Nhiệt tình không cứu nổi sự dốt nát

07:25 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Ba, 2016

Ngày xưa, sự dốt nát chủ yếu là kết quả của chính sách ngu dân của đế quốc Pháp, là kết quả tự nhiên của sự nghèo đói do chính sách bần cùng hóa của các tầng lớp thống trị.

Ngày nay, Đảng ta, Nhà nước ta đang áp dụng mọi chính sách, mọi biện pháp để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài như phổ cập giáo dục, cử học sinh đi du học, cử cán bộ chuyên gia đi nghiên cứu ở nước ngoài, đẩy mạnh mọi hoạt động văn hóa (phát thanh, truyền hình, sinh hoạt câu lạc bộ sách báo, sân khấu, điện ảnh...)

Việc học tập, trau dồi khả năng không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ. Sự dốt nát sẽ gây đau khổ, làm thiệt thòi nhiều mặt cho bản thân, không hòa nhập được với cuộc sống trí tuệ của thời đại mà còn có tội với gia đình, với cộng đồng, với đất nước.


Chân lý vốn giản đơn, nhận ra chân lý lại không đơn giản

Chân lý không khác là sự thật, là hiện thực khách quan. Chân lý vốn đơn giản như vậy thôi; chỉ có điều là nó tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nó chỉ bước vào nhận thức con người thông qua một quá trình tư duy nghiêm túc, đúng đắn, có phương pháp.

Chân lý vốn giản đơn nhưng có phải ai cũng nhận ra được chân lý dễ dàng, đó là chưa kể không ít người hết lần này đến lần khác đã nắm trật chân lý, quay lưng với chân lý, thậm chí còn đi ngược lại với chân lý. Muốn nhận thức đúng chân lý, con người phải có tâm lành và chí vững, phai có phương pháp tư duy đúng và một tinh thần kiên trì, nhẫn nại. Ai không có những yếu tố đó, chân lý mãi mãi đứng ngoài nhận thức của họ.

Nhà đại văn hào Pháp Victor Huygo đã viết: "Chân lý chỉ xuất hiện trong chiều sâu của tư duy". Đúng như vậy, tư duy hời hợt sẽ không bao giờ bắt gặp chân lý.


Dạy con người biết suy nghĩ là kết quả vĩ đại của giáo dục

Xem thêm:


Nói đến giáo dục người ta thường nghĩ đến việc truyền thụ kiến thức, giáo dục đức hạnh, hầu như chỉ có thế.

Đành rằng tri thức và đức hạnh rất cần cho sự trưởng thành của con người, rất cần cho việc xây dựng con người mới toàn diện. Song vấn đề quan trọng mà nhiều nền giáo dục chưa làm được, nhiều thời đại giáo dục chưa làm được hoặc chưa làm được đến nơi đến chốn, đó là việc dạy cho con người biết suy nghĩ.

Biết suy nghĩ là một phẩm chất hết sức quan trọng đối với con người, nhất là ở giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế tri thức đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia. Có biết suy nghĩ thì mới nhân lên nhiều lần cái vốn tri thức đang có, mới tiếp cận được với tri thức mới; có biết suy nghĩ mới vận dụng được mọi hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, vào việc nghiên cứu những đề tài khoa học cần thiết.

Giáo dục muốn làm được điều đó thì phải cải tiến mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, phương thức giáo dục. Mấy cuộc cải cách trước đây chỉ đề cập đến vấn đề hệ thống trường lớp, vấn đề chương trình sách giáo khoa. Gần đây trong kế hoạch chỉ đạo của ngành giáo dục có đặt vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy nhưng kết quả vẫn chưa nhiều. Nếu cứ phương pháp giảng dạy phổ biến hiện nay ở các trường thì học sinh ra đời sẽ không có phương pháp tư duy tốt và lười suy nghĩ.

Nhà văn hóa phương Tây Edison đã nói một câu chí lý: "Nhiệm vụ quan trọng của nền văn minh là dạy con người biết suy nghĩ".

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ ngược?

    25/04/2019Bùi Nguyễn Việt (Hà Nội)Minh, bạn tôi, được coi là một người thành đạt ngay từ thời SV, vừa ra trường đã tự mình xin được chỗ làm ở một công ty PR (quan hệ công chúng) được đánh giá là có cơ hội thăng tiến. Bạn bè nhìn vào đó đều thán phục vì tinh thần tự thân, tự lập của Minh. Ai cũng công nhận Minh có khả năng sáng tạo, tự học...
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ

    15/09/2018Vương Trí NhànChỗ tôi đang sống là một cửa ngõ để ra vào Hà Nội, một thứ "đầu ô" hiện đại. Sáng sớm, cùng với tiếng gà gáy, tôi nghe râm ran tiếng người đi chợ trên đê. Mỗi người mỗi xe đạp, sau xe là cái giá gỗ buộc tạm, trên đặt cây cảnh. Đây là thứ hàng mà họ sẽ phải lang thang suốt ngày ở Hà Nội để bán bằng hết...
  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?

    14/08/2016Nguyễn Tất ThịnhGần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra vài nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của Việt Nam với các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn...
  • Tinh thần hiếu học

    10/03/2016Đỗ Hùng thực hiệnSự kiện một người Việt Nam chứng minh thành công Bổ đề cơ bản được đánh giá là một kỳ tích khoa học ở tầm thế giới. Báo Thanh Niên đã có dịp trao đổi với tác giả của công trình, giáo sư Ngô Bảo Châu. Bài được đăng trên số Tết và số sau Tết. Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn được đăng từ blog cá nhân của GS Ngô Bảo Châu với tiêu đề "Tinh thần hiếu học". Mời bạn đọc theo dõi.
  • Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay

    18/10/2015Cao Xuân HạoNgười Việt Nam ta thường rất tự hào về tính hiếu học hình như đã thành một truyền thống lâu đời của dân tộc. Vậy cái đức tính hiếu học ấy vì đâu mà có? Và nếu có, cái truyền thống lâu đời ấy nảy sinh như thế nào, và ngày nay có còn được bảo tồn và tiếp nối không?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Tư duy kinh tế thời bao cấp và phá rào, “những bài học lịch sử từ những mũi đột phá”

    31/03/2010Đặng PhongSau Tư duy kinh tế Việt Nam – Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, xuất bản năm 2008, tái bản năm 2009 với nhiều bổ sung và tên mới Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 – Nhật ký thời bao cấp (Nxb Tri Thức, 476 trang), sử gia kinh tế Đặng Phong đã cho ra tiếp theo ‘Phá rào’ trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới (Nxb Tri Thức 2009, 534 trang).
  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • Lý luận Thiền tông trong Thập mục ngưu đồ

    10/03/2009Ngụy ĐịnhCác bức tranh chăn trâu được sáng tạo từ thời nhà Tống ở Trung Quốc (960 – 1279) ngay từ ban đầu nó đã được xem như là những bức họa tiêu biểu, trình bày về tinh hoa Phật giáo Thiền tông – Trung hoa. Mười bức tranh Thập mục Ngưu đồ của Thiền tông tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyên dấu những tinh hoa của Phật giáo Đại thừa...
  • Đợt sóng Thứ ba

    25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler. Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • Kém thông tin không phải là nguồn gốc của mọi sự mâu thuẫn

    26/11/2005Ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không nhất thiết đúng...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • xem toàn bộ