể gây ra vấn đề gì. Những phiền toái vô ích này chính là những chiếc bẫy tư duy. Chúng hoàn toàn gây mệt mỏi và lãng phí thời gian...
  • Nghĩ từ trái tim

    23/02/2008Bác sĩ Đỗ Hồng NgọcTrái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn "điên cái đầu"...
  • Thực nghiệm tâm linh

    12/10/2007R.TagoreGiới thiệu hai luận văn tôn giáo - triết học Thực nghiệm tâm linh và Tôn giáo của một nghệ sĩ, chúng tôi muốn bạn đọc, một mặt, tiếp cận được với vấn đề tâm linh nói chung và tâm linh ấn Độ nói riêng đang trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay và, mặt khác, qua đó nắm được ngọn nguồn nghệ thuật của Tagore để từ đó có một cách đọc khác về ông. Tagore viết về triết học mà như viết về nghệ thuật, viết một cách nghệ thuật...
  • Đọc “Dòng đời”

    18/12/2006Cao Huy ThuầnLần đầu tiên, văn học Việt Nam có một tiểu thuyết đồ sộ, dựng lên cả một xã hội ba mươi năm hậu chiến với đủ khía cạnh văn hóa, chính trị, kinh tế, đưa ra những bộ mặt tiêu biểu của đủ giai tầng xã hội mới cũ, vẽ lên một bức tranh hoạt họa linh động, bi hài. Phải vừa là chuyên gia, vừa là nhà văn mới viết được một truyện dài như thế, lý sự thâm hậu xen kẽ với tình tiết tài hoa...
  • Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì?

    01/02/2006Phạm Anh TuấnCó lẽ những quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. Chính nhờ những lần tán ngẫu nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống. Sự yên lặng và quân bình dường như đều tập trung ở đây, bên ly cà phê với bạn chúng ta đã học được những gì?
  • Quyển sách của cuộc đời

    04/01/2006Lê Tuyên biên dịchMột tác phẩm nổi tiếng của Krishnamurti (1895 – 1986) người Ấn Độ. Ông được giáo dục tại Anh và đã truyền giảng tư tưởng triết lý của mình trên khắp thế giới. Ông được xếp vào một trong số năm vị thánh của thế kỷ XX...

  • xem toàn bộ